Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

doc 28 trang sklop1 08/02/2024 2981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
 LỜI NÓI ĐẦU
 Đất nước ta hiện nay, trong thời kì đổi mới ngành giáo dục nói riêng và toàn 
đất nước nói chung, chúng ta đang rất cần những con người có đức, có tài, có 
những điểm sáng tạo vượt bậc.
 Và trước trọng trách to lớn này, ngành giáo dục nói chung và bậc Tiểu học 
nói riêng, có nhiệm vụ rất quan trọng đó là trang bị cho học sinh những kiến 
thức tốt nhất, giúp cho các em hoàn thiện nhân cách của những con người mới. 
Những con người luôn suy nghĩ năng động, biết sáng tạo, nhạy bén sẽ gánh vác 
những trọng trách do Đảng và Nhà nước giao phó. Góp một phần không nhỏ xây 
dựng đất nước ngày càng đi lên phát triển và giàu mạnh hơn để cùng sánh vai 
với các nước khác.
 Là một giáo viên đứng trên mục giảng, tôi boăn khoăn và suy nghĩ rằng bản 
thân mình phải luôn xác định được vai trò quan trọng của mình, ngay từ lớp đầu 
cấp tôi đặt nền móng vững chắc cho các em bởi vì lớp Một là điểm khởi đầu vô 
cùng quan trọng, các em đang còn rất ngây thơ khó đưa vào khuôn khổ về ý thức 
chấp hành kỉ luật, cách học các môn, nề nếp
 Vì vậy bản thân tôi không ngừng học tập, luôn luôn học hỏi đồng nghiệp, tự 
tìm hiểu các khối kiến thức. Tôi luôn xác định phải làm thế nào để có những 
biện pháp chỉ dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp một ngay ở ngôi trường 
tôi, vào từng dạng bài cụ thể. Tôi luôn quan tâm, ân cần với học sinh, chăm sóc 
các em như những hạt giống của chính mình. Bồi dưỡng, chỉ dẫn cho các em 
những kiến thức, bài học và cả những kỹ năng cơ bản bàn đầu đó là: Phát âm 
phải đúng, đọc đúng, hiểu đúng, viết đúng, luôn học thông, viết thạo. Tạo điều 
kiện giúp cho các em luôn học tốt các môn học và học tốt hơn nữa ở cấp học 
trên. Bồi dưỡng cho các em những tình cảm gắn liền với quê hương đất nước, 
đưa tình yêu của mình với Tiếng Việt và tạo thói quen giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa. Việc nghiên cứu, vận dụng một số “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy 
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 1 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ngôn ngữ là cầu nối của xã hội, giúp con người xích lại gần nhau, hiểu 
nhau và truyền tải những mong muốn, suy nghĩ của mọi người đến với nhân 
loại. Trên đất nước Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em khác nhau cùng 
sinh sống. Từ xa xưa đến nay, mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng. Điều đó 
góp phần tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Nhưng để anh 
em các dân tộc có thể giao lưu với nhau trong một xã hội đòi hỏi phải có một 
ngôn ngữ chung. Và tiếng Việt đã được lựa chọn là ngôn ngữ chung của tất cả 
người Việt Nam.
 Ở Việt Nam Tiếng Việt là một ngôn ngữ đã được hình thành và sử dụng 
từ lâu đời. Ngôn ngữ tiếng Việt thật sự trong sáng. Đó là kết tinh của văn hóa 
Việt. Người Việt Nam qua bao thế hệ đã cùng nhau bảo tồn và phát huy để tiếng 
Việt ngày càng phát triển xứng đáng là tinh hoa của dân tộc. Tuy nhiên, ngày 
nay với sự phát triển bùng nổ của thế giới, ngày càng nhiều ngôn ngữ của các 
quốc gia du nhập vào nước ta. Đó là một tín hiệu mừng của một đất nước Việt 
Nam phát triển. Nhiều bạn trẻ ngày nay thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, 
tự tin khi giao tiếp với bạn bè năm châu. Trong các trường học, môn Tiếng Việt 
trở nên khô khan, không lôi cuốn các bạn học sinh. Điều đấy dấy lên hồi chuông 
báo động về tình trạng mai một của tiếng Việt, đòi hỏi mỗi người dân đất Việt 
phải cùng chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Tiểu học là bậc học nền tảng, đặc biệt học sinh lớp Một vừa chuyển tiếp 
từ bậc học mầm non lên. Vốn ngôn ngữ của học sinh lớp một vô cùng hồn 
nhiên. Chính vì thế việc bồi dưỡng, giúp đỡ các em trong việc phát triển ngôn 
ngữ tiếng Việt cho học sinh lớp một là điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi các nhà 
giáo dục phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm không thể lơ là. Trong quá trình 
giảng dạy cần tìm tòi, vận dụng nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng 
môn Tiếng Việt.
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 3 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
 Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở Trường Tiểu 
học Mạc Thị Bưởi xã Eakiết huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk. 
I.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh dân tộc thiểu số lớp 
Một trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Xã Eakiêt huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk. 
 Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2014 đến nay.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đàm thoại : trao đổi với học sinh, phụ huynh để nắm bắt được 
tình hình của các em. Qua đó trao đổi với đồng nghiệp có kinh nghiệm, đặc biệt 
là những người có kinh nghiệm lâu năm tích lũy kiến thức để hoàn thành tốt 
biện pháp mình đưa ra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp : Phân loại từng đối tượng học sinh, tìm 
hướng giải quyết, cái chung và cái riêng của từng đối tượng học sinh để có cách 
giải quyết tốt hơn.
- Phương pháp điều tra khảo sát : Tìm hiểu từng cá nhân học sinh trong lớp qua 
địa phương, gia đình và bạn bè của các em, trao đổi để nắm được cách thực hiện 
đề tài đến các em một cách dễ dàng nhất.
- Phương pháp thống kê : thống kê kết quả bằng phiếu điều tra về thực trạng của 
lớp mình đã diễn ra trước và sau khi ứng dụng đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Tổ chức giảng dạy tại lớp thực nghiệm 
qua đó thống nhất được kết quả của vấn đề mình đưa ra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu sách vở, tìm hiểu về tâm lí của 
các em, học hỏi tìm tòi những kĩ năng hướng dẫn học sinh lớp Một học tốt môn 
Tiếng Việt để hỗ trợ đề tài của mình hoàn thiện hơn.
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 5 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
II.1.3. Đặc điểm tâm lí và ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số
 Ngoài những điểm chung về tâm lí và ngôn ngữ kể trên, học sinh dân tộc 
thiểu số còn có một số đặc điểm riêng về tâm lí và ngôn ngữ như:
 Các em học sinh dân tộc thiểu số thường rụt rè, nhút nhát. Các em hay 
thiếu tự tin trong giao tiếp vì vậy các em thường khó hòa nhập với môi trường 
mới ở lớp học.
 Về ngôn ngữ, từ lúc chào đời các em đã được làm quen với tiếng mẹ đẻ, 
tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai khi đi học cho nên khi mới vào lớp một, môn 
tiếng Việt đối với nhiều em còn rất mới mẻ.
II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi là một ngôi trường được xây dựng ở 
trung tâm xã Eakiết cách trung tâm huyện khá xa. Trường có 3 phân hiệu thuộc 
vùng khó khăn của huyện CưMgar. Tổng số học sinh toàn trường là 829 em 
trong đó tổng khối I là 181 em, nữ là 81 em, dân tộc thiểu số : 78 em chiếm 44% 
trong tổng 181 em của khối I, nữ dân tộc là 33 em. Đa phần học sinh các phân 
hiệu của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào H 
Mông, Tày, Dao, Ê Đê. Mặc dù trong những năm học qua, Đảng và Nhà nước 
đã có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho các em đến trường như cấp phát chế 
độ hỗ trợ chi phí học tập. Điều đó góp phần giúp các em học sinh vùng khó yên 
tâm đến trường. Mặt khác, tập thể giáo viên và học sinh trong nhà trường không 
ngừng vươn lên vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Vì thế những 
năm gần đây chất lượng dạy học của nhà trường ngày một được nâng cao. Tuy 
vậy, bên cạnh những thành tích nho nhỏ ấy thì thầy cô và học sinh trong nhà 
trường vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy mà đặc 
biệt là việc dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vì những nguyên nhân 
sau:
 Học sinh trong nhà trường mà đặc biệt là học sinh lớp Một ngôn ngữ 
tiếng Việt của các em rất hạn chế vì từ khi mới lọt lòng các em đã khắc sâu tiếng 
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 7 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
thức trong mỗi tiết học. Và nội dung kiến thức dài phải truyền tải trong thời gian 
ngắn của tiết học nên dẫn đến mỗi tiết học Tiếng Việt thường diễn ra theo hướng 
một chiều và khô khan đối với người học.
 Chính từ những nguyên nhân trên nên chất lượng môn Tiếng Việt lớp một 
nói chung tại trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi và chất lượng môn Tiếng Việt lớp 
tôi chủ nhiệm nói riêng vẫn còn thấp với tỉ lệ học sinh chưa biết đọc, chưa biết 
viết cao. Hầu như trong năm học nào tỉ lệ học sinh lớp Một lưu ban vì yếu môn 
Tiếng Việt vẫn luôn dẫn đầu.
 Năm học Lớp Sĩ số HS đọc yếu HS viết yếu
 2014 – 2015 1e 20 10 = 50% 10 = 50%
 2015 – 2016 1e 29 15 = 51% 15 = 51%
 2016 – 2017 1c 32 17 = 53% 17 = 53%
 2017 – 2018 1h 17 8 = 47% 8 = 47%
 Qua kết quả khảo sát tôi thấy học sinh đọc viết yếu còn rất nhiều, là một 
giáo viên nhiều năm giảng dạy khối lớp Một, bản thân tôi luôn trăn trở về chất 
lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp một. Tôi luôn nung nấu tìm ra biện pháp 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho lớp tôi chủ nhiệm nói 
riêng và chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một trường Tiểu học Mạc 
Thị Bưởi nói chung.
II.3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
II.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một của học sinh 
dân tộc thiểu số nói riêng và lớp Một ở trường nói chung..
 - Tổ chức các tiết học môn Tiếng Việt trở nên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh 
hơn.
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 9 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Eakiêt - CưMgar - ĐăkLăk
*Chú trọng rèn luyện các kĩ năng theo yêu cầu của môn Tiếng Việt cho học 
sinh lớp Một
 Yêu cầu của môn Tiếng Việt là rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng chính: 
nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng này không tồn tại độc lập mà song hành bổ trợ 
cho nhau. Sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp Một tại trường Tiểu học Mạc 
Thị Bưởi, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm rèn luyện cho học 
sinh các kĩ năng trên:
 Kĩ năng đọc: Đọc là kĩ năng mà chỉ vào lớp một các em mới được làm 
quen nên nhiều học sinh tỏ ra rất bỡ ngỡ. Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta gồm 
các đơn vị: âm, vần, tiếng, từ, câu. Vì vậy để học sinh biết đọc đầu tiên các em 
phải nắm được đơn vị nhỏ nhất là âm. Một thực trạng diễn ra ở trường tôi là việc 
ghi nhớ âm của học sinh thường rất khó khăn, có những em gần hết cả năm học 
lớp một vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Vậy biện pháp nào có thể giúp các em 
ghi nhớ được chữ cái là điều mà tôi rất trăn trở vì chính việc không nhớ âm nên 
các em không thể đọc. Sau nhiều nỗ lực tìm tòi, tôi phát hiện ra nếu bắt học sinh 
lớp một ghi nhớ được từng âm chỉ qua việc nhìn vào chữ và đọc đi đọc lại âm 
đó là không khả thi. Các em chỉ nhớ ngắn hạn lúc đấy và khi chuyển sang học 
âm mới các em dễ quên ngay âm đã học. Mà chương trình sách Tiếng Việt lớp 
một gần như yêu cầu mỗi ngày các em phải học một đến hai âm mới nên dẫn 
đến nhiều em không thể đuổi kịp chương trình sách giáo khoa. 
 Từ đấy tôi đã vận dụng phương pháp giúp các em nhớ âm gắn liền với 
hình ảnh. Ví dụ như : âm kh gắn liền với quả khế. Khi học sinh không nhớ âm 
kh, giáo viên có thể gợi mở âm này có trong tiếng khế học sinh sẽ nhớ ra âm 
kh. 
 Hoặc khi học âm ch, giáo viên gợi mở bằng hình ảnh con chó để giúp học 
sinh dễ nhớ âm ch,...
 Và qua những lần gợi mở đó học sinh dần dần ghi nhớ được âm và sau 
một thời gian các em đã nhớ âm mà không cần gợi mở bằng hình ảnh. Sau khi 
Người thực hiện: Lê Thị Hải Đường 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc