Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 1

doc 17 trang sklop1 22/11/2023 4975
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG QUANG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀN NẾP HỌC TẬP
 CHO HỌC SINH LỚP 1
 LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 CẤP: TIỂU HỌC
 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THOA
 NĂM HỌC 2021 - 2022 3
thức và những kỹ năng cần thiết về ý thức trách nhiệm của các em với bản thân, 
tập thể lớp, nhà trường và cộng đồng xã hội.
 Lương tâm của nhà sư phạm luôn mách bảo tôi phải uốn nắn kịp thời cho các 
em, hình thành những ý thức nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động 
viên, hướng dẫn các em từ việc nhỏ đến việc lớn. Làm hành trang cho các em 
mang theo vào cuộc sống sau này. Hiểu rõ điều đó, tôi quyết tâm làm tốt công 
tác chủ nhiệm. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nề nếp học tập 
cho học sinh là một câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Qua nhiều năm 
công tác, nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn trình 
bày một đề tài mà tôi rất tâm đắc đó là: “Một số biện pháp rèn nền nếp học tập 
cho học sinh lớp 1, trường Tiểu học Đông Quang, thông qua các hoạt động giáo 
dục tại nhà trường”.
 2. Mục đích.
 Tìm hiểu thực trạng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
 Xây dựng một số biện pháp cụ thể để Rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 1.
 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
 - Sáng kiến sử dụng trong công tác chủ nhiệm lớp.
 - Cơ sở lý luận của việc rèn nền nếp học tập cho học sinh thông qua các hoạt 
động giáo dục tại nhà trường.
 - Thực tiễn của việc thực hiện công tác chủ nhiệm hiện nay trong trường tiểu 
học.
 - Thiết kế một số giải pháp về công tác chủ nhiệm lớp để rèn nền nếp học tập 
cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Đông Quang thông qua các hoạt động giáo 
dục tại nhà trường.
 4. Thời gian áp dụng.
 Sáng kiến được được áp dụng từ ngày 16 tháng 08 năm 2022
 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 1. Đặc điểm tình hình.
 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác rèn nền nếp học tập cho học 
sinh lớp 1B trường Tiểu học Đông Quang 5
 Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua Phiếu kê khai thông tin học sinh vào 
tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau: 
 PHIẾU KÊ KHAI THÔNG TIN HỌC SINH
 Phần 1: Đề nghị học sinh kê khai vào phiếu theo mẫu dưới đây bằng cách 
điền chữ thích hợp vào chỗ  hoặc đánh dấu X vào ô thích hợp.
1. Họ và tên học sinh:.................................... Nam hay nữ: ...........................
2. Con thứ mấy: ..............................................................................
3. Họ và tên bố:........................Nghề nghiệp: .................
Trình độ văn hoá:................................. Khoẻ mạnh □ ; Đau yếu □; 
4. Họ và tên mẹ: .........Nghề nghiệp:............. Trình độ văn hoá:............ 
Khoẻ mạnh □; Đau yếu □
5. Địa chỉ: xóm:................thôn: ............... xã: ............. huyện: .................
6. Hoàn cảnh gia đình: ....................... Số điện thoại của gia đình: ...................... 
Góc học tập ở nhà: (Có, không) ................................................
7. Môn học yêu thích: .............................................................................................
8. Năng khiếu: ........................................................................................................
9. Sở thích của em:................................................................................................
 Phần 2: Ý kiến của phụ huynh học sinh: 
.................................................................................................................................
Phụ huynh học sinh Học sinh 
( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên)
 Bước 2: Tôi nghiên cứu phiếu kê khai thông tin của học sinh. Sau đó, tôi 
phân loại đối tượng theo các nội dung: hoàn cảnh gia đình, thành phần gia đình, 
số con trong gia đình, về đặc điểm học sinh. Để kiểm tra độ chính xác của các 
thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua 
nhiều kênh khác nhau như từ hồ sơ thông tin của học sinh, trao đổi trực tiếp với 
bản thân học sinh, phụ huynh, đến thăm gia đình một số học sinh, .... 
 Bên cạnh đó tôi còn chủ động tiếp cận và gần gũi với các em để có thêm những 
thông tin chính xác về các em. Đồng thời, tôi liên hệ các giáo viên bộ môn trong 
lớp cũng như giáo viên làm công tác Tổng phụ trách Đội để có thêm những thông 
tin chính xác về các em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp nhất 7
 người xung quanh. Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến 
 từng phụ huynh học sinh và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, nhắn tin 
 qua phần mềm enetviet. Bằng các hình thức liên hệ tôi nắm được những diễn 
 biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác 
 động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục. 
 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm.
 Để xây dựng kế hoạch sát thực tế, tôi tìm hiểu kĩ về mục tiêu, nhiệm vụ năm học 
 chung của ngành; kế hoạch giáo dục chung nhà trường; kế hoạch công tác của Đội; 
 đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm; đặc điểm về gia đình học sinh.
 Sau đó tôi nghiên cứu các chỉ tiêu cụ thể mà nhà trường giao cho lớp và bắt 
 đầu xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
 Khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp tôi xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu các 
 mặt giáo dục của tập thể lớp, của tổ và của từng học sinh theo từng tuần, tháng, 
 học kì và cả năm học. Đặc biệt tôi đã đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với đối 
 tượng học sinh của mình.
 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lớp học theo mô hình Trường học mới Việt Nam.
 Tôi xây dựng bộ máy cán sự của lớp theo mô hình lớp học kiểu mới. Cụ thể 
 như sau:
 Ban cán sự lớp
 Lớp trưởng 
 Lớp Lớp 
 phó PT phó PT 
 học tập nền nếp
Tổ trưởng Tổ trưởng Tổ Quản Cán sự Cán sự 
 tổ 1 tổ 2 trưởng tổ ca TD MT
 3
 Mục đích của việc xây dựng Ban cán sự lớp:
 - Giúp học sinh tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
 - Khuyến khích học sinh tham gia toàn diện vào các hoạt động của nhà 
 trường, phát triển hình thành ý thức tôn trọng, hợp tác và bình đẳng. 9
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi 
giáo viên yêu cầu.
 - Tổng hợp danh sách các bạn chậm tiến trong lớp theo tháng.
 - Tổng hợp danh sách các bạn tiến bộ trong lớp theo tháng.
 - Phối hợp với Lớp phó (phụ trách nền nếp) làm các công việc của Lớp trưởng 
khi Lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 - Phụ trách và hướng dẫn các bạn là trưởng ban: Lao động, Học tập, Thư viện 
hoạt động.
 Nhiệm vụ của Lớp phó (phụ trách nền nếp):
 - Theo dõi việc thực hiện nề nếp của các bạn trong lớp.
 - Phụ trách và hướng dẫn các bạn là trưởng ban: Nền nếp, Văn nghệ, Sự kiện 
hoạt động.
 - Tổng hợp danh sách các bạn vi phạm khuyết điểm theo tuần.
 - Phối hợp với Lớp phó (phụ trách học tập) làm các công việc của Lớp trưởng 
khi Lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
 Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thành viên của tổ mình thực hiện theo hướng dẫn 
của giáo viên, lớp trưởng và các lớp phó.
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các 
em. Vào các tuần đầu của năm học, mỗi buổi tôi dành 15 phút đầu giờ cùng 
hướng dẫn và giúp các em trong lớp làm việc theo nhiệm vụ của mình. Tôi 
hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. 
Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Lớp trưởng và 2 Lớp phó 
phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 - Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp: Thời gian đầu 
hàng ngày tôi kiểm tra từng em. Khi đã thành nề nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra 
cho cán bộ lớp. Giờ truy bài, ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của 
các bạn: soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo đúng thời khoá biểu, ý thức 
xem trước bài mới rồi báo cáo với Phó chủ tịch phụ trách học tập. lớp phó học 
tập hợp kết quả và báo cáo với cô giáo vào đầu tiết học.
 Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt tôi đã kiểm điểm cụ thể. Tổ nào, cá nhân nào 
tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời. Còn em 
nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì tôi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm 
trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên sẽ ghi vào sổ liên lạc thông 11
luôn quan tâm đến học sinh nhận thức còn hạn chế trong lớp, dành cho các em 
những câu hỏi đơn giản để các em tự tin khi phát biểu ý kiến; có những dạng bài 
phân hoá dành cho các em học sinh nhận thức nhanh, chắc kiến thức.
 - Yêu cầu phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ phương tiện học: máy tính, 
điện thoại, mạng, sách vở, dụng cụ học tập cho con em mình, thường xuyên đôc 
đốc nhắc nhở học sinh có ý thức chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, học và làm 
bài tập đầy đủ. Hướng dẫn phụ huynh cài đặt phần mềm zoom và thời gian đầu 
bố trí ngồi học cùng con để hỗ trợ máy móc cho con.
 Bản thân tôi luôn nghiên cứu học hỏi thêm về chuyên môn nghiệp vụ để 
thường xuyên đổi mới phương pháp, thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động 
học tập kích thích tính tự chủ sáng tạo của mỗi học sinh.
 - Khi xếp chỗ ngồi, tôi xen kẽ học sinh nhanh với học sinh chậm tiến để các em 
giúp đỡ nhau trong học tập; thành lập và duy trì phong trào Đôi bạn cùng tiến.
 - Tôi luôn tạo trong lớp không khí học tập sôi nổi trong từng tiết dạy. Tôi mở 
rộng không gian học tập không chỉ dạy học ở trong lớp mà còn tổ chức các tiết 
học ngoài trời để khai thác và tăng cường vốn hiểu biết thực tế cho các em. Dạy 
học gắn lí thuyết với thực hành, trực quan sinh động.
 - Duy trì nền nếp truy bài đầu giờ, kiểm tra bài của nhau trong các tiết học, 
giúp giáo viên tiết kiệm thời gian để hướng dẫn các em vào mục tiêu tự đánh giá 
kết quả của mình.
 - Bản thân tôi thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa bài theo quy định. Khi 
học sinh nào làm bài chưa đúng tôi yêu cầu học sinh làm lại và chỉ rõ những sai 
sót và hướng dẫn học sinh cách sửa chữa. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm 
bài ngay tại lớp, bởi tôi quan niệm rằng đối với các em học sinh tiểu học chấm 
bài không phải để bắt lỗi mà để phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh để 
giúp các em làm lại cho đúng, hoàn thiện hơn.
 - Xây dựng thư viện riêng của lớp, phát động học sinh trong lớp quyên góp 
sách vở, đồ dùng học tập để tặng cho các em thuộc hộ nghèo và cận nghèo có đủ 
sách vở, dụng cụ để học tập.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học tập ở nhà và có kế hoạch tới 
gia đình các em để kiểm tra khoảng 1-2 học sinh/tháng (Chú ý tới học sinh nhận 
thức hạn chế và học sinh ý thức học tập chưa ổn định).
 - Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia các hội thi, phong trào thi đua do 
nhà trường phát động: Viết chữ đẹp, Đấu trường Toán học VIOEDU,
 - Tổ chức xây dựng các nền nếp cho học sinh: Ngay từ đầu năm tôi đã hướng 
dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nền nếp mà nhà trường đã qui định 13
động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống 
thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một 
cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
 2.7. Biện pháp 7: Rèn nền nếp học tập thông qua các mối quan hệ.
 a) Xây dựng mối quan hệ bạn bè.
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp 
đỡ nhau trong học tập và rèn nề nếp, tôi luôn tạo ra các hoạt động. Thường 
xuyên tổ chức cho các em chơi trò chơi, các hoạt động nhóm đòi hỏi sự hợp tác 
của nhiều học sinh. Xây dựng nhóm học tập theo chủ đề, đôi bạn cùng tiến để 
các em hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập.
 * Phân công học sinh nhận thức nhanh, chắc kiến thức kèm những em 
chậm tiến.
 Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”. Để giúp đỡ những em học 
nhận thức còn hạn chế từng bước tiến bộ, tôi phân công học sinh nhận thức 
nhanh, chắc kiến thức kèm những em chậm tiến trong nhóm.
 Khi được giúp đỡ những bạn chậm hơn, các bạn học nhanh cũng lấy làm vinh 
dự vì được sự tin tưởng của cô giáo. Khi giúp bạn, một lần nữa các bạn học 
nhanh sẽ khắc sâu thêm kiến thức cho mình, còn các bạn học chậm thì dễ dàng 
trao đổi với bạn, từ đó sẽ học hỏi được những điều hay, nắm vững hơn kiến thức 
của bài học.
 Tôi phân công cụ thể như sau:
 - Nhóm trưởng Thanh Mai giúp đỡ Nguyễn Bảo
 - Thanh Thảo giúp đỡ Văn Quân
 - Phan Anh giúp đỡ Hải Anh
 - Đăng Thư giúp đỡ Đặng Dũng
 - Khánh Vy giúp đỡ Tuấn Toàn
 Các em này có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra bài cũ xem bạn đã thuộc bài 
chưa? Nếu bạn chưa thuộc thì hướng dẫn bạn học lại cho thuộc. Nếu bạn chưa 
hiểu bài chỗ nào nào thì giảng lại cho bạn hiểu. Nếu bạn làm tốt thì khen ngợi, 
động viên bạn. Cứ như vậy, buổi học nào trong 15 phút đầu giờ, các đôi bạn học 
tập tự kiểm tra và truy bài với nhau sau đó báo cáo với phó chủ tịch hội đồng. 
Phó chủ tịch học tập báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Đôi bạn nào thực hiện tốt 
thì được tuyên dương ngay trong buổi học đó.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_nen_nep_hoc_tap_c.doc