Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn âm nhạc ở Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn âm nhạc ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn âm nhạc ở Tiểu học
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người, nó xuất hiện từ lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ lúc lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời. Âm nhạc là bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng; giúp học sinh mạnh dạn tự tin,năng động ,sáng tạo đồng thời thúc đẩy phong trào văn hoá văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh...Đây là môn học được đánh giá là phương tiện hiệu quả nhất, phát triển ở học sinh khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp. Hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc.Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường chính là cho trẻ em quyền được phát triển: Đức, trí, thể, mỹ, tài năng, tinh thần ...Vậy giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông là việc làm thiết thực nhất để hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển hoàn thiện nhân cách của con người . Làm thế nào để có thể tôn vinh sứ mệnh cao cả -hiệu quả của việc dạy- học âm nhạc luôn là bài toán khó với những người truyền ngọn lửa nghệ thuật đến với học trò. . Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn âm nhạc của trường từ năm 2005 đến nay, tôi nhận thấy chất lượng đạt chưa cao qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Tình trạng đó, bắt buộc bản thân tôi phải suy nghĩ cần phải làm gì để nâng cao chất lượng-hiệu quả môn âm nhạc Tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp nhất là một việc làm vô cùng cần thiết để thu hút ,giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân để từ đó nâng cao hiệu quả -chất lượng môn học .Chúng tôi -giáo viên âm nhạc mỗi khi sinh hoạt đều nói bây giờ chúng tôi phải tôi luyện sao cho mình giốg như “phù thủy tài ba” mỗi khi dạy-hoc thì mới phù hợp với học sinh lứa tuổi tiểu học . Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: ““Một số biện pháp nâng cao hiệu quả -chất lương dạy học môn âm nhạc ở tiểu học” 1/23 giúp HS phát triển kỹ năng nghe và hát đúng nhạc. Sử dụng hợp lý các phương tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin để tạo nên những giờ học sinh động và hấp dẫn;cần được học âm nhạc bằng đa giác quan, được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức Từ đó các em ham thích hứng thú học để các em có cảm nhận “Học mà chơi,chơi mà học” 2. Cơ sở thực tiễn Môn âm nhạc – đây là môn năng khiếu, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ môn âm nhạc đa số đòi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập.Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của học sinh. Từ tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được sự hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, vào giảng dạy, học tập. Âm nhạc là bộ môn năng khiếu nên con đường giảng dạy cũng cần có phương pháp ,nghệ thuật để truyền tải . Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng ,phương pháp tổ chức hoạt đông trong tiết học thì giáo viên sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng;việc các em học tập thông qua tham gia trò chơi là điều cần được chú trọng. Bởi nó thúc đẩy quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức nhanh,phù hợp với tâm sinh lý lửa tuổi : “Học mà chơi chơi mà học”. Có như vậy mới khắc phục hạn chế của học sinh Tiểu học hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lai chóng chán II. KHẢO SÁT THỰC TẾ: 1. Tình trạng khi chưa thực hiện. Trường Tiểu học, nơi tôi đang dạy là một trường đóng trên địa bàn hầu hết Dân cư trên địa bàn còn nghèo -phụ huynh đều làm ruộng hoặc đi chợ, các em thường phải ở nhà để phụ giúp gia đình trong công việc nên không có điều kiện cũng như thời gian hoc thêm về âm nhạc, do đó sự hiểu biết của các em về 3/23 hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới trong học tập và các hoạt động khác. Chính vì vậy mà tôi đã đưa “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng day học môn âm nhạc ở tiểu học”để giúp các em luôn tự tin và hứng thú học tập để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc đòi hỏi phải tích hợp các phương pháp thì mới tạo được sự thu hút, gây được hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh nhất là học sinh tiểu học .Do đó để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học Âm nhạc tôi đã luôn nghiên cứu tìm tòi áp dụng nhiều phương pháp .Ngoài việc thực hiện văn bản chỉ đạo ;nghiên cứu kỹ mục tiêu ,nội dung bài ;Xây dựng nề nếp học tập;Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tác phong sư phạm ,đạo đức nhà giáo, các kỹ năng hộ trợ trong qúa trình giảng dạy Với phương châm Vừa học vừa chơi,vừa chơi vừa học. Tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp và việc áp dụng phương pháp lồng ghép những trò chơi ,ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể vào từng tiết dạy đem lại hiệu quả rất cao góp phần nâng cao chất lượng môn học theo đánh giá môn âm nhạc hiện hành. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Âm nhạc Tiểu Biện pháp 1: Thiết kế -tổ chức, áp dụng một số trò chơi âm nhạc Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Hoạt động học vẫn là hoạt động chủ đạo, tuy vậy hoạt động vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tế đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục cao - Nội dung trò chơi âm nhạc sẽ củng cố bài học trong các tiết dạy. - Qua các trò chơi âm nhạc học sinh luyện tập được những kĩ năng, rèn luyện tai nghe trí nhớ . - Bằng trò chơi âm nhạc học sinh được hình thành năng lực quan sát, nhận xét đánh giá . - Trò chơi âm nhạc được tiến hành tiết học hát và trong các tiết ôn tập bài hát nhẹ nhàng sinh động. Học sinh được lôi cuốn vào giờ học một cách tự nhiên hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình học tập. - Thông qua trò chơi khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh và giữa các em với nhau sẽ được tăng cường . 5/23 -Trò chơi có thể áp dụng dạy Tiết 8,tiết 15 của lớp 3; Tiết 2 của lớp 1;Tiết 12,tiết 24 của lớp 4 *Trò chơi thứ 4: "Hát theo nguyên âm” (u, o, a, i) Trò chơi áp dụng vào các tiết ôn tập - Mục đích: + Giúp các em rèn luyện trí nhớ củng cố giai điệu, phản xạ nhanh nhẹn. + Luyện âm thanh, lấy hơi để áp dụng vào giờ học hát, nhạc. +Rèn tư duy và giải trí. - Cách chơi: + Nội dung: Hát theo nguyên âm được giáo viên quy định. - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau: + Giáo viên phổ biến với tập thể lớp các quy định sau: Bàn tay giáo viên tạo thành nửa vòng tròn: chữ U Bàn tay giáo viên nắm: chữ O Bàn tay nắm, ngón trỏ và ngón giữa thẳng: chữ A. Bàn tay giáo viên nắm, ngón trỏ thẳng: chữ I + Giáo viên cho tập thể lớp hát một bài tập thể, đồng thời giáo viên dùng tay làm chữ. Khi tay giáo viên ở chữ nào tập thể lớp hát chỉ một chữ đã quy định theo giai điệu bài hát đó. Ví dụ: Tập thể hát bài: Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, lớp hát đến câu: "... và cô giáo hiền..."(Giáo viên nắm tay chữ O, lớp hát tiếp) OOO, OOOO ( giáo viên tay làm chữ I) I I I I I I... * Lưu ý: Học sinh hết sức tập trung vì giáo viên có thể thay đổi liên tục các nguyên âm. Yêu cầu học sinh vừa phải hát đúng với kí hiệu của nguyên âm, vừa phải hát đúng giai điệu của bài hát. Trò chơi này rất thú vị vì khi hát nguyên âm với giai điệu bài hát có nhiều lúc rất buồn cười tạo cho học sinh không khí thật sự thoải mái và có những tiếng cười thật thoải mái. Qua việc tổ chức trò chơi tôi nhận thấy rằng học sinh của tôi rất hứng khởi mỗi khi tham gia trò chơi này.Như vậy là trò chơi này chúng ta có thể áp dụng được rất nhiều tiết học hát và ôn tập bài hát từ lớp 1 đến lớp 5 *. Trò chơi 5: “Nhìn tranh đoán tên bài hát.” - Hình thức chơi: Cho học sinh xem các bức tranh miêu tả về nội dung của các bài hát đã học. Yêu cầu học sinh nêu tên bài hát và tác giả *Trò chơi thứ 6: “ Thi hát tên loài vật”. - Tác dụng: Giúp học sinh nhớ lại các bài hát về loài vật và nâng cao độ nhạy cảm âm nhạc. - Chuẩn bị: Một số tranh ảnh có hình các loài vật (con chim, con cò, con mèo, con vịt, con ếch, con lợn....). Ngôi sao nhỏ. 7/23 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin -thiết kế giáo án điện tử 2.1.. Một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử khi dạy học âm nhạc ở Trường Tiểu học Hiện nay trên thị trường có rất nhiêu phần mềm hỗ trợ trong việc dạy học, một số phần mềm trình chiếu điển hình như: Powerpoint trong bộ Office Microsoft, hay Violet của Công ty cổ phần Bạch Kim... và gần đây nhất là một số phần mềm trình chiếu khác như: Drawing, Impress trong bộ Open Office 3.0 Beta. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc Ứng dụng công nghệ thông tin và sự thống nhất trong cách soạn cũng như giảng dạy giáo án điện tử, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã kết hợp với Bộ Khoa Học Công Nghệ. (Văn phòng Công Nghệ Thông Tin) đã mua bản quyền và cho ứng dụng phần mềm mới, và đây cũng là phần mềm được thống nhất trong Soạn - Giảng bằng giáo án điện tử trên cả nước. Đó chính là phần mềm Lecture Maker 2.0, có tập tin mở rộng là *.lme. (Hình 1 – Màn hình giao diện của Lecture 2.1.1PhầnMaker 2.0) mềm Lecture Maker 2.0: Đây là phần mềm trình chiếu ưu việt nhất trong ngành giáo dục hiện nay. Dù giáo viên có sử dụng các phần mềm biên tập khác thì cuối cùng cũng nên trình xuất đến học sinh trên màn hình trình chiếu của phầm mềm này. ) Một số ưu điểm chính của phần mềm này: - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Đặc biệt có thêm Slide Master (Slide Master là Slide chính để điều hành các Slide con), giáo viên có thể tạo ra trình tự bài giảng cho Slide Master và cuối cùng chỉ cần Click Mouse vào nút lệnh Start là các Slide con xuất hiện theo ý tưởng sắp xếp của mình. Trong mỗi Slide con, giáo viên có thể dùng một hay nhiều lựa chọn Design phù hợp với nội dung và trình tự của tiết dạy. - Trong Slide con giáo viên thiết kế các nút lệnh Button theo các mục bài, nội dung bài hay các bước giảng bài cho phù hợp miễn sao có tính logic trong bài giảng. - Tích hợp các ứng dụng đa phương tiện (Movies and Sounds) một cách nhanh chóng và dễ dàng, không lựa chọn đuôi File. - Dễ dàng nhúng Powerpoint. - Đặc biệt tích hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ngắn, cho đáp án nhanh và có thể thực hiện câu hỏi trở lại một cách nhanh chóng, dĩ nhiên thứ tự đáp án đã được Lecture Maker tự động thay đổi, (Xáo trộn đáp án). 9/23
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cha.docx