Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên xã hội Lớp 1

doc 26 trang sklop1 20/01/2024 4751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên xã hội Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên xã hội Lớp 1
 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Môn học tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu 
về các sự vật - hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ trong đời sống 
thực tế của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như 
Toán, Tiếng Việt, Tự Nhiên và Xã Hội (TN-XH) trang bị cho các em những kiến thức 
cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện của con người.
 Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền Giáo Dục nước nhà .chương trình giáo dục 
bậc TH đã thực hiện đổi mới SGK và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn 
học nói chung và môn TN-XH lớp 1 nói riêng.Chương trình đã được xây dựng theo 
quan điểm tích hợp 
 Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với qui luật nhận thức của con người .Từ trực 
quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
 Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn TN-XH , người GV phải thực hiện đổi mới 
phương pháp dạy học sao cho HS là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học 
một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học , tự 
phát hiện giải quyết các tình huống và vấn đề đặt ra trong bài học .Từ đó chiếm lĩnh nội 
dung mới của bài học , môn học.
 Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 
trên toàn ngành, Môn TNXH cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng 
linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy 
tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
 Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học 
môn TN-XH và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn đầu cấp. Phương pháp quan sát 
giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật - hiện tượng 
đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.
 Đặc biệt, phương pháp quan sát phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu học 
là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, khi sử dụng các 
giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật - hiện tượng ( Sờ, ngửi, nếm, mổ xẻ, nghe, 
nhìn, .) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ hứng thú hơn.
 Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúng mực 
và hiệu quả chưa được như mong muốn. Phương pháp dạy học vẫn còn khô khan, cứng 
nhắc. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học.
 Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy TN-XH 
để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.Để đáp 
       Trang 1 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
 -Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là 
giai đoạn mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để tiến hành 
phản ánh sự vật - hiện tượng khách quan mang tính cụ thể sinh động, là bước khởi đầu 
và cũng là bàn đạp tạo đà cho nhận thức lý tính.
 Như vậy, Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học TN-XH lớp 1 tức là chúng 
ta đã tạo nền móng khởi đầu cho sự phát triển nhận thức tri giác, chú ý, tư duy của HS.
 II. CƠ SỞ THỰC TẾ:
 a.Thuận lợi :
 *Giáo viên: 
 -Với chương trình thay sách , Gv được hướng dẫn cáh xây dựng thiết kế bài học 
theo hướng mới có phân chia từng hoạt động cụ thể , rõ ràng , có chỉ dẫn các phương 
pháp theo từng chủ đề .
 -Giáo viên được học tập chuyên để do trường tổ chức . Học tập kinh nghiệm các bạn 
đồng nghiệp , thầy cô 
 *Học sinh :
 -Luôn luôn say mê học hỏi , tìm tòi , tìm hiểu thế giới TN-XH và thế giới con người 
xung quanh với các câu hỏi : Tại sao? Đó là ai? Như thế nào? Vì sao?
 b.Khó khăn:
 *Giáo viên: 
 -Trong trường TH của chúng ta hiện nay , mặc dù thời gian biểu ,cũng như phân 
lượng thời gian số tiết cho các môn học rõ ràng , nhưng ở môn TN-XH nhiều khi GV 
coi là môn phụ .Bởi vì khối lượng kiến thức Toán và Tiếng Việt rất nhiều nên TN-XH 
bị lấn lướt và cắt giảm thời lượng .
 -Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho trò lĩnh 
hội kiến thức , hoặc có tổ chức thì còn lúng túng ,mất thời gian, qua loa đại khái .HS 
còn bỡ ngỡ ,rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc quá phấn khích gây mất trật tự 
trong lớp học.
 -Một số GV chưa coi trọng thiết bị dạy học của bộ môn hoặc ngại dùng, có chuẩn bị 
song thao tác còn vụng về, lúng túng. Vì vậy khiến các em không thích thú với môn 
học, hiệu quả giờ học không cao.
 -Sự hiểu biết của GV còn hạn chế , ít cập nhật thông tin về sự phát triển của khoa 
học kĩ thuật . Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học và làm thế nào để vận dụng 
các phương pháp dạy học phù hợp cho từng nội dung kiến thức đang là vấn đề nóng 
bỏng, bức xúc, cần thiết để GV bắt nhịp với việc đổi mới chung của ngành Giáo Dục và 
       Trang 3 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
 PHIẾU TRẮC NGHIỆM
 Đánh dấu “x” vào ô vuông trước câu em cho là phù hợp với ý thích của mình:
 Em có thích học môn TN-XH không? Có: không: 
 Giờ học TN-XH là:
 Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy vui./
 Một giờ học em không thích vì phải trả lời nhiều câu hỏi của cô?
 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
 Kết quả
 Nội dung 1/1 1/2
 SL % SL %
 Em có thích học môn TN-XH không?
 Có : 14 38.8 16 44.4
 Không : 22 62.1 20 55.6
 2. Giờ học môn TN-XH là:
 -Là một giờ học em thích nhất vì cảm 15 41.6 14 38.8
 thấy vui.
 -Một giờ học em không thích vì phải 21 58.4 22 62.1
 trả lời nhiều câu hỏi của cô.
 Sau khi thực hiện dạy học bài 11 : Gia đình , tôi tiến hành thực hiện phiếu điều tra 
với các nội dung sau: 
 PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC
 Bài 11: GIA ĐÌNH
 Hãy trả lời các câu hỏi sau:
 -Nhớ lại nội dung tranh đã quan sát , kể lại gia đình An gồm những ai?
 -Các thành viên trong nhà đang làm gì?
 -Cả nhà tụ họp đầy đủ vào lúc nào ? Làm gì?
 -Em nghĩ về gia đình như thế nào?
 Kết quả thu được
 Số HS trả lời đúng Số HS trả lời đúng Số HS trả lời đúng
 Dưới 50%
 Lớp 90-100% 70-80% 50-60%
 SL % SL % SL % SL %
 1/1 6 16.6 % 8 22.2 % 10 27.7 % 12 33.5 %
 1/2 5 13.8 % 8 22.2 % 11 30.5 % 12 33.5 %
 Qua kết quả điều tra cho thấy . Mặc dù giáo viên cũng đã vận dụng các phương 
pháp, trong đó có phương pháp quan sát nhưng kết quả sau khi học xong HS nắm kiến 
       Trang 5 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
 Khi dạy học môn TN-XH, GV cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. 
Vì mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh riêng, tùy theo nội dung bài học mà giáo 
viên khai thác hợp lý, không nên tuyệt đối một phương pháp nào đó và coi nó như một 
phương pháp độc tôn.Đặc thù của môn TN-XH lớp 1 nội dung kiến thức thu gọn trên 
kênh hình , nên phương pháp quan sát đối với môn học này thật cần thiết và quan trọng .
 *Phương pháp quan sát
 a) Khái niệm:
 Phương pháp quan sát là hình thức dạy học GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng 
các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong TN - XH nhằm tiếp 
nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật, hiện 
tượng đó.
 b) Tác dụng của phương pháp quan sát
 -Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học môn TN-XH
 -Quá trình quan sát giúp họ nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể 
người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên 
trong cuộc sống hàng ngày.
 -Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp 
quá trình nhận thức học sinh tiểu học.
 -Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp GV tiết kiệm lời giảng kèm theo ví dụ 
minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
 -Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phân 
tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại,làm cho bài 
giảng không nhàm chán.
 c) Hạn chế
 -Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu, tốn thời gian, tốn kém.
 -Khó phân bố thời gian, dễ bị cháy giáo án.
 -Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với các phương 
pháp và GV phaair quản lý tốt lớp học.
 d) Tiến trình tổ chức quan sát
 B1: Xác định mục đích quan sát
 Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan 
sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm đạt mục 
tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?
       Trang 7 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
 VD: Bài 22: Cây rau ( TN-XH lớp 1. Trang 45 )
 Giáo viên huớng học sinh hướng đến đối tượng quan sát thông qua các câu hỏi:
 +Tên cây rau?
 +Nó được trồng ở đâu?
 + Chỉ ra các bộ phận : rể, thân, lá, 
 + Bộ phận nào ăn được?
 -Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết.
 -Giúp học sinh phân tích, tổng hợp, khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các 
đối tượng mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra kết luận khách quan, khoa học.
 VD: Bài 2: Chúng ta đang lớn ( TN-XH lớp 1. Trang 6 )
 Qua việc quan sát các bức tranh trong sách giáo khoa, học sinh biết được cơ thể 
chúng ta đang thay đổi như thế nào qua thời gian ( chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết, 
.) cùng với việc nhìn lại quá trình phát triển của chính cơ thể các em và các bạn trông 
lớp. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi: 
 + Làm thế nào để biết cơ thể chúng ta đang lớn?
 + Các em thấy sự lớn lên của mỗi người có giống nhau không?
 + Vì sao lại như thế?
 + Làm thế nào để lớn nhanh?
 B4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát
 Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý các thông tin thông qua hoạt 
động ( phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét, ) để rút ra kết luận khoa học 
về các đối tượng.
 Hình thức báo cáo có thể bằng lời, phiếu học tập, hay phương tiện dạy học. Giáo 
viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và bổ sung các kiến thức 
cần thiết.
 VD: Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật ( TN-XH lớp 1. Trang 60 )
 Sau khi quan sát cây cối trong vườn trường và các con vật, học sinh sẽ có các thông 
tin: Các loại cây rau, cây hoa, cây gỗ,  với những đặc điểm phân biệt và nhận diện 
chúng. Biết các con vật: cá, mèo, gà, muỗi, dán, .với đặc điểm về kích thước và hình 
dáng.
 Qua phân tích, so sánh học sinh rút ra kết luận:
 *Cây cối có nhiều loại như: Cây rau, cây hoa, cây gỗ,  Các loại cây này có thể 
khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng chúng đều có rễ, thân, lá.
       Trang 9 Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học TNXH lớp 1
 Vì không gian quan sát rộng, có nhiều chi tiêt nên sau khi quan sát các em nên thảo 
luận nhóm để tổng hợp những gì quan sát được, thống nhất để báo cáo kết quả quan sát.
 * Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với phương pháp trò chơi.
 Phương pháp quan sát là cơ sở để tạo cho học sinh tổ chức trò chơi, lám cho trò chơi 
có ý nghĩa học tâp. Ngược lại, phương pháp trò chơi tạo cho học sinh hứng thú khi quan 
sát và khắc sâu những gì mình vừa quan sát được,
 VD: Trò chơi “ Đi chợ giúp mẹ”. Bài 9: Ăn, uống hằng ngày ( Sách Tự nhiên và 
Xã hội 1, trang 18). Trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”. Bài 20: An toàn trên đường đi học 
( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 42). 
 Trò chơi “ Đố bạn rau gì?”. Bài 22: Cây rau “ sách Tự nhiên và Xã hội 1.trang)
 C. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TNXH LỚP 1 
 1.Mục tiêu tổng quát 
 *Giúp học sinh:
 -Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn. 
 -Các thành viên trong gía đình, lớp học. 
 -Tập quan sát một số cây, con vật, các hiện tượng tự nhiên – xã hội. 
 -Hiểu được sự thay đổi của thời tiết. 
 2.Mục tiêu cụ thể 
 a. Chủ đề:CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
 * Kiến thức:
 - Nhận biết các bộ phận bên ngoài của cơ thể và vai trò nhận biết thế giới xung 
quanh của các giác quan.
 - Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện dưới sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sự 
hiểu biết ngày càng nhiều.
 - Biết giữ vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.
 - Biết ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho sức khoẻ.
 * Kĩ năng:
 - Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách.
 - Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
 - Tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi về cơ thể người và sức khoẻ.
 * Thái độ:
       Trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_quan_sat_trong_da.doc