Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh Lớp 1

doc 16 trang sklop1 17/02/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh Lớp 1
 Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 
 Một trong môn Âm nhạc
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của 
chúng ta, sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến âm 
nhạc để xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng. Còn đối với trẻ em, âm nhạc là 
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca 
hát là được hoạt động để nhận biết thế giới xung quanh. Những hình tượng âm 
thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát 
triển trí tuệ, óc tưởng trượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.
 Môn Âm nhạc trong trường phổ thông không đào tạo các em trở thành 
những nghệ sĩ, nhưng thông qua môn học cung cấp cho các em những kiến thức 
cơ bản về âm nhạc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện 
con người Việt Nam trong thời đại mới.
 Đối với học sinh lớp Một, phần lớn các tiết học chủ yếu là học hát và thông 
qua các tiết học giáo viên lồng ghép giáo dục, tình cảm, đạo đức, các kĩ năng hát 
theo giai điệu, tiết tấu, gõ đệm, đặc biệt là kĩ năng biểu diễn bài hát. Tuy vậy, 
đối với học sinh lớp Một là lứa tuổi còn rất bé, vừa rời xa vòng tay của mẹ, hoàn 
cảnh và môi trường giao tiếp còn hạn chế. Các em còn sợ sệt, rụt rè trước đông 
người. Nếu người giáo viên không khéo léo, không có phương pháp giảng dạy 
phù hợp, dễ dẫn đến việc làm các em càng trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Mạnh 
dạn tự tin luôn là kĩ năng cần thiết đối với mỗi con người nói chung và học sinh 
tiểu học nói riêng. Các em cần làm chủ bản thân mình khi giao tiếp với mọi 
người xung quanh, làm chủ bản thân để chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. 
Sự mạnh dạn tự tin có thể chỉ được thể hiện bằng cử chỉ và lời nói thái độ rất 
đơn giản và gần gũi trong cuộc sống. Song những điều tưởng chừng đơn giản ấy 
nếu mỗi giáo viên chúng ta không giúp các em thì các em cũng khó hình thành 
được.
 Theo tôi để học sinh trình bày được bài hát hoàn chỉnh, được phát triển trí 
tuệ, óc tưởng trượng, trước hết phải tập cho các em thói quen mạnh dạn tự tin 
trước mọi người.Vậy làm thế nào để giúp các em mạnh dạn tự tin, khi biểu diễn 
bài hát ? Đó là suy nghĩ của bản thân khi dạy hát cho học sinh lớp Một, qua 
nhiều năm giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm “Rèn luyện thói quen 
mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một” trong môn Âm nhạc.
 II. Mục đích nghiên cứu 
 Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các 
phương pháp, kĩ năng rút ra được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao 
đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong 
giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của Âm nhạc, từ đó 
làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các 
em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em 
tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn các em có thể học 
tốt các môn học khác đồng thời cùng trao đổi, góp ý, bổ sung và áp dụng trong 
giảng dạy để giảm bớt số học sinh hát chưa tốt và chưa mạnh dạn, giúp các em 
 - 1 - Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 
 Một trong môn Âm nhạc
trong giờ học. Nếu người giáo viên không khéo léo, không có phương pháp sư 
phạm, cách tố chức phù hợp, dễ dẫn đến các em càng trở nên rụt rè, nhút nhát 
hơn trước nơi đông người. Mặt khác, chưa có phòng học âm nhạc riêng, thiếu 
một số đồ dùng dạy học âm nhạc như: ti vi, máy nghe nhạc, một số tranh ảnh 
miêu tả nội dung các bài hát của lớp Một, cũng làm giảm bớt sự tập trung chú ý 
của học sinh. 
 Đối với học sinh lớp Một, những ngày đầu năm học là khoảng thời gian hết 
sức khó khăn đối với giáo viên nói chung và giáo viên Âm nhạc nói riêng. Vừa 
rời xa vòng tay âu yếm của cha mẹ, đối với một số em, để làm quen với các bạn 
trong lớp đã khó, nói chi đến việc học sinh mạnh dạn để biểu diễn một bài hát 
trước tập thể. 
Một trẻ không tự tin sẽ không duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong 
học tập và không sẵn sàng đón nhận những thách thức mới. Trẻ lớp Một luôn 
mong muốn được yêu quý, dễ dàng nắm bắt được các kỹ năng sống và đó chính 
là khởi đầu tuyệt vời. Nhưng thực tế với hoàn cảnh giao tiếp của trẻ lần đầu tiên 
trẻ đến trường nên phần đa trẻ thiếu tự tin, dẫn đến các hoạt động của trẻ không 
được sôi nổi, khó hình thành được tính mạnh dạn, tự tin, dẫn đến trẻ không có kĩ 
nắng sống. Với môn Âm nhạc, sự mạnh dạn tự tin là điều cần thiết để có một 
tâm lí thoải mái sẽ giúp các em cảm thụ âm nhạc tốt hơn, các em có sự luyện tập 
hào hứng hơn.
 Từ những khó khăn trên, tôi đã khảo sát số lượng học sinh khối lớp Một, 
năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019 của trường Tiểu học Krông Ana, 
trước khi áp dụng các biện pháp trong đề tài. Số liệu cụ thể như sau: 
 Năm học Mức độ đạt được của học sinh Thực trạng
 HS mạnh dạn, tự tin 20% /TSHS / khối
 2017 - 2018
 HS chưa mạnh dạn 40% /TSHS/khối
 HS mạnh dạn, tự tin 50% /TSHS/khối
 2018 - 2019
 HS chưa mạnh dạn 50%/TSHS/khối
 (TSHS: Tổng số học sinh)
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, tự ti, 
không mạnh dạn. Chính vì vậy việc đầu tiên cần làm đó là tìm ra được nguyên 
nhân gốc rễ làm cho trẻ mất tự tin, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít cơ hội 
để trải nghiệm, ít thể hiện khả năng của bản thân khi ở trường, không tạo được 
những hoạt động để trẻ có thể tham gia thể hiện trước đám đôngvì vậy khiến 
cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Sau đây tôi xin đưa ra những giải pháp, 
biện pháp mà tôi đã vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình.
 III.1. Tạo hứng thú cho học sinh khi dạy bài hát mới
 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp Một là rất hiếu động, ham hiểu 
biết, thích vận động, tiếp thu tốt, nhanh nhạy đối với kiến thức âm nhạc. Song 
lại thiếu kiên nhẫn, thiếu bền vững, thích học nhưng chóng chán. Bởi vậy tôi sử 
dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học để luôn tạo hứng thú say mê học 
 - 3 - Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 
 Một trong môn Âm nhạc
 Đối với các em học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với các chữ cái đầu tiên 
nên muốn các em thuộc lời ca là rất khó khăn. Vì vậy tôi thường hướng dẫn các 
em đọc và 
nhớ lời ca bằng các hình thức như: Đọc mẫu một, hai lần sau đó đọc dắt từng 
câu.
 Ví dụ: Giáo viên đọc “Quê hương em biết bao tươi đẹp ”
 Gõ thước hoặc ký hiệu để các em đọc lại: Lần một đọc đồng thanh cả bài, 
lần hai đọc cá nhân hoặc nhóm hai, nhóm ba
 Đối với một số bài có lời ca khó nhớ như bài “Mời bạn vui múa ca ” tôi cho 
các em vừa đọc lời ca vừa làm động tác tay: “Chim ca hót líu lo” đưa hai tay lên 
miệng làm động tác chim hót. “Hoa như đón chào” khum hai bàn tay như cánh 
hoa.“Bầu trời xanh” giơ hai bàn tay lên đầu. “Nước long lanh” hai tay uốn làm 
động tác như sóng nước.
 Hoặc với bài hát “Quả”. Đọc đến lời 1 thì tôi gắn hình ảnh quả khế lên 
bảng. Đến lời 2 thì tôi gắn hình ảnh quả trứng lên để học sinh khắc sâu kiến 
thức về bài hát hơn.
 III.2. 2. Hướng dẫn tập hát theo giai điệu, tiết tấu của bài hát
 Một trong những yếu tố giúp học sinh có được sự tự tin khi trình bày bài hát 
là hát đúng hoặc gần đúng giai điệu, tiết tấu của bài hát. Điều này phụ thuộc chủ 
yếu vào khả năng, năng khiếu của từng học sinh.
 Để tất cả học sinh nắm bắt được tiết tấu của bài hát, trong bước đọc lời ca, 
sau khi đã nhớ lời, tôi hướng dẫn các em đọc kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm theo 
tiết tấu của bài hát.
 Ví dụ : Bài hát “Sắp đến tết rồi ” tôi cho các em đọc kết hợp gõ đệm như 
sau: 
 Đọc: Sắp đến tết rồi / đến trường rất vui
 Gõ x x x x / x x x x
 Hoặc bài hát “Lý cây xanh”, tôi hướng dẫn các em vừa đọc vừa vỗ tay như 
sau:
 Đọc: Cái cây xanh xanh/ Thì lá cũng xanh
 Vỗ : x x x x x x x x
 - 5 - Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 
 Một trong môn Âm nhạc
 Phụ họa cho bài hát là một phần rèn luyện để các em lĩnh hội và phát huy 
khả năng tư duy, sáng tạo của mình đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động, 
tích cực trong học tập. Vì vậy, sau khi hát tốt giai điệu bài hát, tôi hướng dẫn các 
em hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp, phách, theo tiết tấu lời ca hoặc vận 
động phụ họa theo mỗi bài hát. Các động tác phụ họa theo lời bài hát là góp 
phần không nhỏ vào việc rèn luyện thói quen mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài 
hát. Để học sinh tập rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin của mình, trong phần này, 
tôi chia học sinh theo ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhóm hát tốt và mạnh 
dạn; Nhóm hát chưa tốt nhưng mạnh dạn; Nhóm hát chưa tốt và chưa mạnh dạn.
 III.3.1. Đối với nhóm hát tốt và mạnh dạn: Nhóm này có ưu điểm là hát 
tốt bài hát, mạnh dạn xung phong lên biểu diễn. Tôi thường gợi ý để học sinh tự 
trình bày bài hát trước, rồi uốn nắn sửa chữa (nếu các em phụ hoạ chưa đẹp). Tôi 
luôn chú ý động viên, tuyên dương những em có sự sáng tạo bằng những lời 
khen ngợi, những tràng pháo tay của các bạn, hoặc những bông hoa có gắn điểm 
mười
 III.3.2. Đối với nhóm hát tốt nhưng chưa mạnh dạn: với nhóm này các em 
hát hay, đúng hoặc gần đúng với giai điệu hoặc lời ca nhưng các em chưa mạnh 
dạn, chưa hăng hái, còn rụt rè khi tham gia biểu diễn. Biện pháp của tôi là: chia 
các em thảo luận theo nhóm 4 hoặc 5 em trong đó có 1 em có kĩ năng biểu diễn 
tốt làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn còn lại. Trong khi tập phụ hoạ các em 
tự phát huy tính sáng tạo của mình, mặc dù các động tác biểu diễn chưa đẹp 
nhưng có sự giúp đỡ của bạn nhóm trưởng và các bạn khác các em dần tự tin, tự 
cảm thấy phải học tập bạn sao cho đúng cho hay và khi biểu diễn bài hát bài hát 
cùng nhóm các em sẽ thấy tự tin hơn khi biểu diễn một mình. Tránh để cho các 
em bị xấu hổ vì mình biểu diễn chưa đẹp.
 III.3.3. Đối với nhóm hát chưa tốt và chưa mạnh dạn: Những học sinh 
thuộc nhóm này thường là có khả năng tiếp thu bài chậm, hoặc nói ngọng. Vì 
vậy trong tiết dạy bài hát mới, tôi thường giúp đỡ nhóm học sinh này bằng hình 
thức như: giáo viên hướng dẫn hát nhiều lần, cho các em hát hoà giọng với các 
bạn hát tốt sao cho các em hát đúng lời ca, đúng (Hoặc gần đúng) giai điệu 
bài hát. Từ đó tạo cho các em sự tự tin về phần hát. Ngoài ra tôi thường xuyên 
gặp gỡ trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt, 
cha mẹ của các em để có hướng khắc phục như luyện nói cho các em ở nhà, ở 
trường, ở mọi lúc mọi nơi giúp các em nói không bị ngọng, phát âm chính xác. 
 - 7 - Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 
 Một trong môn Âm nhạc
 Những học sinh chưa mạnh dạn, đã tự tin trình bày bài hát trước lớp
 Khi tập cho các em được sự tự tin trong biểu diễn bài hát tôi luôn nhắc nhở 
các em tập thể hiện cử chỉ, nét mặt, nụ cười một cách tự nhiên thoải mái, không 
máy móc gượng gạo. Điều này chỉ có được khi các em rèn luyện thường xuyên. 
Với mỗi tiết học chỉ có khoảng 35 phút vì vậy các thao tác của giáo viên phải 
thật nhanh nhẹn, khoa học, để có thời gian hợp lý cho học sinh lên bảng biểu 
diễn ít nhất mỗi em 1 lần/ 1 tiết. Cho các em trình bày dưới các hình thức: đơn 
ca, song ca, tam ca, tốp catập trình bày theo tổ, nhóm để rèn luyện tính đoàn 
kết tập thể.
 III.4. Tổ chức chơi trò chơi lớp học 
 Đối với lứa tuổi học sinh lớp 1, đây là giai đoạn trí não trẻ đang phát triển 
mạnh, ham tìm tòi, học hỏi, ham hiểu biết. Vì vậy tôi luôn kích thích học sinh 
bằng cách tổ chức những trò chơi nhỏ lồng ghép trong các tiết học như: vỗ tay 
theo nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn.
 Ví dụ : Nhóm 2 em – Tập hát vỗ tay theo phách
 Nhóm 3 em - Tập hát vỗ tay theo nhịp
 Hoặc nhóm 1 hát gõ đệm theo phách, nhóm 2 hát gõ đệm theo tiết 
tấu
 - 9 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_thoi_quen_manh_dan_tu_tin_bi.doc