Sáng kiến kinh nghiệm Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở Lớp 1

doc 8 trang sklop1 26/02/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở Lớp 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:...................................................................
 1. Tên sáng kiến: “Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn 
Âm nhạc ở lớp 1”
 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục Tiểu học môn Âm nhạc lớp 1
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
 Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của 
chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp Tiểu học. Thông qua các bài 
hát, bản nhạc, các em học sinh được nâng cao trình độ âm nhạc cũng như phát 
triển tai nghe âm nhạc góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ. 
Chính vì vậy âm nhạc là một môn học không thể thiếu được trong chương trình 
tiểu học.Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em 
tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân 
mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc 
của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo 
dục tình cảm, đạo đức rất tốt. 
 Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết 
một số kiến thức phổ thông về âm nhạc... Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một 
trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo 
dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn 
diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ. 
 Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm 
tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới 
phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng một giờ lên lớp nhưng 
vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa lĩnh hội được tri thức đồng thời vẫn 
hoạt động, vui chơi. 
 - 1 - Từ vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ như đã nêu 
trên, việc dạy và học môn âm nhạc trong trường Tiểu học là thật sự cần thiết và 
bộ môn không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Qua nghiên cứu cho thấy 
giáo viên nào có kế hoạch giảng dạy phù hợp thì giáo viên đó sẽ đạt hiệu quả 
cao.
 * Các bước thực hiện
 Ở lớp 1, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát để 
giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, các em được tập hát sao cho đúng giai điệu, 
tiết tấu, những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn 
gọn, giai điệu đơn giản, tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung lành mạnh, được 
sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với trẻ em lớp 1. Đồng thời, 
các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hoà giọng cùng các 
bạn. 
 Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách phân biệt những âm thanh 
cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau. 
 Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các em 
phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho các em 
những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời 
sống tinh thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện hơn. 
 Chính vì những đặc điểm như trên đây, ngay từ đầu năm học tôi đã 
nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung dạy từng 
tiết dạy đồng thời tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Các em được học những 
tiết học nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. 
 Để cụ thể, tôi xin trình bày một giờ âm nhạc cụ thể của học sinh lớp 1. 
 Tiết 27: Ôn tập: Bài Quê Hương Tươi Đẹp. 
 Để dạy tiết này sao cho sinh động, gây được hứng thú học tập cho học 
sinh trước hết tôi định các mục tiêu của bài. 
 Đây là bài hát ca ngợi cuộc sống tươi đẹp. Bài có giai điệu vui tươi, nhịp 
nhàng, có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca. 
 Ở tiết này, giáo viên hướng dẫn các em hát đúng theo sắc thái tình cảm 
của bài và hướng dẫn các em một số động tác phụ hoạ đơn giản. 
 - 3 - Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm 
thấy tự tin để bước vào bài giảng. 
 Vào bài 
 a) Hoạt động 1 Ôn tập bài hát. 
 Tôi cho cả lớp hát theo đàn (2 lần liên tục) để các em nhớ lại giai điệu và 
lời ca của bài. 
 Sau đó tôi cho các em hát thi đua theo nhóm (tổ 1, 2 và tổ 3, 4) kết hợp 
vỗ tay theo phách. Với hình thức hát thi đua, các em hào hứng và cố gắng hơn vì 
nhóm nào cũng muốn đội mình giành phần thắng. 
 Sau khi 2 nhóm hát xong, giáo viên nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của 
từng nhóm và đánh giá để các em biết được cái chưa đạt của mình để lần sau cố 
gắng hơn. 
 Để tránh sự lặp đi lặp lại làm các em nhàm chán, tôi cho các em thay 
đổi hình thức hát. Các tổ sẽ hát nối tiếp nhau: 
 Tổ 1: Hát câu hát 1. 
 Tổ 2: Hát câu hát 2. 
 Tổ 3: Hát câu hát 3. 
 Tổ 4: Hát câu hát 4,5. 
 Khi các em đã thuộc bài hát rồi, tôi cho các em hát kết hợp gõ phách theo 
tiết tấu lời ca. (Mỗi em đã được mua 1 đôi phách để sử dụng trong các giờ học 
trên lớp và để luyện tập thêm khi ở nhà). 
 Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các 
em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng. 
 Ngoài thanh phách, các nhạc cụ gõ khác như trống, song loan, tôi cũng 
dùng với số lượng ít khi các em lên biểu diễn trước lớp để các em được làm 
quen với nhiều âm sắc khác nhau. 
 Khi các em đã gõ tiết tấu của bài thành thạo rồi, tôi lại yêu cầu các em phải 
lưu ý cả mặt biểu diễn: Khi hát các em không chỉ đứng yên mà phải nhún chân 
theo nhạc nhịp nhàng, hát câu hát 1 các em gõ phách, hơi nghiêng sang trái, đầu 
cũng hơi nghiêng. Sang câu hát 2 lại nghhiêng sang phải. Cứ thế lần lượt cho 
đến hết bài. Như vậy trông lớp sinh động và đáng yêu hơn. 
 - 5 - Khi các em đánh nhịp tương đối thành thạo rồi giáo viên mới cho các em 
ghép với nhạc và hát. 
 Qua hình thức này, các em hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong quá 
trình tập hát và khắc sâu thêm bài hát mà các em đã được học. 
 Để củng cố bài học tôi cho các em chơi trò chơi âm nhạc. 
 Tôi dùng phách (hoặc trống) gõ theo tiết tấu 1 câu hát trong bài và cho học 
sinh nhận xét xem đó là tiết tấu của câu hát nào? (Hình tiết tấu này được nhắc 
lại trong cả bài hát). 
 Đây là một hình thức khắc sâu hơn về tiết tấu của bài hát. 
 Tôi đánh trên đàn giai điệu của 1 câu hát và cho học sinh nhận xét đó là câu 
hát nào trong bài.
 Đây là hình thức chẳng những giúp các em ghi sâu giai điệu của bài hát mà 
còn rèn luyện và phát triển tai nghe âm nhạc của các em. 
 Nếu những trò chơi trong giờ học của các em thể hiện tốt thì sự thành công 
của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái 
và hào hứng. 
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
 Tất cả các giáo viên chuyên có thể áp dụng giải pháp này để nâng cao hiệu 
quả dạy học môn âm nhạc và nâng cao tay nghề của mình.
 Giải pháp này có thể áp dụng được ở tất cả các trường trong huyện. Cả lớp 
cùng hát múa lại bài hát. 
 3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được; dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp 
 Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học 
sinh. Các em rất yêu thích môn học này. 
 Cho đến giờ, khối 1 trường tôi có kết quả như sau: 
 Các em đều thích môn âm nhạc. 
 Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo. 
 Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
 - 7 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_doi_moi_ve_phuong_phap_giang_d.doc