Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1

doc 31 trang sklop1 12/01/2024 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1
 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 PHẦN A- ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài 
 1. Cơ sở lí luận
 Lepton- Xtôi gọi âm nhạc là “ tốc ký của tình cảm”. Nhạc sĩ kiêm nhà phê 
bình âm nhạc Xer - Cốp thì gọi nó là “ ngôn ngữ của tâm hồn”, “ là lĩnh vực của 
tình cảm và những tâm trạng”, là “đời sống của tâm hồn biểu hiện bằng âm 
thanh”. 
 Trong xã hội hiện nay, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn là mối quan tâm 
của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, mục tiêu giáo dục chỉ rõ rằng: Nhằm 
đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, 
thẩm mỹ và nghề nghiệp. Ngoài việc trang bị cho các em tri thức khoa học thì 
vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng 
dạy âm nhạc thuần túy mà thông qua âm nhạc còn tác động đến toàn bộ thế giới 
tư tưởng, tình cảm của học sinh- trước hết là tình cảm thẩm mỹ, đạo đức và trí 
tuệ của các em.
 Chính vì vậy, âm nhạc có tác dụng to lớn đối với giáo dục nói chung và 
giáo dục trẻ thơ nói riêng. Nó là một phần quan trọng của chiếc chìa khóa mở 
cửa những nhân cách con người xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo 
dục Tiểu học nói riêng, bộ môn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể 
thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được 
ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. 
Những hình tượng âm thanh, những lời ca tiếng hát, những giai điệu đẹp tác 
động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và 
sự sáng tạo.
 Môn Âm nhạc Tiểu học được chia thành các phân môn: Học hát, Tập đọc 
nhạc, Phát triển khả năng nghe nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 gồm 2 nội dung: Học hát và 
phát triển khả năng nghe nhạc, còn ở lớp 4, 5 gồm Học hát, Tập đọc nhạc và 
phát triển khả năng nghe nhạc. Trong đó Học hát là nội dung chủ yếu, chiếm đa 
số thời lượng của chương trình Âm nhạc Tiểu học. Nó còn là sự tổng hợp của 
các phân môn khác. Qua nội dung các bài hát và các hoạt động giúp học sinh 
hình thành thói quen nhận xét sự vật, sự việc, diễn tả được cảm nhận của mình 
về vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của vạn vật xung quanh từ đó thêm 
yêu và trân trọng cuộc sống.
 3/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 phong trào văn nghệ trong nhà trường ngày càng phát triển.Tạo tiền đề 
cho thế hệ trẻ nâng cao thẩm mĩ trong âm nhạc và trong cuộc sống sau này, góp 
phần hoàn thiện nhân cách của mình.
 III. Đối tượng nghiên cứu:
 - Học sinh tiểu học lớp 1 trường tôi năm học 2015-2016 và năm học 
2016-2017.
 - Quá trình giảng dạy âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học.
 - Chương trình âm nhạc lớp1.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
 + Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 1.
 + Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
 + Thông tin trên mạng toàn cầu Internet.
 + Giúp giáo viên sử dụng đàn phím điện tử.
 - Phương pháp xử lí thông tin.
 - Phương pháp đàm thoại: Nhằm gợi mở, củng cố, tổng kết cho học sinh 
những kiến thức thông tin cần thiết.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Theo dõi việc kiểm tra đánh giá học 
sinh trên lớp; Tổng kết kinh nghiệm sư phạm; Học tập kinh nghiệm qua dự giờ 
đồng nghiệp.
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp quan sát, so sánh, thống kê đối chiếu.
 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
 Kế hoạch nghiên cứu từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2016- 2017.
 5/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 5.Đàn gà con ( Nhạc Phi-lip-pen-cô; Lời: Việt Anh ).
 6.Sắp đến tết rồi ( Hoàng Vân ).
 7.Bầu trời xanh ( Nguyễn Văn Qùy ).
 8.Tập tầm vông ( Nhạc: Lê Hữu Lộc- Lời: Theo đồng dao ).
 9.Qủa ( Nhạc và lời: Xanh Xanh ).
 10.Hòa bình cho bé ( Huy Trân ).
 11.Đi tới trường ( Nhạc: Đức Bằng- Lời: Học vần lớp 1 cũ ).
 12.Đường và chân (Nhạc: Hoàng Long- Lời: Thơ Xuân Tửu ).
 1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi:
 - Mỗi học sinh lớp 1 là một nhân cách đang hình thành.
 - Trong mỗi học sinh lớp 1 tiềm tàng khả năng phát triển.
 - Học sinh có tri giác cụ thể, trí tưởng tượng phong phú, hiếu động, thích 
hoạt động, vui chơi, ca hát.
 Vì thế, trong từng bài giảng cụ thể người giáo viên cần chú ý phương 
pháp sư phạm nhằm kích thích sự chủ động suy nghĩ, sự sáng tạo, trí tưởng 
tượng của học sinh nhằm đem lại niềm vui, hứng thú cho các em, giúp các em 
nắm được ý nghĩa, nội dung bài học.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó 
khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi: 
 - Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường với phương 
châm là con chim đầu đàn, tiên phong trong phương hướng nhiệm vụ giáo dục. 
Trong những năm gần đây trường tôi gặt hái được nhiều thành công trong việc 
đổi mới phương pháp dạy học, đây là nhiệm vụ trọng tâm mà lãnh đạo nhà 
trường đặt ra và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Nhà trường 
trang bị các loại sách tham khảo bồi dưỡng chuyên môn, đồ dùng trực quan, 
nhạc cụ hiện đại và đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được tham gia 
đầy đủ các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học, 
giao lưu học hỏi ở các trường bạn, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện của bạn bè 
đồng nghiệp...
 - Về phía giáo viên được đào tạo chuyên ngành âm nhạc chính quy, nhiệt 
tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần cuộc vận 
động: “Mỗi giáo viên là một tấm gương trong học tập và sáng tạo” của ngành 
đề ra. 
 - Về phía học sinh được tiếp cận với âm nhạc dưới nhiều hình thức, các 
con đa phần hứng thú học tập môn Âm nhạc. 
 7/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 2. Biện pháp thực hiện:
 Dạy âm nhạc lớp 1 chủ yếu là dạy hát. Dạy hát là giáo dục âm nhạc. Học 
sinh học hát chính là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Ngoài giai điệu và tiết tấu, lời 
ca của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự vật, sự việc. Mỗi bài hát 
là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện 
nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc. Trước đây khi chưa 
chú ý tới những vấn đề nêu trong đề tài thì giáo viên và học sinh làm việc một 
cách thụ động và hiệu quả chưa thật như mong đợi. Khi chú ý đổi mới cách 
nhìn, phương pháp hướng dẫn học sinh hứng thú chủ động tiếp cận những bài 
học những kiến thức, những sự vật hiện tượng xung quanh như thú vị hơn, hấp 
dẫn hơn.
 Theo phân phối chương trình và thiết kế bài giảng thì nội dung học hát 
thường diễn ra trong 2 tiết (Tiết 1: Học bài hát mới- tiết 2: Ôn tập và vận động), 
tôi thường tiến hành các hoạt động chia theo dạng bài sau:
 *)Tiết 1: Học bài hát mới.
 - Hoạt động 1: Học hát.
 + Bước 1: Giới thiệu bài
 + Bước 2: Hát mẫu.
 + Bước 3: Đọc lời ca.
 + Bước 4: Học hát và luyện tập.
 - Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 + Bước 1: Hướng dẫn từng câu.
 + Bước 2: Luyện tập gõ đệm cả bài.
 - Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động theo nhạc.
 *) Tiết 2: Ôn tập bài hát.
 - Hoạt động 1: Ôn hát kết hợp gõ đệm
 + Bước 1: Ôn bài hát. 
 + Bước 2: Ôn hát kết hợp gõ đệm.
 - Hoạt động 2: Vận động phụ họa
 + Bước 1: Hướng dẫn từng động tác, từng câu.
 + Bước 2: Luyện tập vận động cả bài.
 Với những hoạt động và các bước nêu trên, giáo viên cần có sự chủ động, 
linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh vào tiết học. 
 Bằng sự phát vấn, gợi mở, làm mẫu sinh động giáo viên dẫn dắt, giúp các 
em hát đúng giai điệu và lời ca, tiếng hát còn thể hiện được “cái hồn” của nhạc, 
có sức biểu cảm với những trạng thái khác nhau.
 9/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 + Về thái độ: Giáo dục học sinh đoàn kết, yêu thương nhau sống vui trong 
hạnh phúc và hòa bình.
 2.2. Chuẩn bị:
 2.2.1 Giáo viên:
 Với tiết dạy nào cũng vậy, tôi luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, tư 
liệu giảng dạy, giáo án trước khi lên lớp và sử dụng chúng một cách linh hoạt, 
hiệu quả. Trước hết là việc chuẩn bị về kiến thức, nghiên cứu kĩ nội dung bài 
giảng thông qua sách giáo viên Nghệ thuật lớp 1 (trong đó có môn Âm nhạc), 
tập bài hát lớp 1. Tôi còn nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo như: Sách Âm 
nhạc- Tác giả, tác phẩm, báo Thế giới trong ta, sách Phương pháp giảng dạy 
Âm nhạc ở Tiểu học, Thiết kế bài giảng lớp 1, . Tôi luôn nắm vững quy trình 
một tiết học hát để xây dựng tiết dạy cho hợp lý.
 Như tôi đã trình bày, với thời lượng ít nên việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng 
dạy học trực quan giúp giáo viên vững vàng, chủ động khi hướng dẫn cho học 
sinh:
 - Đàn phím điện tử (organ, piano điện tử): luyện đánh và đệm các bài hát
 chính xác.
 - Đĩa CD các bài hát lớp 1, đài đĩa hoặc máy tình và loa.
 - Nhạc cụ gõ (thanh phách, mõ, song loan,.).
 - Các động tác vận động phụ họa phù hợp từng bài hát.
 - Tranh, ảnh minh họa phù hợp nội dung các bài hát, lời ca bài hát.
 - Máy tính, projecter.
 2.2.2.Học sinh:
 Tùy từng bài hát mà tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số vấn đề để 
giúp học sinh học tốt và nắm vững hơn nội dung bài học:
 - Tìm những bài hát cùng chủ đề, chủ điểm.
 - Động tác vận động phụ họa.
 * Ví dụ 1: Tiết 11- Học hát: Bài Đàn gà con.
 Từ cuối tiết 10, tôi đã nhắc học sinh tìm một số bài hát theo chủ điểm 
các con vật.
 *Ví dụ 2: Tiết 20- Ôn bài hát: Lí cây xanh
 Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị một số động tác vận động phụ họa cho bài 
và tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
 Tóm lại, đối với nội dung dạy hát lớp 1, những đồ dùng dạy học giáo viên 
cần có phải đáp ứng được những vấn đề nghe thấy (đàn, đĩa nhạc) và thực hành 
thuận tiện (nhạc cụ gõ, động tác vận động phụ họa). Tuyệt đối tránh nói nhiều, 
khó hiểu. Đặc biệt việc dùng đàn phím điện tử, đĩa CD hát mẫu là rất cần thiết 
 11/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
câu hỏi gợi mở, gợi ý để các em nhận xét, nhận ra nội dung của tranh, ảnh gắn 
với nội dung bài hát, dẫn dắt các em vào bài một cách nhẹ nhàng. Sau khi tôi 
giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, tên tác giả.tôi còn sử dụng thêm bản đồ thế 
giới, bản đồ Việt Nam, những cảnh quan đặc trưng để giới thiệu giúp các con có 
cái nhìn khái quát về sự vật hiện tượng xung quanh (Tôi luôn chú ý đến độ vừa 
sức với lứa tuổi) và vừa giúp các con khắc sâu kiến thức.
 * Ví dụ 1: Tiết 4- Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng) 
 - Tôi dùng bức ảnh có cảnh đẹp về đồng lúa xanh, núi rừng, thác nước 
chảy cho học sinh quan sát rồi đặt câu hỏi: 
 ? Bức tranh vẽ cảnh đẹp ở đâu? – Học sinh trả lời.
 Giáo viên chốt đó là những cảnh đẹp được nhắc đến trong bài hát Quê hương 
 tươi đẹp của dân tộc Nùng, đồng thời đó cũng là cảnh đẹp của quê hương đất 
 nước Việt Nam.
 - Tôi dùng ảnh thiếu nữ mặc trang phục Nùng, bản đồ Việt Nam để giới 
thiệu về phong tục tập quán của đồng bào Nùng, địa bàn người dân tộc Nùng 
thường sinh sống,.
 13/30 SKKN Âm nhạc- Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1
 *Ví dụ 2: Tiết 11- Học hát: Bài Đàn gà con.
 - Tôi dùng một bức ảnh về đàn gà con lon ton đi kiếm mồi cùng gà mẹ 
rất đáng yêu và ngộ nghĩnh để gây ấn tượng với các em học sinh, đặt câu hỏi:
 15/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong.doc