Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trà Cang

docx 11 trang sklop1 15/03/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trà Cang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trà Cang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trà Cang
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG
 PTDTBT TH TRÀ CANG
 1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
 - Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của học 
sinh. Tôi tiến hành khảo sát, kiểm tra sự nắm bắt chữ cái các em đã được học ở mẫu giáo từ 
đó phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch phù hợp. Trên cơ sở nắm bắt thông tin học 
sinh, trao đổi thông tin với giáo viên mẫu giáo tại điểm trường và học sinh trong lớp. Sau đó 
lập kế hoạch kèm cập những đối tượng học sinh chậm tiếp thu một cách có hiệu quả nhất.
 - Biện pháp 2: Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần, tiếng. Đây là biện 
pháp quan trọng để rèn cho học sinh đọc đúng. Muốn thực hiện tốt giải pháp này, giáo viên 
phải có những hiểu biết và kinh nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt.
 - Biện pháp 3: Rèn cách ngắt nghỉ hơi đúng. Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên 
nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa 
ở những tiết học sau.
 - Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc hiểu. Để giúp học sinh hiểu được nội dung văn bản 
đọc, trong quá trình rèn đọc tôi kết hợp giải nghĩa một số từ những trong bài. Sau đó, tôi 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi để học sinh nắm được nội dung và 
ý nghĩa của bài đọc.
 - Biện pháp 5: Rèn tính tự giác, tự tin, chủ động, tích cực trong học tập. Rèn nề nếp 
học tập, thói quen sinh hoạt có giờ giấc. Ngoài việc rèn cho học sinh tự giác đọc ở lớp, tôi 
còn phối hợp với phụ huynh để học sinh tự đọc ở nhà.
 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học giúp học sinh hình thành 4 kĩ năng cơ bản đó là đọc, viết, 
nói và nghe. Đọc là kĩ năng quan trọng, giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử 
dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự của các em còn quá ít ỏi, việc hiểu nghĩa của từ còn hạn chế. Kĩ năng nói, nghe chưa thực sự 
tốt. Hệ thống phát âm của một số em chưa hoàn chỉnh.
 * Khảo sát kết quả đọc của học sinh đầu năm:
 Tổng số học sinh 14 em
 Nhận biết được tất cả các chữ cái 6
 Nhận biết được một số chữ cái 6
 Không nhận biết được chữ cái nào 2
 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là 
giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
 1.3.1. Phân loại đổi tượng học sinh, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh
 Sau khi nhận lớp, ngay từ đầu năm giáo viên phải nắm được tình hình của từng đối 
tượng học sinh. Đặc biệt, đối với các em học sinh là người dân tộc thiếu số là rất quan trọng. 
Trong lớp có rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau: nhóm đọc thuộc bảng chữ cái, nhóm thuộc 
một vài chữ cái, nhóm chưa thuộc chữ cái. Tùy mỗi nhóm đối tượng mà tôi lên kế hoạch phụ 
đạo cho phù hợp.
 Đối với học sinh ghi nhớ kém, phát âm chưa đúng, tôi xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện 
việc rèn đọc cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện 
đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. Tôi hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần 
để các em làm quen với mặt chữ.
 Bên cạnh việc rèn học sinh đọc chưa tốt, giáo viên rèn cho các em đã đọc được nâng từ 
mức độ đọc khá lên đọc tốt. Ngoài việc đọc, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói 
quen tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập.
 Ngoài ra, giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh để sử dụng những 
phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất. Học sinh lớp 1 là 
lứa tuổi ngây thơ, các em đang háo hức để được đến trường học hỏi. Các em rất ham hiểu 
biết, thích bắt chước, vì vậy những gì giáo viên truyền tải các em sẽ chú ý lắng nghe. Cô giáo 
chủ nhiệm giống như người mẹ thứ hai của các em nên những lời cô nói đôi khi các em còn 
vâng lời hơn của ba mẹ mình. Nắm được ưu điểm đó, nhiều giáo viên ngay từ đầu năm học 
đã tập trung việc rèn đọc cho học sinh giúp quá trình dạy và học của cô và trò diễn ra dễ dàng 
hơn. - Rung lưỡi để phát âm “ r”
 - Khép miệng, giữ hơi để bật mạnh ra âm: “p”
 - l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
 - n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
 Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” và “gi”:
 + Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, 
dứt khoát.
 + Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi trên, cho hơi thoát 
ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài.
 Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”.
 + Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên.
 + Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm vào chân răng.
 Giáo viên làm mẫu chậm, yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm theo.
 * về phần vần, tiếng:
 Để học tốt phần vần, tiếng các em phải nắm chắc cơ chế đánh vần, phân tích vần, tiếng. 
Đối với những học sinh chậm tiến nếu các em không đọc được, thì chúng ta cần chia nhỏ ra 
nữa.
 Ví dụ : Dạy bài “an - ăn - ân” - SGK Tiếng Việt 1, tập 1 bộ sách “Kết nối tri thức với 
cuộc sống” như sau:
 + GV giới thiệu vần an, ăn, ân.
 + GV yêu cầu HS so sánh vần ăn, ân với an để tìm ra điểm giống và khác nhau. (Gợi ý: 
Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, ă, â).
 + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
 + GV đánh vần mẫu các vẫn an, ăn, ân. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, 
tránh phát âm sai.
 + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
 + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
 - Đọc trơn các vần:
 + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
 + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
 - Ghép chữ cái tạo vần: sẽ thấy tai mình rất đẹp.”//
 Một lần,/ thỏ và các bạn/ đi chơi xa,/ quên khuấy đường về.// Ai cũng hoảng sợ./ Thỏ 
chợt dỏng tai:// “Suỵt!// Có tiếng bố tớ gọi.”// Cả nhóm đi theo hướng có tiếng gọi.// Tất cả 
về được nhà.// Các bạn tấm tắc khen tai thỏ thật tuyệt.//
 Từ đó/ thỏ không còn buồn vì đôi tai nữa.//
 - GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.
 + GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng 
vần và từ ngữ chứa vần đó.
 - HS đọc theo đồng thanh.
 + Một số HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
 + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ tuy 
không chứa vẫn mới nhưng có thể khó đối với HS.
 + Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. ( Một 
lần, / thỏ và các bạn đi chơi xa, quên khuấy đường về.)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý: Em nào có ý 
kiến khác? Bạn đọc như thế nào? ... Mời một vài em đọc lại.
 Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống 
nhất cách đọc.
 Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp 
nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài tập đọc có lời nhân vật 
tôi thường dành 2 - 3 phút cho các em thi đọc.
 Ví dụ:
 Bài “Khi mẹ vắng nhà” - SKG Tiếng Việt 1 Tập 2 Trang 4 Bộ sách “Kết nối tri thức với 
cuộc sống”.
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 em. Hướng dẫn các em đọc 
theo hình thức phân vai. Giáo viên mời một nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận 
xét cách đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc 
hay nhất.
 Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em 
đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau.
 1.3.4. Rèn kĩ năng đọc hiểu
 Để giúp học sinh hiểu được nội dung văn bản đọc, trong quá trình rèn đọc tôi kết hợp từ “hãnh diện” để học sinh dễ hiểu.
 + Từ “chững chạc” có nghĩa là đàng hoàng. Giáo viên giải thích thêm: ở đây ý nói có 
cử chỉ và hành động giống như người lớn.
 - HS và GV đọc toàn văn bản. GV lưu ý HS khi đọc văn bản, hãy coi mình là nhân vật 
Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng.
 + GV đọc lại toàn văn bản và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
 - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
 a. Bạn Nam học lớp mấy?
 b. Hồi đầu năm, Nam học gì?
 c. Bây giờ, Nam biết làm gì?
 - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh 
hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
 - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các 
nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời.
(a. Nam học lớp 1; b. Hồi đầu năm học, Na mới bắt đầu học chữ cái; c. Bây giờ, Nam đã đọc 
được truyện tranh, biết làm toán.)
 1.3.5. Rèn tính tự giác, tự tin, chủ động, tích cực trong học tập
 Tôi nghĩ rằng nên rèn cho học sinh tính “ Tự học” khi các em còn nhỏ là rất quan trọng. 
Khi các em tự học, tự tìm tòi thì các em sẽ ghi nhớ, khắc sâu các âm, vần hơn. Tự đọc và đọc 
nhiều sẽ giúp các em đọc nhanh, đọc trôi chảy.
 Chính vì vậy trong giờ học, nhất là các tiết ôn luyện, tôi luôn khuyến khích các em tự 
đọc ở sách giáo khoa, báo, truyện. Rồi sau đó mới gọi các em đọc để đánh giá lại việc đọc 
của các em. Trong lúc các em tự đọc, tôi luôn quan sát và giúp đỡ kịp thời cho các em.
 Tôi cũng sử dụng biện pháp này thường xuyên trong các tiết đọc thư viện. Học sinh rất 
tự giác đọc truyện chính vì thế mà kĩ năng đọc của các em ngày càng tiến bộ rõ rệt.
 Trong khi học sinh đọc bài cũng như phát biểu ý kiến, tôi luôn động viên, khích lệ các 
em chính vì vậy mà các em luôn tự tin, tích cực trong học tập. Các em luôn mạnh dạn đưa ra 
những ý kiến của bản thân, mạnh dạn trao đổi với cô những điều chưa hiểu. Tôi thường trao 
đổi với các em về những lợi ích của việc biết đọc sẽ giúp các em học hỏi nhiều điều hay từ 
sách, báo, truyện. Từ đó các em ngày càng tự tin đọc trước lớp và ham thích việc đọc và các 
em tự giác đọc bài hơn.
 Thực tế là học sinh lớp một ở độ tuổi 6 tuổi, các em còn non nớt, lần đầu tiên cắp sách các đoàn thể trong nhà trường để có biện pháp khắc phục.
 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
 Sau một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên từ đầu năm đến nay, tôi thấy hiệu 
quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập, các 
em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài, số em đọc đúng đã được nâng lên, số em đọc chưa đạt 
yêu cầu đã giảm đi. Kết quả thu được cụ thể như sau:
 Cuối năm (tháng 5 năm 2021)
 Xếp loại
 Tổng số học sinh
 Đọc tốt Đọc đạt yêu cầu Chưa đọc được
 SL % SL % SL %
 14 6 42,9 8 57,1 0 0
 Nhìn vào bảng thống kê kết quả dự đoán ban đầu và kết quả thực hiện được, tôi khá 
hài lòng về những biện pháp mà mình đã thực hiện để giúp học sinh lớp mình rèn đọc. Ở lớp, 
tiết học nào của tôi các em học sinh cũng hào hứng và nghiêm túc tiếp thu bài. Đây là kết quả 
rất đáng khích lệ cho những cố gắng của cô và trò lớp 1/1.
 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không
 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến 
lần đầu - nếu có: Không
 TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, 
thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có): Không

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx