Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô vùng quan trọng, đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Như chúng ta đã biết, trẻ 6 tuổi bắt đầu bước vào học lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ những hoạt động vui chơi ở giai đoạn mẫu giáo, chuyển sang một hoạt động mới, hoạt động học tập. Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các em, các em bắt đầu học chữ, học đọc, học viết nên các em rất bỡ ngỡ và lạ lẫm với các hoạt động học tập, dẫn đến tiếp thu kiến thức thật khó khăn nhất là những trẻ chưa qua mẫu giáo. Các em phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, nhìn vào âm - vần - tiếng, từ các em phải đọc lên đúng âm - vần - tiếng đó, có như vậy các em mới nắm được bài học. Cùng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi học sinh lớp Một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt. Nếu trẻ không đọc được thì không những các em sẽ hỏng kiến thức tất cả các môn học ở lớp 1 mà lên những lớp trên các em cũng sẽ không học được. Mặt khác trong hai năm học vừa qua học sinh lớp 1 bị ảnh hưởng rât nhiều do dịch bệnh covid – 19. Phần lớn khi vào lớp 1 các em học không nhận dạng được mặt chữ cái. Một bộ phận không nhỏ đọc sai là do phát âm địa phương. Nhận thức được thực trạng trên, qua thời gian dạy một số tuần đầu tôi đã nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt lớp 1. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt” 2.Mục đích nghiên cứu Để giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt là một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng. Nhất là đối với các em học sinh lớp Một, lớp học đầu cấp đặt nền móng cho các lớp học sau. Để thấy được tầm quan trọng đó bắt đầu từ năm học 2020 -2021, thời 1 II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan 1. Cơ sở lý luận Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh . Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng đọc hay. Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác. Dựa vào tâm lý của ngưòi bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phươmg ngữ. Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi, nói 3 các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc đúng, đọc hay sẽ góp phần hình thành nhân cách con người mới phù hợp với thời đại, hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước và là phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Từ thực tế giảng dạy nhiều năm khối lớp 1, cũng như qua việc thăm lớp dự giờ môn tập đọc tôi thấy các em học sinh đều đã biết đọc nhưng nhiều em đọc còn nhỏ, ấp úng, sai lỗi phát âm, chưa biết đọc đúng âm vần tiếng từ . Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh đọc tốt và để đọc tốt học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản ngay từ lớp Một. Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người” (Lê Nin), “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác). Ngôn ngữ là là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường. Có đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh lớp Một chỉ được công nhận khi các em biết đọc chữ. Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng: *Về phía giáo viên -Thuận lợi: 5 xuyên nhắc nhở đã tạo điều kiện cho các em học tập trên lớp cũng như ở nhà đạt được hiệu quả tốt hơn. - Khó khăn Do học sinh vừa chuyển sang một môi trường học tập nên các em còn quá non yếu về mọi mặt, chưa có ý thức tự học, mọi hoạt động đều được thầy cô và gia đình hỗ trợ. Ngay buổi đầu vào học, cô giáo đã phải dỗ dành, chăm chút rèn các con vào nề nếp như tư thế ngồi học, cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, giơ bảng, cầm bút. để từng bước đưa các em vào nền nếp học tập theo kế hoạch dạy học đã đề ra. Đặc biệt hơn trong năm học vừa qua do dịch bệnh covid 19, thời gian các em đến trường mẫu giáo co lại việc học tập và tham gia các hoạt động không liên tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiều trở ngại trong việc dạy học Tiếng Việt. Vì vậy ngay từ những tuần đầu dạy đọc các bài âm, vần, tiếng, từ và các dấu thanh đa số học sinh đọc sai. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiếng địa phương, tiếng mẹ đẻ, nói ngọng. Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Cấu tạo khẩu hình răng, môi, lưỡi của học sinh chưa được hoàn thiện cộng với việc rèn luyện ngôn ngữ nói chưa được thường xuyên. Trong đó có một số học sinh ngại nói những âm vần tiếng từ mình hay nói sai mà khi nói sai Cha mẹ học sinh hay cô giáo không sửa sai kịp thời. Điều đó làm cho hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em . Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng cao chất lượng phát âm chuẩn về âm vần, tiếng từ. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có phân môn học vần, Tập đọc 7 Ví dụ: cách sửa ngọng khi dạy bài 12: h – l , bài 16 n -m (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối cùng tri thức) Sau khi giáo viên và học sinh cùng thực hiện đọc xong phần âm, ghép âm để đọc từ ở hoạt động 2: Đọc. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. Sau khi đưa tranh minh hoạ và nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn lá me. Thì lúc này giáo viên cần đọc mẫu nhiều lần, đọc chậm, phát âm rõ từ ngữ lá me (lờ-a-la-sắc-lá. Mờ-e-me), uốn lưỡi cong để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn l với n hoặc ngược lại. Hoặc khi dạy bài G g Gi gi (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, trang 46) Sau khi giáo viên và học sinh cùng thực hiện đọc xong phần âm, ghép âm để đọc từ ở hoạt động 2: Đọc. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: gà gô, đồ gỗ giá đỗ cụ già. Sau khi đưa tranh minh hoạ và nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn lá đồ gỗ. Thì tương tự như ví dục đã nêu trên giáo viên cần đọc mẫu nhiều lần, đọc chậm, phát âm rõ từ ngữ và dấu ngã (g-ô-gô ngã-gỗ), uốn giọng đọc dấu để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã hoặc ngược lại. ( lờ - a –la –sắc – lá. Lá đỏ) ( nờ - ơ – nơ) 9 + Trò chơi được thiết kế bằng đồ dạy học dùng tự làm : Làm một cây chữ táo đó gắn âm các âm, vần, tiếng từ và yêu cầu học sinh hái được từ ngữ có chứa vần mà GV yêu cầu. Hay có thể cho học sinh đọc âm qua trò chơi con đường đến trường. Muốn con đường đến trường gần nhất chỉ bằng cách hoc sinh đó phải đọc được các âm, vần là chướng ngại vật trên đường đi. *Đối với tiếng, từ: + Trò chơi được thiết kế qua bài giảng điện tử, như nhìn tranh lật từ, ô cửa bí mật, ghép tiếng chứa âm vần đã học. Mỗi trò chơi như vậy không chỉ củng cố cho học sinh phản ứng đọc nhanh mà còn giúp cho việc rèn kĩ năng viết: ví dụ học sinh ghép được tiếng “phao” thì học sinh phải biết phân tích cấu tạo gồm âm ph đứng trước, vần ao đứng sau, do vậy khi viết học sinh sẽ không bị nhầm lẫn. + Trò chơi tìm câu đúng cho tranh. Mục đích tạo cho HS có phản ứng nhanh. Cách làm giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức tranh sau đó phát cho học sinh 2 thẻ từ có câu: Bé có ô đỏ. Bố bê bể cá. HS thực hiện chơi bằng cách gắn thẻ câu tương ứng với bức tranh. Biện pháp 3: Sửa lỗi phát âm cho học sinh 11 cụm từ là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, phân biệt với cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). Vì vậy tôi cần xem trước văn bản để chọn ra những từ ngữ mà nhiều em trong lớp mình hay phát âm sai để rèn đọc ngay từ phần luyện đọc từ khó, không nhất thiết phải chọn những từ ngữ theo như hướng dẫn trong sách giáo khoa. Tôi đưa các từ để luyện đọc: lợn quay, nông dân, giãy nảy. Từ nông dân – một số học sinh đọc là lông dân Từ giãy nảy – một số học sinh đọc là giáy nảy hoặc giáy lảy Khi học sinh đọc như vậy tôi sẽ đọc mẫu và cho học sinh đọc lại 2-3 lần nếu học sinh vẫn đọc sai tôi sẽ phân tích cho học sinh cách đọc. Ví dụ: Từ: lợn quay tiếng lợn có âm đầu là l, khi đọc đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, uốn đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và từ từ hạ lưỡi xuống. Từ: nông dân tiếng nông có âm đầu là n, khi đọc đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng, miệng hơi mở và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Từ: giãy nảy tiếng giãy có dấu thanh ngã các em cần chú ý phân biệt với tiếng giáy có thanh sắc. Ta tách tiếng “giãy” thành 2 tiếng “giạy” và tiếng “ý” sau đó luyện phát âm 2 tiếng này theo tốc độ tăng dần. Khi các em đọc tôi luôn chú ý lắng nghe để phát hiện kịp thời và sửa triệt để cho những em đọc sai, đọc ngọng. Ngoài ra học sinh phát âm sai do hệ thống phát âm chưa hoàn chỉnh, do thói quen, do sử dụng từ ngữ địa phương. Vì vậy trong mỗi bài dạy khi có từ ngữ hoặc chủ đề liên quan, giáo viên giải thích cho các em hiểu đúng nghĩa của từ, cho các em luyện đọc nhiều lần, giúp các em tránh phát âm sai. Đồng thời giáo viên cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện luyện phát âm ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh chú ý tới lời nói cách phát âm của mọi người trong gia đình. Giáo viên giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục cho các em khi ở nhà giúp các em ngấm dần một cách tự nhiên để phát âm đúng. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_tot_am_van.docx