Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng dạy hát Lớp 1 theo bộ sách Cánh Diều

docx 15 trang sklop1 18/02/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng dạy hát Lớp 1 theo bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng dạy hát Lớp 1 theo bộ sách Cánh Diều

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng dạy hát Lớp 1 theo bộ sách Cánh Diều
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu.
 Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tư tưởng, 
tình cảm, nhận thức của con người trong cuộc sống. Giáo dục âm nhạc tạo cơ 
hội cho học sinh được trải nghiệm, khám phá và phát triển năng lực về âm nhạc, 
biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần năng lực như: Thể hiện Âm 
nhạc; Cảm thụ và biết Âm nhạc; Ứng dụng và sáng tạo Âm nhạc. 
 Thông qua các bài học, các phương pháp tổ chức dạy học và các hình thức 
hoạt động Âm nhạc trong nhà trường, Âm nhạc có vai trò giáo dục toàn diện về 
đức, trí, thể, mĩ, làm hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh. Bên cạnh đó 
giáo dục Âm nhạc còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng 
khiếu âm nhạc để các em có cơ hội trở thành những tài năng về Âm nhạc sau 
này. 
 Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp HS hình thành và phát 
triển năng lực Âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các 
hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật, nuôi dưỡng 
cảm xúc, góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất: yêu nước, 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm và các năng lực chung: tự chủ và tự 
học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hình thành và phát triển 
năng lực thẩm mỹ.
 Giáo viên Tiểu học là người hình thành ở các em những cơ sở ban đầu 
cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những học sinh có năng khiếu 
âm nhạc để sớm bồi dưỡng cho các em phát triển tài năng. Muốn vậy, giáo dạy 
bộ môn Âm nhạc phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện 
để có những kĩ năng thực hành, phải làm chủ được quá trình sư phạm của mình 
để có thể giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng với tất cả sắc thái biểu cảm và 
hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc lành mạnh. 
 Tuy nhiên từ nhiều năm trước đây, giáo viên vẫn còn giảng dạy theo 
phương pháp truyền thống nên chưa giúp cho người học trải nghiệm, khám phá 
 1 
 + TRẦN THỊ XUÂN YẾN: 0988 117 528; Email:yenvinh77@gmail.com
 + VŨ ĐÌNH THỐNG: 0966 368 811; Email: vdthong256@gmail.com
 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Không Có
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Âm nhạc lớp 1, chương 
trình GDPT 2018, bộ sách Cánh Diều.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2020.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Trong chương trình sách giáo khoa, các nội dung được sắp xếp đan xen 
một cách hài hòa hợp lý. Điều đó tạo cơ sở để học sinh rèn luyện kỹ năng hát 
đúng, hát hay, giúp phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, 
tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc, hướng tới 
chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học 
tập khác ở Tiểu học. 
 Chương trình Âm nhạc lớp 1 mới của bộ sách Cánh Diều sẽ hướng dẫn 
cho các em được học hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, nghe nhạc và khám phá biết 
bao điều của thế giới Âm nhạc. Những bài hát, bản nhạc hay câu chuyện trong 
cuốn sách này sẽ dạy các em nhiều điều hay, việc tốt, giúp các em cảm nhận về 
quê hương, đất nước, thiên nhiên, gia đình, bạn bè,....những điều thật gần gũi và 
thân thương , phù hợp với lứa tuổi của các em.
 Cuốn sách Âm nhạc 1 có 10 chủ đề, bao gồm các nội dung sau: 
 - Hát: Hát một mình và hát cùng người khác.
 - Nghe nhạc: Nghe nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp 
với nhịp điệu.
 - Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ.
 - Chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác.
 - Tìm hiểu một số nhạc cụ gõ và nghe một số câu chuyện âm nhạc.
 - Trải nghiệm và khám phá: Trải nghiệm những hoạt động học tập đa 
dạng, phong phú.
 Những nội dung học tập nêu trên đã mang đến cho các em niềm hứng thú, 
yêu thích với môn học. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt trong việc truyền tải 
 3 
video bài hát “ Quả bóng tròn tròn” sáng tác của Huy Trân được trình chiếu trên 
powerpoint, nội dung bài hát như sau:
Lời 1: Quả bóng tròn tròn là quả bóng xinh xinh
 Suốt ngày rong chơi nên bóng đứng một mình.
 Phải đứng một mình vì quả bóng chưa ngoan
 Suốt ngày rong chơi nên các bạn cười chê.
Lời 2: Quả bóng tròn tròn là quả bóng xinh xinh
 Dưới hàng cọ xanh sao bóng đứng một mình.
 Phải đứng một mình vì quả bóng chưa ngoan
 Suốt ngày rong chơi nên các bạn cười chê.
 Sau khi học sinh xem và nghe nhạc xong, tôi đưa ra câu hỏi:
 Tại sao quả bóng lại phải đứng mình ? Tại sao quả bóng lại bị các bạn 
cười chê?
 Bằng sự hiểu biết của mình, các em sẽ trả lời được là vì quả bóng không 
ngoan suốt ngày rong chơi nên các bạn cười chê.
 Giáo viên sẽ chốt lại như sau: Để được các bạn yêu quý các em hãy 
chăm ngoan, đừng rong chơi và lười biếng như quả bóng trong bài hát này nhé.
 Tiếp đó, tôi cho học sinh chơi trò chơi “ Cầu thủ xuất sắc”. Mục đích là để 
kiểm tra lại nội dung kiến thức ở tiết học trước. Luật chơi như sau: mỗi quả 
bóng chứa bí mật là một câu hỏi, học sinh trả lời đúng câu hỏi sẽ được sút một 
trái bóng vào gôn, ngược lại nếu trả lời sai bóng sẽ bị cầu thủ đẩy ra ngoài. 
(Toàn bộ phần này sẽ là hiệu ứng trên powerpoint do giáo viên cài đặt và trình 
chiếu trên màn hình). Trước khi chơi tôi cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở như: 
Bóng đá là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích đấy các em ạ. Tuy 
nhiên để có thể chơi tốt môn thể thao này người chơi phải có sức khỏe tốt. Theo 
các em, muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì ? Học sinh được trả lời theo 
ý hiểu của mình. Tuy nhiên giáo viên cũng sẽ đưa ra đáp án như sau: Muốn có 
sức khỏe tốt ngoài việc luyện tập thể dục thể thao chúng ta còn phải ăn uống 
đầy đủ chất dinh dưỡng nữa các em ạ. Ăn uống đầy đủ chất sẽ đem lại cho 
 5 
vẹn tác phẩm trước khi vào bài học. Khi sử dụng phương pháp này tôi rất chú 
trọng tới việc đảm bào tính khoa học, tính nghệ thuật và yêu cầu về thẩm mĩ.
 Những nhược điểm của biện pháp cũ mà biệnpháp mới đã khắc phục
 * Biện pháp cũ:
 - Trước đây, khi hát cho học sinh nghe mẫu trước khi vào dạy bài hát mới 
giáo viên thường sử dụng băng đĩa cho học sinh nghe hoặc hát mẫu “chay” 
không có nhạc đệm và các nhạc cụ gõ hỗ trợ. Hát mẫu được lặp đi lặp lại từ tiết 
trước đến tiết sau theo một hình thức trở nên nhàm chán với học sinh.
 - Học sinh học bài theo ngẫu hứng, thích thì hát, không thích thì ngồi 
chơi. Các em chưa mạnh dạn suy nghĩ, sáng tạo.
 * Biện pháp mới:
 - Học sinh được trải nghiệm, khám phá thế giới Âm nhạc qua cả kênh 
hình và kênh tiếng trước khi vào học. Các em mong mỏi, chờ đợi để được thực 
hành luyện tập và chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân, nên dần hình thành ở các 
em năng lực tự chủ và tự học; nâng cao khả năng ứng dụng và sáng tạo. 
 - Nhiều em đã tự tin biểu diễn với nhạc cụ gõ và có những sáng tạo bất 
ngờ.
* Kĩ năng thứ ba: Ứng dụng phương pháp Body Percussion.
 Phương pháp Body Percussion là phương pháp mới từ các nền giáo dục tiên 
tiến trên thế giới mới đưa vào chương trình GDPT 2018 môn âm nhạc. Đây là một 
phương pháp vô cùng mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh tiểu học nói chung 
nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy, nó tạo sự hứng khởi, thích thú 
cho các em học sinh. Nó kích thích sự tò mò khám phá bản thân của học sinh, 
việc ứng dụng phương pháp này thay thế cách gõ đệm thông thường cho một số 
bài hát đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tôi cũng đã áp dụng vào một số bài hát cụ thể.
 Ví dụ : Tiết 7: Chủ đề 3, Học hát “ Mời bạn vui múa ca” tôi đã áp dụng 
phương pháp Body Percussion cả trước, trong và sau khi dạy xong bài hát, minh 
họa các động tác cơ bản dậm chân, vỗ tay
 Chim ca lí lo, hoa như đón chào
 7 
sinh phát triển tư duy, sự tự tin, năng động, sang tạo, biết chia sẻ và phối hợp 
trong làm việc nhóm. Qua đó phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, phát huy 
tình đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, khắc phục sự tự ti ở học sinh.
 Ví dụ: Tiết 13: Chủ đề 4 - Học hát: Bài “Lung linh ngôi sao nhỏ”, Nhạc 
Pháp- Lời Việt Lê Anh Tuấn:
 Ở hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm, tôi đã cho HS hoạt động nhóm. Mỗi 
nhóm sẽ có một nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm đảm nhiệm phần 
việc phù hợp với năng lực của từng bạn. 
 Ví dụ: Những em có khả năng nghe và gõ tiết tấu tốt sẽ sử dụng 
Tamburing gõ đệm theo tiết tấu lời ca, những bạn ở mức độ đạt yêu cầu sẽ sử 
dụng song loan hoặc mõ gõ đệm theo phách và những bạn có nhiều hạn chế về 
khả năng âm nhạc sẽ sử dụng thanh phách gõ đệm theo nhịp.
 Qua đó giúp các em làm việc nhóm có hiệu quả, khai thác và phát huy 
được khả năng của từng em phù hợp với năng lực của các em ví dụ : 
- Nhóm 1: 
 Học sinh hát kết hợp dùng thanh phách gõ đệm theo nhịp
 Bầu trời cao cao lấp ánh sao. Những ánh sao lung linh đêm hè.
 Tiếng gió vi vu nghe xa vời. Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi.
- Nhóm 2: Các em hát kết hợp dùng Tambouring và mõ gõ đệm theo phách
 Bầu trời cao cao lấp ánh sao. Những ánh sao lung linh đêm hè.
 Tiếng gió vi vu nghe xa vời. Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi.
- Nhóm 3: Các em hát kết hợp dùng song loan và mõ gõ đệm theo tiết tấu lời 
ca.
 Bầu trời cao cao lấp ánh sao. Những ánh sao lung linh đêm hè.
 X x x x x x x x x x x x x x
 Tiếng gió vi vu nghe xa vời. Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi
 9 
 + Sự đồng tình ủng hộ của nhà trường và tập thể giáo viên các lớp, trường 
được áp dụng giải pháp; Quá trình dự giờ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp; Sự 
trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
 * Đối với giáo viên: 
 + Luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tự học, tự nghiên cứu để
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn bị tốt môi trường lớp học, tài liệu, đồ
dùng trang thiết bị trực quan cho tiết học phong phú đa dạng.
 + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ có phần 
mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên tổ chức 
cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình soạn giáo án, 
giáo viên cần thực hiện đúng các tiến trình dạy tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ 
năng .
 *Đối với học sinh: 
 + Các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách 
nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được 
những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm 
quen. 
 + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa và tâm thế vào lớp 1.
 * Đối với phụ huynh:
 Quan tâm, động viên, tạo điều kiện về thời gian, đồ dùng học tập cho thầy 
và trò.
 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác 
giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng giải pháp lần đầu:
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác 
giả:
 *Đối với giáo viên
 - Hiệu quả giảng dạy được nâng cao, việc truyền tải kiến thức nhẹ nhàng hơn.
 - Góp phần nhỏ bé của mình trong việc thực hiện có hiệu quả phong trào 
thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_day_hat_lop_1_theo_bo_sach_can.docx