Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh Lớp 1 yêu thích âm nhạc

doc 30 trang sklop1 19/10/2023 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh Lớp 1 yêu thích âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh Lớp 1 yêu thích âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh Lớp 1 yêu thích âm nhạc
 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
 A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ về đạo đức, có 
trình độ hiểu biết, nắm chắc những kiến thức khoa học – xã hội mà còn phải giáo 
dục con người có cái nhìn bao quát, tổng thể, biết nhìn nhận, phân biệt và thưởng 
thức cái hay cái đẹp và từ đó biết làm đẹp thêm cuộc sống của mình. Vì vậy, giáo 
dục thẩm mĩ cho con người là không thể thiếu được.
 Muốn giáo dục thẩm mĩ nhanh và có hiệu quả thì giáo dục thông qua các môn 
học nghệ thuật chính là con đường nhanh nhất.Và đặc biệt trong đó có môn Âm 
nhạc có vai trò và vị trí rất quan trọng.Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong 
những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt đầu từ bậc tiểu 
học.
 Mục tiêu giáo dục tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để 
phát triển đúng đắn và lâu lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và 
các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. 
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ em, học sinh tham gia 
ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh mình. Những hình tượng 
âm thanh của các bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc 
phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất hiệu 
quả.Từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần 
giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời 
sống tinh thần của các em thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc 
lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc và làm tinh thần thoải mái sau những giờ học 
căng thẳng, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, cân 
bằng và hài hòa các hoạt động học tập của trẻ.
 Năm học 2016-2017 thực hiện theo công văn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo 
về việc giảm tải dạy và học cũng như cách đánh giá chất lượng học sinh tiểu học 
theo Thông tư 22. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên chúng tôi đã và đang cố gắng đổi 
mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng một giờ lên lớp để 
 1/30 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành. Vì vậy học sinh rất thích các hoạt 
động tập thể sôi nổi như múa hát. 
 Giáo viên âm nhạc là người hình thành cho các em những cơ sở ban đầu trong 
việc tiếp thu âm nhạc và phát triển những học sinh có năng khiếu thật sự để sớm 
bồi dưỡng các em trở thành nhân tài. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho 
học sinh lứa tuổi tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan 
trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ 
thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức 
học tập, khả năng cảm thụ của học sinh cùng sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện 
của gia đình và toàn xã hội.
 Qua một giờ học nhạc, học sinh sẽ có những phút thư giãn, thoải mái chơi mà 
học. Thông qua những câu nhạc, lời ca, âm nhạc giúp các em hình thành cảm xúc 
,tính cách. Hay quan trọng hơn là nhân cách con người. Vậy để các em hứng thú 
trong học tập, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm trạng thoải mái, tự tin và hứng thú 
tràn đầy khi bắt đầu một giờ học nhạc. Muốn làm được điều đó, một trong nhiều 
yếu tố quan trọng là người giáo viên nắm chắc và truyền tải chính xác những kiến 
thức âm nhạc.
II. Cơ sở thực tiễn
 Năm học 2016-2017, trường có đầy đủ đội ngũ giáo viên giảng dạy âm nhạc tốt 
nghiệp cao đẳng chính qui chuyên ngành âm nhạc. Tuy nhiên về phía học sinh khối 
1 vừa từ trường mầm non lên tiểu học, vì vậy không tránh khỏi sự rụt rè, bỡ ngỡ 
hay thậm chí sợ giáo viên. Vì vậy dẫn đến tình trạng lĩnh hội kiến thức khó khăn, 
hạn chế, không thoải mái trong giờ học nên học sinh không cảm nhận và chưa thực 
sự yêu thích được các môn học nói chung và phân môn âm nhạc nói riêng.
 Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian công tác tại trường, tôi đã dành 
nhiều thời gian tìm hiểu, quan sát và trò chuyện thân thiết với học sinh để đưa ra 
một số biện pháp giúp các em tự tin và yêu thích bộ môn âm nhạc hơn.
III.Thực trạng đề tài
 3/30 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
 thái độ, mục tiêu, ý thức học tập đối với phân môn âm nhạc. Muốn thực hiện 
 được điều trên, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong 
 giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển 
 được năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh.
 Ở lớp 1, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát để 
 giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, học sinh được tập hát sao cho đúng giai điệu, 
 tiết tấu những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn 
 gọn, giai điệu đơn giản, tính chất bài nhẹ nhàng vui tươi, nội dung lành mạnh, 
 được sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với học sinh lớp 1. 
 Đồng thời các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hòa giọng 
 cùng các bạn. Học sinh được dạy hát kết hợp vận động theo bài hát, hát kết hợp 
 gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp, phách và tiết tấu với các loại nhạc cụ gõ như song 
 loan, mõ, thanh phách, trống con Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách 
 phân biệt âm thanh cao thấp hay dài ngắn với tốc độ khác nhau.
 Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các em 
 phát triển năng lực nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho học sinh những 
 tình cảm trong sáng lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời sống tinh 
 thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện mọi mặt.
2. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1
 Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp1 nói riêng là một thực thể hồn 
 nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, 
 lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao 
 động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. 
 Trẻ em ở lứa tuổi này đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã 
 hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. 
 Do đó, các em chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực như một công dân trong 
 xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, 
 nhà trường và xã hội. Học sinh lớp 1 dễ thích nghi, tiếp nhận cái mới và 
 luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi 
 5/30 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
dùng như : Đàn phím điện tử, tranh ảnh minh họa bài hát, tranh ảnh tác giả, mõ, 
thanh phách hay song loan, bảng phụ chép lời ca bài hát, đạo cụ múa cho học 
sinh.Có những tiết học tôi sử dụng máy chiếu projector, dạy bằng bài giảng 
powerpoint. Một tiết học với rất nhiều đồ dùng như vậy sẽ khiến học sinh hứng 
thú học tập và không khỏi háo hức chờ xem giáo viên sẽ hướng dẫn các con thực 
hành như thế nào với các đồ dùng âm nhạc đó.
 Muốn sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ 
càng trước khi lên lớp. Trước tiên phải đọc và tìm hiểu kĩ giáo án của tiết học đó 
trong giờ sinh hoạt chuyên môn của tổ khối chuyên môn, giáo viên trong tổ đưa 
ra những đánh giá, nhận xét giáo án, thắc mắc về những chỗ khó, những nút thắt 
từ đó đi tới thống nhất một phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh. Sau đó, giáo 
viên phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước một tuần mới để khi lên lớp giáo 
viên tự tin và nắm chắc kiến thức cũng như nắm vững các hoạt động cần tới đồ 
dùng giảng dạy.
 Ví dụ: Tiết 20- Lớp 4: Ôn tập bài “ Chúc mừng”- Tập đọc nhạc số 5.
Trong tiết học trên gồm hai phần, phần thứ nhật là ôn bài hát đã học tôi sử dụng 
đàn phím điện tử, song loan ,mõ, tranh minh họa bài hát.Phần thứ hai là học tập 
đọc nhạc, tôi sử dụng bảng phụ bài TĐN để học sinh quan sát rõ hơn, đàn piano , 
trống con để học sinh gõ đệm. Trong mỗi tiết học tôi tích cực khai thác và sử 
dụng triệt để những đồ dùng dạy học nhà trường đã có, ngoài ra tôi còn dành 
thời gian tìm tòi và sáng tạo thêm nhiều đồ dùng tự làm phục vụ công tác giảng 
dạy đạt hiệu quả tốt hơn.
Qua những tiết dạy , tôi nhận thấy học sinh rất thích thú với môn học vì mỗi tiết 
học các em đều được khám phá tìm hiểu những kiến thức mới, vận dụng linh 
hoạt trên các loại nhạc cụ gõ đệm, được nghe và kể lại những câu truyện qua các 
bức tranh giáo viên cung cấp, hát kết hợp vận động với các đạo cụ biểu diễn 
như: hoa vẫy, quạt,Các em luôn hào hứng và phối hợp tốt với giáo viên trên 
lớp, không những vậy các em còn tự tin biểu diễn cho ông bà cha mẹ xem những 
bài hát mà cô giáo dạy trên lớp.
 7/30 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
4. Tổ chức linh hoạt và sáng tạo các hoạt động dạy và học:
 Để cụ thể, tôi xin trình bày một giờ học âm nhạc của học sinh khối lớp 1
 Tiết 7: Học bài hát “ Tìm bạn thân” ( lời 2)
 Như đã nói ở trên, sự chuẩn bị của giáo viên là một bước qua trọng góp phần 
 đáng kể tạo nên sự thành công của một giờ học.
 Ở bài này tôi đã dạy học sinh bằng bài giảng điện tử power point do mình tự 
 soạn.
 Tiết âm nhạc lớp 1C năm học 2016-2017
 1) Về phần ôn lời 1
 - Giáo viên tập hát chuẩn xác bài hát, có sắc thái biểu cảm để hát mẫu cho học 
 sinh nghe. Ngoài ra, giáo viên còn chuẩn bị một đôi phách, 1 mõ và 1 trống nhỏ 
 để học sinh biểu diễn trước lớp.
 - Đàn phím điện tử là nhạc cụ không thể thiếu trong mỗi giờ học âm nhạc, nó 
 được sử dụng trong suốt tiết học, tôi đã ghi âm lại giai điệu bài “Tìm bạn thân” 
 vào bộ nhớ đàn để tay có thể chỉ huy học sinh hát, gõ đệm mẫu và thực hiện các 
 động tác phụ họa.
 2) Về phần tập vận động phụ họa
 Ngoài 4 động tác phụ họa lời 1 mà tiết trước đã dạy, giáo viên chuẩn bị thêm 4 
 động tác phụ họa cho lời 2 tương ứng với 4 câu hát.
 - Động tác 1: Đưa ngón trỏ của hai tay vào má, nhún chân nhịp nhàng sang hai 
 bên. Động tác tương ứng câu hát 1.
 9/30 Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc 
 ghi sẵn trong đàn và đảm nhận vai trò chỉ huy để học sinh hát. Trong phần ôn 
 này, học sinh bắt buộc phải nhìn theo tay giáo viên điều khiển chỉ đạo, vừa 
 phối hợp ăn ý cùng các bạn để tạo nên phần trình bay rất tổng thể mà lại chi 
 tiết, qua thực hiện, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với cách luyện tập 
 trên. Sau phần ôn luyện, giáo viên chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, 
 những điểm yếu cần khắc phục của từng tổ và cả lớp trên tinh thần động viên 
 nhắc nhở nhẹ nhàng. Học sinh cảm thấy rất vui và thoải mái.
- Khi các con đã ôn nhuần nhuyễn, giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm. 
 Giáo viên có thể đặt câu hỏi với học sinh: “Trong giờ học trước các con đã 
 được hát kết hợp gõ đệm theo mấy hình thức?” hay “ Bạn nào giỏi có thể hát 
 kết hợp gõ đệm câu hát 1?”. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh luyện gõ đệm 
 theo tiết tấu và nhịp. Đây là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất 
 tốt. Gõ đệm giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và 
 dễ dàng.
- Ôn lại các động tác vận động phụ họa cho học sinh, giờ trước các em đã được 
 vận động lời 1, trong giờ học này cô và học sinh cùng vận động để giúp học 
 sinh gợi nhớ lại các động tác.
b) Hoạt động 2: Học hát lời 2 “ Tìm bạn thân”
- Để học sinh nắm được lời ca giai điệu lời 2, tôi hát mẫu với đàn cho học sinh 
 nghe.
- Sau đó, tôi hỏi học sinh lời ca giai điệu lời 2 có gì giống và khác với lời 1. lời 
 2 có giai điệu giống lời 1, chỉ khác lời ca. tôi hướng dẫn cả lớp đọc lời ca tiết 
 tấu lời 2.
- Sau khi học sinh đọc tốt tiết tấu lời ca, tôi hướng dẫn học sinh hát lời 2, vì đã 
 học tốt lời 1 nên lời 2 học sinh chỉ cần ghép lời ca nên không mất nhiều thời 
 gian.
- Tiếp theo tôi chỉ huy cả lớp ôn toàn bộ bài hát, để tránh sự lặp đi lặp lại nhàm 
 chán, tôi thay đổi nhiều hình thức hát như sau:
• Lời 1: Mỗi tổ hát 1 câu hát nối tiếp nhau.
 11/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giang_day_giup_hoc_si.doc