Sáng kiến kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu môn tiếng việt Lớp 1

doc 13 trang sklop1 17/02/2024 2640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu môn tiếng việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu môn tiếng việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu môn tiếng việt Lớp 1
 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Mục lục 1
A-ĐẶT VẤN ĐỀ : 2
B. NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 3
1- Nguyên nhân khách quan 3
2- Nguyên nhân chủ quan 4
C. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 5
I-Nhóm giải pháp dành cho GVCN 5
II- Nhóm giải pháp dành cho người QLGD 10
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 11
E. NHỮNG ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ 12
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 1 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
giữa những người có trách nhiệm và cụ thể nhất vẫn là những người trực tiếp tác 
động đến các đối tượng đó (chính là giáo viên chủ nhiệm).
Do được nhiều năm giữ lớp 1 nên tôi cũng đúc kết được những kinh nghiệm 
nhất định từ những thực tế của mình, tôi hy vọng có thể trình bày ra đây để tất cả 
chúng ta có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai đang quan tâm đến đối 
tượng học sinh này và có thể giúp các cấp lãnh đạo có những thông tin để đưa ra 
những giải pháp mang tính đột phá cho vấn đề giảm tỉ lệ học sinh yếu đến mức 
thấp nhất có thể. Nhằm nâng cao hơn chất lượng đào tạo giáo dục trong nhà 
trường góp phần thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục chung của toàn 
ngành .
B. NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC SINH YẾU:
 1. Nguyên nhân khách quan:
 Do tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nghèo nằm ở giáp mũi Cà Mau nên điều kiện 
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn việc giao lưu kinh tế văn hóa cũng hạn chế nên 
ảnh hưởng nhiều đến ý thức của đại đa số các bậc phụ huynh họ chưa nhận thức 
hết được tầm quan trọng của việc đi học mang lại cho con em họ mà họ chỉ nhìn 
thấy rằng học nhiều chỉ tốn tiền nhiều mà rốt cuộc cũng chả làm được gì nên chì 
cần biết chữ là được. Vì vậy họ không quan tâm hết sức đến con em mình học 
gì, học được hay không? Và tại sao không học được? bên cạnh những nhìn nhận 
đó thì việc thiếu thốn về kinh tế của nhiều gia đình cũng là một thực trạng đáng 
quan tâm. Vì vậy đa số những học sinh yếu sau mỗi kỳ khảo sát đều rơi vào 
những gia đình kinh tế quá khó khăn và những học sinh có khả năng tư duy 
chậm (thiểu năng trí tuệ).
 Do nhiều năm dạy lớp 1 và cũng có giữ vai trò là tổ trưởng tổ chuyên môn 
nên tôi nắm bắt khá chính xác những đối tượng học sinh này không chỉ có học 
sinh của riêng lớp mình chủ nhiệm tôi còn nắm được hoàn cảnh gia đình của 
những em yếu lớp khác trong tổ. Do phải điều tra những nguyên nhân yếu kém 
để báo về cấp trên.
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 3 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
nguyên nhân khác như: nề nếp học tập kém, ý thức của các em chịu sự ảnh 
hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh rất khó để giáo viên thay đổi.
 Các em là con em dân tộc khơme.
C. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
 Để khắc phục các nguyên nhân trên và hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh yếu 
trong lớp chúng ta cần có những giải pháp sau:
 I. Nhóm giải pháp giành cho giáo viên chủ nhiệm và người trực tiếp 
giảng dạy:
 Trước tiên người giáo viên sau khi dạy hết học kỳ I rồi thì có thể nắm 
được những đối tượng học sinh yếu của lớp mình đồng thời phải phân loại được 
những học sinh yếu của lớp mình, đồng thời phải phân loại được những học sinh 
yếu đó là do nguyên nhân nào mà yếu (khách quan hay chủ quan?) để đưa ra 
cách thực hiện có hiệu quả.
 Sau thi cuối học kỳ I là thời điểm tốt nhất, phù hợp nhất để giáo viên có 
thể lên kế hoạch giúp đỡ các em, đồng thời vào thời điểm này nếu giáo viên thực 
hiện tốt các kế hoạch và đưa ra giải pháp có hiệu quả thì các em có thể nắm bắt 
kịp thời những kiến thức trong học kỳ II.
 Bằng những biện pháp cụ thể người giáo viên dạy lớp có các đối tượng 
này là rất nặng nề, vì vậy giáo viên phải xác định được rằng phải đưa được các 
em trở lại với môi trường học tập đồng bộ của các lớp nghĩa là : Khi các em học 
yếu thì trong mỗi giờ học hầu như các em không nắm được bài nên các em 
không có hứng thú học vì vậy việc bắt các em phải im lặng và cố gắng chú ý tập 
trung nhìn lên bảng nghe cô giáo giảng thì đối với những học sinh này như một 
cực hình , chính vì vậy mà các em chỉ thích được ai đó nói chuyện với mình nên 
cố tình chọc bạn và làm mất trật tự trong giờ học cũng bắt đầu từ nguyên nhân 
chủ yếu này . Vì vậy người giáo viên cần phải dìu dắt, kèm cặp các em để các 
em có khả năng nắm bài và tiếp thu bài như các bạn học sinh khác trong lớp 
nhằm giúp các em lấy lại sự tự tin và hứng thú trong học tập . Người giáo viên 
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 5 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
 Nếu học sinh chỉ biết đọc tiếng cá trong câu đó có nghĩa là học sinh đã biết 
sơ về âm đơn và nguyên âm còn lại là các âm đôi lạ giáo viên phải hướng dẫn 
đọc lại.
 Nếu học sinh chỉ đọc tiếng cá và tiếng về thì khẳng định em đó đã biết hết 
các nhóm âm đơn, thì phải kiểm tra tiếp tục âm đôi.
 Tiết 3 + 4: Bài 2: a, ă, â, d, đ, da, đa (đo, đô, đơ, đe, đê)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại các âm lần lượt mỗi em đọc một 
lần, theo mẫu, các lớp đọc đồng thanh đi lại nhiều lần.
 Sau đó cho học sinh đọc cá nhân: theo thứ tự và không theo thứ tự nhưng 
phải dạy đến khi nào tất cả các học sinh trong lớp nắm được 5 âm này thì mới 
thôi. Sau đó cho học sinh ghép: đa, đo, đô, đơ, đe, đê, đi, đu, dư 
 da, do, de, dơ, de, dê, di, du, dư
 Cho học sinh viết bảng và viết vở tập viết, yêu cầu học sinh vừa viết 
miệng vừa đọc thầm các tiếng đó cho đến khi các em thuộc mới thôi, giáo viên 
chú ý quan tâm đến những em tiếp thu chậm.
 Tiết 5 + 6: Bài 3: o, ô, ơ, b, p 
 bo, bô, bơ, be, bê, bi, bu, bư
 Tiếp tục hướng dẫn như ở tiết 3 + 4 đọc thuộc các âm o, ô, ơ, b, p trước 
sau đó ghép vần sau cho học sinh viết các âm vào vở.
 Tiết 7 + 8: Bài 4: e, ê, i, h, c
 Tương tự tiết 3 + 4 đọc âm trước sau đó dạy học sinh cách ghép ho, hô, 
hơ, he, hê, hi, hu, hư, co, cô, cơ, cu, cư, ca
 Viết vở + bảng con
 Tiết 9 + 10: Bài 5: u, ư, n, m, g
 no, nô, nơ, ne, nê, na, nu, nư 
 mo, mô, mơ, me, mê, mu, mư
 Viết bảng con, viết vở:
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 7 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
 chả cá chó xù
 trí nhớ tre già
 Mẹ bế bé đi nhà trẻ
 Tiết 22 + 23: Bài 11: Ôn tập tổng hợp
 Nội dung chương trình: ôn hệ thống lại tất cả các âm đã học a, ă, â, b, c, d, 
đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
 Tiết 24 + 25: Bài 12: Ôn hệ thống kiến thức
 Ch, nh, kh, ph, gi, qu, th, gh, ngh
 nho khô nghé ọ
 qua phà ghế gỗ
 Quê bé nhà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò
 * Sau khi ôn tất cả các bài trên nếu đảm bảo tất cả các đối tượng trong lớp 
đều nắm được hết thì giáo viên có thể trả về cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau 
khi dạy cho học sinh nắm được các âm ghép từ 2 – 3 con chữ rồi thì xem như 
chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường. Công việc dạy vần đơn giản hơn rất 
nhiều. Chỉ cần cho học sinh tự nhìn vần ghép là các em có thể ghép được tiếng 
hoàn chỉnh mà giáo viên không cần mất quá nhiều thời gian.
 - Khi dạy đại trà ở lớp, giáo viên thường xuyên cho học sinh nhắc lại âm 
đã được học để các em học sinh yếu có thể nhớ lại và nhắc được các âm mà các 
em còn chưa nhớ kịp hoặc lâu lâu có âm các em quên.
 - Sau khi dạy xong giáo viên có thể dạy tiếp sang vần, nếu không có thời 
gian thì khi dạy đại trà tại lớp giáo viên Chủ nhiệm phải thường xuyên cho các 
em đánh vần lại tất cả các tiếng có trong bài đang dạy (đánh vần đồng thanh), 
bắt buộc phải nhắc lại các âm có trong tiếng đó và khi dạy qua phần tiếng hoặc 
bài ứng dụng giáo viên phải bắt những đối tượng học sinh này nhắc lại các âm, 
vần của mỗi tiếng, và sử dụng phương pháp đọc đồng thanh nhiều nhằm giúp tất 
cả các đối tượng học sinh đều tham gia vào việc đọc và các em có thể nhớ cách
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 9 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
 Chọn những người có năng lực và có kỹ năng để dạy học sinh yếu là công 
việc quan trọng với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn vì ở lớp 1 
thường truyền thụ dạng kiến thức như vừa nêu trên là không hề khó. Vì vậy việc 
chọn giáo viên phụ đạo đối tượng học sinh này không cần những giáo viên có 
kiến thức tốt mà chỉ cần chọn người có kỹ năng và tính kiên nhẫn, tận tụy với 
học sinh, giáo viên là người mềm mỏng và có trách nhiệm với công việc là được 
hơn ai hết Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn là người phải nắm rõ 
điều này.
 2. Kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở kịp thời:
 Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kịp thời quá trình hoạt động 
phụ đạo của giáo viên, động viên họ để họ làm tốt công việc được giao. Sắp xếp 
công tác ngoài giờ và công tác khác không giành cho đối tượng giáo viên yên 
tâm giảng dạy và học hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 3. Thực hiện chế độ đối với giáo viên phụ trách dạy phụ đạo
 Đối với những người quản lý giáo dục cần sắp xếp và đưa ra một mức 
tăng giờ hợp lý cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy đối tượng này đồng thời 
phải sắp xếp để họ được nhận sớm những chế độ và những khoản đó nhằm 
khuyến khích kịp thời những người có tâm huyết với học sinh để học tiếp tục 
phát huy vai trò và trách nhiệm của họ, có như thế thì nhà trường và ngành giáo 
dục mới duy trì và phát huy tốt được phong trào giúp đỡ và phụ đạo học sinh 
yếu kém trong thời gian sắp tới.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Năm học 2010 – 2011 tôi được chọn bồi dưỡng học sinh yếu của lớp 1 ấp 
2 khi tôi nhận lớp gồm có 16 em trong đó có em đã viết được vài ba âm có em 
chưa biết âm nào thậm chí có em nói không biết cần viết ra làm sao. Nhưng chỉ
sau 6 tuần dạy mỗi tuần chỉ có 3 buổi và mỗi buổi chỉ có hơn một tiếng đồng hồ 
nhưng với phương pháp dạy như trên chỉ sau hơn 6 tuần tôi trả về cho giáo viên 
chủ nhiệm lớp đó thì, tất cả các em đều đảm bảo biết đọc và cuối năm các em 
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 11 SKKN/ Đề tài: DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TIẾNG VIỆT
Lê Thị Hạnh-GVCN lớp 1-TH Phong Phú B 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_phu_dao_hoc_sinh_yeu_mon_tieng_vie.doc