Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

docx 10 trang sklop1 12/03/2024 781
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây 
dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ 
sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung 
Giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh Trong những nội dung đó thì Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng 
và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Tiếng Việt ở bậc Tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ 
năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội 
dung của môn học.
 Chúng ta đều biết, lớp 1 là lớp đầu cấp nên việc dạy môn Tiếng Việt cho học sinh vô cùng 
quan trọng. Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 
(CTGDPT 2018). Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 là dạy và học theo hướng phát 
triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Trong thời gian đầu dạy học môn Tiếng Việt tôi nhận 
thấy:
 Có những em rất say mê nghe cô giáo giảng bài và tương tác với các hoạt động của giáo viên 
rất tốt, tuy nhiên cũng có em không tập trung, không để ý cô giáo nói gì, yêu cầu gì mà thậm chí 
làm việc riêng, có những em thì mắt nhìn ra cửa sổ, hoặc nằm gục xuống bàn 
 Hình ảnh 1, 2: Học sinh không tập trung trong giờ học
 Từ việc học sinh không hứng thú học tập môn Tiếng Việt dẫn đến giờ học trở nên trầm lắng, 
căng thẳng. Tối đến có nhiều phụ huynh điện thoại trao đổi với tôi: “Cháu không thích học Tiếng 
Việt, chỉ thích học Toán. Cứ nhắc đến đọc bài, viết bài là cháu khóc”. Không những thế, học sinh 
trong lớp là người dân tộc thiểu số nên ít được sự quan tâm của cha mẹ; thể hiện qua bảng thống 
kê sau:
 Bảng 1. Thống kê số liệu học sinh (HS) hứng thú học tập môn Tiếng Việt đầu năm học 
 Với số liệu như trên, tôi cảm thấy rất lo lắng. Lúc này tôi tự hỏi mình: tại sao lớp học trở 
nên như vậy, tại sao các em không có hứng thú học môn Tiếng Việt mà khi học những môn học Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập lẫn nhau trao dồi kiến thức 
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng. Sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên 
của cha mẹ học sinh và nhà trường cũng là một trong những thuận lợi giúp giáo viên và cha mẹ 
học sinh kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học 
phù hợp với điều kiện thực tế.
 Là một giáo viên trẻ, yêu nghề có năng lực chuyên môn, bản thân tôi luôn nhận thức được 
tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh. Từ đó, tôi luôn cố gắng tìm 
tòi nghiên cứu các phương pháp phù hợp với đặc thù môn học, tình hình thực tế giúp học sinh học 
tốt hơn phân môn của mình.
 Các em học sinh rất ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo.
 * Nguyên nhân hạn chế
 Trường PTDTBT TH&THCS Trà Bùi đóng trên địa bàn xã Trà Bùi, một xã có điều 
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, địa bàn xã rộng, đường đi đến trường khó khăn (đặc biệt là vào 
những ngày mưa bão).
 Học sinh lớp tôi 100% là học sinh dân tộc thiếu số còn nhiều thiếu thốn.
 Phụ huynh sống bằng nghề nông, kinh tế còn khó khăn, phải vất vả lo cái ăn, cái mặc nên 
việc tiếp xúc, dạy dỗ con cái còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học của 
con em mình. Học sinh đến lớp không có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
 Học sinh lớp 1 còn ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học.
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Căn cứ thực hiện 
 - Căn cứ Thông tư 32/2018/QĐ-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành Chương trình giáo dục phổ thông;
 - Căn cứ Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT về Quy định 
đánh giá học sinh tiểu học;
 - Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-TH&THCS ngày 30/08/2021 của Trường PTDTBT 
TH&THCS Trà Bùi về kế hoạch Giáo dục cấp Tiểu học, năm học 2021 - 2022 và Kế hoạch 
số 15/KH-TH&THCS ngày 06/09/2022 của Trường PTDTBT TH&THCS Trà Bùi về 
kế hoạch Giáo dục cấp Tiểu học, năm học 2022 - 2023.
 - Căn cứ Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục năm học 2021 - 2022 và năm 
học 2022 - 2023 của tổ khối chuyên môn; kế hoạch dạy học hàng tuần/hàng tháng của cá nhân 
trong hai năm học.
 - Căn cứ vào tình hình học tập thực tế của học sinh, lớp chủ nhiệm và điều kiện cơ sở vật 
chất của lớp, của trường.
 2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện
 a) Nội dung, phương pháp
 * Nội dung:
 - Tạo động cơ học tập cho học sinh.
 - Tạo môi trường lớp học thân thiện và gần gũi với các em.
 - Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp. Hình ảnh 3, 4: Học sinh chăm sóc hoa và làm hoa để tạo không gian xanh
 * Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học
 Đổi mới phương pháp dạy học theo CT GDPT 2018 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo và vận dụng kiến thức, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở 
để người học cập nhật và đổi mới kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
 Trong các tiết học, tôi đã vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp tạo điều 
kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình.
 - Vận dụng phương pháp học thông qua chơi Mục đích của phương pháp này là giúp học 
sinh hệ thống hóa kiến thức đã học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức được học, nắm chắc âm, 
vần biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, 
có thói quen phản ứng nhanh cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể. Thông qua trò chơi 
tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi giờ học, hoạt động làm cho giờ học nhẹ nhàng, đem lại kết 
quả cao.
 Trong giờ học môn Tiếng Việt, tôi thường tổ chức trò chơi ở 2 phần: phần khởi động và 
phần ghép chữ cái tạo vần, tạo tiếng mới. 
 Ví dụ: Bài. Tôi là học sinh lớp 1 (sách giáo khoa, trang 4, tập 2). Ở hoạt động mở đầu, giáo 
viên cho học sinh tham gia mua hát tập thể bài hát “Mái trường em yêu”.
 Khi tổ chức trò chơi, học sinh đều hứng thú với giờ học giúp các em có tâm thế thoải mái, 
bớt căng thẳng, tiếp thu bài tốt hơn và ngôn ngữ của các em ngày càng được trau dồi nhiều hơn. 
 Hình ảnh 5, 6: Học sinh thực hành ghép âm để tạo tiếng mới Đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mẫu vật, vật thật đều gây hứng thú cho học sinh trong 
giờ học.
 Trong bài học có phần đọc từ, đọc đoạn văn, luyện nói, dạng bài ôn tập và kể chuyện, giáo 
viên sử dụng vật thật và tranh minh họa câu chuyện để các em tập trung và nhớ bài học lâu hơn. 
Ví dụ: bài 23 Th th ia (trang 58, tập 1 sách giáo khoa) có từ mía, lá tía tô, muốn học sinh nhận biết 
được sự vật và đọc được từ đó, tôi sẽ đưa ra một nhánh lá tía tô, hay một khúc mía cho học sinh 
quan sát. Qua đó học sinh biết được lá tía tô, mía dùng làm gì và đọc nhanh được từ đó. 
 Hình ảnh 11, 12: Học sinh làm bài tập với hình thức tìm nhà cho thỏ
 - Ứng dụng công nghệ thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo 
viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Những 
bài dạy được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ 
thấy, dễ tiếp thu hơn. Điều đặc biệt, nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp một số thiết 
bị dạy học như bảng tương tác, ti vi smat và một số đồ dùng khác. Qua lớp tập huấn được nhà 
trường tổ chức về sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học nói trên. Tất cả giáo viên trong 
trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn học hỏi, tự cập nhật, nghiên cứu, khai thác các ứng 
dụng trên các thiết bị phương tiện để sử dụng trong giờ dạy học môn Tiếng Việt cũng như các môn 
học khác.
 Ngoài giờ dạy, tôi thường vào các trang violet, kinhnghiemdayhoc.net, hành trang số để 
tham khảo cách thiết kế, khai thác bài dạy. Tôi lập kế hoạch và thiết kế lại bài, để mỗi bài dạy 
thêm sinh động, hấp dẫn, giáo viên tải các hình ảnh trong sách Tiếng Việt, tải video quy trình viết 
chữ bổ sung cho lời cô giáo nói, ngoài ra còn sử dụng các hiệu ứng và âm thanh khi trình chiếu. 
Kết quả cho thấy khi sử dụng các phương tiện dạy học nói trên, học sinh rất thích thú và chăm chú 
học không chỉ môn Tiếng Việt mà ở tất cả các môn học khác.
 Ví dụ: Bài. Cả nhà đi chơi núi (trang 30-32, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, tập 2). Ở 
hoạt động mở đầu, giáo viên tổ chức cho học sinh múa hát theo nhạc (hát theo nhạc điệu có trên 
youtube), sau đó giáo viên cho học sinh quan sát tranh tranh trên màn hình và nêu cảm nhận. Hình 15, 16: Giấy khen và chứng nhận của học sinh.
 Hình 17: Học sinh học sôi nổi, tập trung hơn trong giờ học Tiếng Việt
 Sáng kiến tôi thực hiện có giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với Chương trình GDPT 2018 nói 
chung và môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn 
luyện phương pháp tự học, có tư duy độc lập, hợp tác làm việc theo nhóm hiệu quả.
 2. Phạm vi áp dụng
 Sáng kiến có thể áp dụng để giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh các khối lớp từ khối lớp 
1 đến khối lớp 5 trong nhà trường Tiểu học nói chung.
 Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến tôi đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của môn Tiếng 
Việt. Tôi đã áp dụng vào dạy cho học sinh của trường PTDTBT TH &THCS Trà Bùi, và một 
số trường trong huyện. Tôi thấy đã thu được kết quả khả quan. Nếu áp dụng đúng học sinh sẽ hào 
hứng học tập hơn. 
 Trong quá trình viết sáng kiến không tránh những thiếu sót, hạn chế, rất mong được hội đồng 
đánh giá và đồng nghiệp góp ý để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tieng_viet_cho_hoc_si.docx