Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

docx 11 trang sklop1 19/10/2023 8196
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

Báo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do lựa chọn biện pháp 2
 2. Đối tượng áp dụng 3
 II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
 1. Mục tiêu của biện pháp 3
 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp 3
 2.1. Cơ sở lí luận 3
 2.2. Cơ sở thực tiễn 3
 3. Nội dung biện pháp 4
 3.1. Tổ chức trò chơi học tập 4
 3.2. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm 4
 3.3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh 5
 3.4. Úng dụng công nghệ thông tin 5
 4. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp 6
 4.1. Tổ chức trò chơi học tập 6
 4.2. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm 7
 4.3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh 8
 4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin 8
 5. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp 9
 III. THỤCC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
 1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 9 Chính vì những lí do trên mà tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả học 
tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cục cho học sinh lớp 1."
4. 2. Đối tượng áp dụng:
 • Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo - quận Lê Chân - thành phố Hải 
 Phòng.
5. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
6. Mục tiêu của biện pháp
Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác 
nói chung.
Áp dụng các phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực. 
Học sinh được học trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái và thân thiện.
7. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp
7.1. Cơ sở lí luận
Muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để 
giúp học sinh phát triển năng lực, trí tuệ sáng tạo của mình. Đổi mới phương pháp dạy 
học giúp giáo viên quan tâm đến học sinh nhiều hơn, định hướng cho việc học của học 
sinh trở nên dễ dàng hơn. Năng lực được hiểu là các tiêu chí được đặt ra ngay từ đầu 
nhằm phục vụ quá trình giáo dục hướng người học đạt được sau khi hoàn thành quá trình 
giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực chính là sự phối 
hợp hệ thống các phương pháp để phát triển năng lực cho người học.
7.2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1A5 với sĩ số 46 học 
sinh gồm 26 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Ngay từ đầu năm học, khi nghiên cứu và 
thử nghiệm sáng kiến này, tôi đã khảo sát, đồng thời quan sát quá trình các em hoạt động 
trong tiết Tiếng Việt hàng ngày và thu được kết quả như sau:
 Tổng số Tích cực học tập Bình thường Không tích cực học tập
 HS SL % SL % SL %
 46 20 43,4% 15 23,9% 11 32,7% nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường và kĩ năng hợp tác của mỗi 
thành viên trong nhóm. Trong giờ học Tiếng Việt, biện pháp này đã tạo nên một môi 
trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của 
những người bạn.
Học theo nhóm sẽ phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc 
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân 
người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm học tập làm việc tốt sẽ 
khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau, giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có 
nhiều cơ hội hòa nhập với tập thể lớp học. Nhờ việc làm việc theo nhóm mà học sinh có 
nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, học sinh phát huy được vai trò, 
trách nhiệm cá nhân, vừa có cơ hội học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các 
thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đã tạo điều 
kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, tạo điều kiện cho các 
em được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân 
cách cho học sinh.
9. 3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh
Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh Tiểu học, nhất là đối với 
học sinh lớp 1 . Lời khen tạo động lực và giúp các em cải thiện kết quả học tập. Việc 
động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp các em tự tin, nhân cách của học sinh ngày 
càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng 
chỉ làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, khen thưởng kịp thời góp 
phần rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
10. 4. Úng dụng công nghệ thông tin
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng 
dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng bài giảng điện tử. Nhưng làm 
thế nào để mỗi bài giảng thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học 
sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, đầu tư nghiêm 
túc của giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn, 
sử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng.
11. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp
11.1. Tổ chức trò chơi học tập
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nhưng hiệu quả 
đem lại chưa cao. Một số giáo viên quá lạm dụng trò chơi học tập. Có những tiết học giáo 
viên sử dụng 2,3 trò chơi gây mất thời gian, lớp học "sôi nổi" một cách thái quá dẫn đến 
ồn ào, mất trật tự. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành lớp, không phát 
huy hết hiệu quả của trò chơi. Bên cạnh đó có những trò chơi chưa nghiên cứu chọn lọc 
kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học hoặc giáo viên tổ chức trò chơi • Bước 1: Lập nhóm (thường một nhóm có từ 2- 4em, theo năng lực, sở thích, ngẫu 
 nhiên hay theo vị trí ngồi,... để học sinh có cơ hội trải nghiệm, giao lưu, học hỏi 
 các thành viên trong lớp). Học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. - 
 Bước 2: Giao nhiệm vụ chung hoặc cho từng nhóm. Để học sinh tham gia hoạt 
 động nhóm có hiệu quả, trước hết mỗi em cần hiểu rõ những gì mình cần làm 
 bằng cách giao cho các em một số vai trò đơn giản trong nhóm cùng những công 
 việc cụ thể kèm theo. Trưởng nhóm giúp giáo viên quản lí hoạt động của nhóm, 
 phân việc và phân vai cho các thành viên trong nhóm, tổ chức thảo luận, giúp đỡ 
 các thành viên cùng nhau làm việc,....
 • Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu giáo viên đã giao: Giáo viên cần 
 đứng ở vị trí thuận lợi để có thể dễ dàng quan sát hoặc đi tới giúp đỡ các nhóm 
 cần hỗ trợ. Khi thấy nhóm nào đó thực hiện sai lệnh, giáo viên đến hướng dẫn, chỉ 
 nên nói nhỏ đủ nghe trong nhóm. Giáo viên không nên dành thời gian làm việc ở 
 một nhóm quá lâu, không đứng một chỗ trên khu vực bàn giáo viên hoặc bục 
 giảng.
 • Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 • Bước 5: Giáo viên chốt lại đáp án đúng.
12. 3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh và dạy học sinh trong lớp đánh giá bạn bằng 
những ngôn ngữ tích cực, thay những lời lẽ chê bai bằng những lời động viên, khích lệ. 
Tuy nhiên vẫn phải chỉ cho các em thấy cái sai của mình để khắc phục lỗi sai đó để học 
sinh thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến, giúp các em không sợ hãi khi nói sai. Ví dụ: Ở 
phần "Đọc" thay vì nhận xét "Em đọc còn nhỏ" giáo viên có thể nói "Nếu em đọc to hơn 
thì bài đọc của em sẽ rất tốt"... Khi học sinh trình bày chưa tốt, còn gạch xóa, giáo viên 
thường nhận xét là "cẩu thả", thay vào đó giáo viên có thể nhận xét "Em cần trình bày 
cẩn thận hơn." hay "Viết cẩn thận hơn em nhé!”...
Ngoài việc nhận xét bằng lời, tôi còn dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa 
đầu để khích lệ học sinh. Học sinh tiến bộ tôi thưởng hoa hoặc sticker, sau đó quy đổi ra 
phần thưởng là các đồ dùng học tập. Khi được nhận những lời khen hoặc phần thưởng từ 
giáo viên, các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết 
nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em.
13. 4. Ửng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt lớp 1 có nhiều ưu điểm: 
giáo viên tiết kiệm được thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập trung thời gian 
cho việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Khi ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học, nội dung và hình thức trình bày phong phú, giáo viên sử dụng hình ảnh 
minh họa sinh động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1, giúp kích thích hứng thú 
học tập của các em. Phương pháp thống kê, đối chiếu.
18. Tiến hành thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm với 46 học sinh lớp 1A5
19. 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi thực hiện thêm một cuộc khảo sát đối với học sinh của 
lớp, cũng như đánh giá quá trình học tập và làm việc của các em. Kết quả thu được như 
sau:
 Tổng số Tích cực học tập Bình thường Không tích cực học tập
 HS SL % SL % SL %
 46 28 60,8% 12 33,3% 6 5,9%
 Tổng Thích học Bình Không 
 sốn thường thích
 Tiếng
 Việt
 HS Việt
 SL % SL % SL %
 46 28 60,8% 12 33,3% 6 5,9%
Bên cạnh đó, thành tích học tập môn Tiếng Việt của các em cũng có những tiến bộ tích 
cực, cụ thể:
 Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
 Số Số Số 
 lượng lượng lượng
 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
 HS HS HS
 Cuối kì I 0 0% 16 34,8% 30 65,2%
 Cuối kì II 0 0% 10 21,8% 36 78,2% 26. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 • Sách Tiếng Việt 1 - Bộ kết nối tri thức với cuộc sống.
 • Sách giáo viên Tiếng Việt 1 - Bộ kết nối tri thức với cuộc sống.
 • Tài liệu chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Việt.
VI. PHỤ LỤC
 • Phiếu khảo sát học sinh về mức độ yêu thích học tập môn Tiếng Việt.
 • Đánh dấu x vào ô em chọn:
 Thích học Tiếng Việt Bình thường Không thích học Tiếng Việt
 • Bài kiểm tra cuối học kì I, học kì II môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Lê Chân, ngày 01 tháng 10 năm 2022
TÁC GIẢ

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mon_tieng_viet_n.docx
  • pdfBáo cáo Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích c.pdf