Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải Toán có lời văn

doc 25 trang sklop1 03/03/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải Toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải Toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải Toán có lời văn
 Phòng giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân 
 ---------------------
 Mó SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
 “Hướng dẫn học sinh lớp 1
 Giải toán có lời văn”
 Lính vực/môn: Toán
 năm học 2015 - 2016 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 A - Phần mở đầu
 I. Lý do chọn đề tài:
 1. Tầm quan trọng của môn toán trong chương trình tiểu học.
 Chương trình toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán 
học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát 
triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu 
về các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn và 
một số yếu tố hình học đơn giản.
 Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu 
tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, 
phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết các 
suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa 
học, linh hoạt sáng tạo.
 Môn Toán có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa 
học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời 
sống sinh hoạt và lao động của con ngừoi. Môn Toán là “chìa khóa” mở cửa cho 
tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong 
thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó 
giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, 
niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước.
 2. Mục đích của việc dạy giải toán có lời văn ở lớp Một
 Trong dạy - học Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn chiếm một vị trí 
quan trọng. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, 
huy động các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều 
trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra 
một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, 
sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện 
năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
 Dạy học toán có lời văn ở bậc Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:
 2/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
“Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 4/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 - Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét. Đọc, viết , thực hiện phép tính 
với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét. Tập đo và ước lượng độ dài.
 - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen bước 
đầu với đọc lịch (loại lịch hằng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút 
chỉ vào số 12).
 C. Yếu tố hình học
 - Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
 - Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; đoạn thẳng.
 - Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, ghéphình
 D. Giải bài toán
 - Giới thiệu bài toán có lời văn.
 - Giải các bài toán đơn bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là 
các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
 Theo nội dung trên giải toán có lời văn chiếm một phần không nhỏ trong 
nội dung chương trình, tích hợp 3 phần kiến thức của chương trình toán lớp 1 và 
xuyên suốt chương trình toán ở Tiểu học. Ngay từ tuần học thứ 7, học sinh đã 
được lèm quen với bài toán có lời văn qua tranh minh họa.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán 
được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, 
có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của toán có lời văn 
là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất của toán học của bài 
toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa 
trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
 3. Các phương pháp để dạy giải toán có lời văn
 3.1. Phương pháp trực quan
 Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình 
ảnh và hiện tượng cụ thể. Trong khi đó, kiến thức của môn Toán lại có tính trừu 
tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho 
hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và trí tưởng 
tượng.
 6/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 Giáo viên nên khuyến khích nhiều học sinh nêu các bài toán khác nhau và 
phép tính tương ứng.
 Ví dụ 3: Viết phép tính thích hợp
  
  
 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và nêu bài toán (gồm các câu 
điều kiện và câu hỏi), chẳng hạn: “Hàng trên có 4 chiếc thuyền. Hàng dưới có 3 
chiếc thuyền. Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu chiếc thuyền?”
 Yêu cầu học sinh nêu lời giải (bằng lời), rồi tự điền số và phép tính thích 
hợp vào các ô trống.
 3.2. Phương pháp thực hành luyện tập
 Sử dụng phương pháp này để thực hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải 
toán từ đơn giản đến phức tạp, từ nhìn hình vẽ đến tóm tắt bằng lời (chủ yếu ở 
các tiết luyện tập). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp 
các phương pháp như: gợi mở – vấn đáp; trực quan và giảng giải – minh họa.
 Ví dụ 1: Viết phép tính thích hợp
 - Có : 10 quả
 - Cho : 3 quả
 - Còn : ? quả
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt bài toán, rồi nêu bài toán (bằng 
lời). Sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp (10 – 3 = 7) vào ô 
trống. Chẳng hạn: “Lan có 10 quả táo. Lan cho em 3 quả. Hỏi Lan còn mấy quả 
táo?”.
 Ví dụ 2: Viết phép tính thích hợp.
 8/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
vững cách giải, giáo viên cần chú ý phát huy trí tưởng tượng của học sinh, từng 
bước thay chỗ dựa trực quan bằng các hình ảnh trong óc suy luận.
 3.3. Phương pháp gợi mở – vấn đáp
 Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học, rèn 
cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin vào khả năng 
học tập của từng học sinh.
 Qua hệ thống câu hỏi “Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?” để giúp học 
sinh tóm tắt bài toán.
 Ví dụ 1:
 Thu : 6 cái kẹo
 Lan : 3 cái kẹo
 Cả hai bạncái kẹo?
 Ví dụ 2:
 Có : 18 quả cam
 Cho : 6 quả cam
 Còn. quả cam?
 Giáo viên lưu ý:
 + Trong tóm tắt, dấu “” thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu” (không 
được điền số vào chỗ có dấu “”)
 + Có thể lồng “cốt câu” lời giải vào trong tóm tắt để dựa vào đó học sinh 
viết câu lời giải được dễ dàng hơn.
 3.4. Phương Pháp giảng giải – minh họa
 Giáo viên hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải minh họa thì 
giáo viên nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở – vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp 
giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh (ví dụ bằng hình vẽ, mô hình, 
vật thật) để học sinh phối hợp nghe, nhìn và làm.
 3.5. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
 Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở 
trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. Giáo viên phải chọn độ 
dài các đoạn thẳng và sắp xếp độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học 
 10/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 Muốn tìm được bất cứ bài toán nào học sinh cũng phải xác định cho đúng 
hai bộ phận ấy.
 Trong quá trình tìm hiểu đề toán, tôi thường hướng sự tập trung suy nghĩ 
của học sinh vào một số từ khá quan trọng như “thêm”, và tất cả” hoặc “bớt, 
bay đi, ăn mất, còn lại”
 Đặc biệt tôi thường giúp học sinh phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất 
của bài toán, những gì không thuộc bản chất bài toán để hướng sự suy nghĩ của 
mình vào những chỗ cần thiết.
 Ví dụ: Nhân ngày 8 tháng 3, Hồng và Hoa cắt hoa tặng bà và mẹ. Hồng 
cắt đươc 10 bông hoa, Hoa cắt được 8 bông hoa. Hỏi cả hai bạn cắt được bao 
nhiêu bông hoa?
 Học sinh chỉ cần chú ý tới “Hồng cắt 10 bông hoa, Hoa cắt 8 bông hoa”, 
không cần quan tâm đến số chỉ thời gian “ngày 8 tháng 3 mà Hồng và Hoa cắt 
hoa tặng bà và mẹ”.
 Thời kỳ đầu tôi thường giúp học sinh tìm hiểu bài bằng đàm thoại “Bài 
toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Dựa vào câu trả lời để học sinh tóm tắt bài 
toán. Sau đó dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ 
ngầm phân tích đề toán.
 Bước 2: Tìm cách giải
 Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ 
kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và 
tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này diễn ra như sau:
 * Minh họa bài toán bằng tóm tắt để toán có thể dùng lời một ngắn gọn và 
đầy đủ nhất hoặc dùng sơ đồ, mẫu vật, tranh vẽ
 Ví dụ bài toán sau: “Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà 
An có tất cả bao nhiêu con gà?”.
 Đầu tiên tôi cho học sinh đọc kĩ đề bài nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng 
như Có 5 con gà, thêm 3 con gà, tất cả bao nhiêu con gà
 12/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 Không phải ngay từ đầu, học sinh đã làm quen với cách giải này, để giúp 
học sinh nắm vững bước giải tôi giúp học sinh nắm vững bài toán mẫu, làm 
nhiều bài toán tương tự ở các tiết hướng dẫn học và đặc biệt luôn chú ý chữa bài 
cẩn thận để học sinh tự phát hiện lỗi sai của bạn cũng như trong bài làm của 
mình. Từ đó, học sinh tự hoàn thiện bài giải của mình theo các bước quy định. 
Ngoài ra, cần khắc sâu cho học sinh ở mỗi bước giải cần lưu ý điều gì. Chẳng 
hạn: Khi viết lời giải phải dựa vào câu hỏi (đối với lời giải liên quan đến số đo độ 
dài, chỉ cần nêu..dài là:)
 Phải chú ý tên đơn vị của bài toán (đặc biệt là đơn vị đo độ dài).
 Chú ý cách trình bày bài toán (tên đơn vị ở phép tính phải cho vào trong 
ngoặc đơn, tên đơn vị ở đáp số không viết ngoặc đơn)
 Để giúp học sinh khắc phục các thiếu sót đó, giáo viên cần chú ý:
 + Giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt: đọc, viết đúng.
 + Luyện cho các em nói đúng trước khi trình bày bài giải.
 Ba cộng bốn bằng bảy con gà
 + Cho học sinh luyện tập tính nhẩm và tính các phép tính đúng (kỹ năng 
nhẩm và kỹ năng đặt tính)
 + Thường xuyên uốn nắn, sửa sai lầm, thiết sót của học sinh trong việc 
viết phép tính giải và động viên khuyến khích, nêu gương các em viết đúng.
 a. Hướng dẫn học sinh viết lời giải.
 Trong thực tế hướng dẫn học sinh đặt câu, lời giải rất khó khăn (thậm chí 
còn khó hơn nhiều việc chọn phép tính và tính ra đáp số)
 Do vậy để chuẩn bị từ xa cho việc dạy học sinh viết câu lời giải, sau các 
bài tập nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống, tôi thường đặt 
thêm cho trẻ những câu hỏi để các em có thể trả lời miệng.
 Ví dụ 1: Viết phép tính thích hợp.
 14/23 “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
 * Ngoài ra, học sinh hay rập khuôn máy móc, cứ câu hỏi phải có từ “hỏi” 
nên khi viết câu lời giải lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. (Ví dụ: Hãy tính 
xem cả hai bạn có mấy bông hoa). Để tránh tình trạng này, đôi khi tôi ra những 
bài toán bị khuyết từ “hỏi” ở bộ phận thứ hai chẳng hạn.
 Ví dụ 1: Một thanh gỗ dài 10cm, bố em cưa bớt đi 2cm. Hãy tính xem 
thanh gỗ còn lại dài mấy cm?
 Ví dụ 2: Tổ một có 12 bạn, tổ hai có 13 bạn. Số bạn của cả hai tổ là bao 
nhiêu?
 Trong hai ví dụ trên, học sinh đều phải tuân thủ việc đọc kỹ đề bài, xác 
định bài toán cho biết gì và cái phải tìm là gì?
 ở ví dụ 1: Cái phải tìm là “độ dài thanh gỗ còn lại” hay “số cm còn lại của 
thanh gỗ”. Vậy cụm từ “hãy tính xem” là thay cho từ “hỏi”, chính là yêu cầu của 
bài toán, từ “mấy” là từ hỏi về số lượng cái phải tìm.
 Do vậy khi viết câu lời giải có thể là:
 “Thanh gỗ còn lại dài là:” (bỏ cụm từ: “hãy tính xem”)
 Hoặc: “Số cm còn lại của thanh gỗ là:”
 Hay: “Độ dài của thanh gỗ còn lại là:”
 ở ví dụ 2: Học sinh phải xác định được cái phải tìm là số bạn của cả hai tổ 
và dấu hiệu cấu thành câu hỏi đó là từ “bao nhiêu” (là từ dùng để hỏi) và “dấu”?
 Vậy học sinh phải dựa vào câu hỏi “Cả hai tổ có bao nhiêu bạn?” để khi 
viết câu lời giải bỏ từ “bao nhiêu” thay bằng “số”, thay dấu “?” bằng từ “là” để 
có câu lời giải: “Cả hai tổ có số bạn là:”
 Hoặc: “Số bạn của cả hai tổ là:”.
 * Tóm lại: Muốn viết đúng câu lời giải phải dựa vào câu hỏi. Bỏ bớt hoặc 
thêm một ssô từ để thành câu lời giải đúng. (Cần chú ý đến dấu hiệu ở bộ phận 
thứ hai của bài toán (những từ dùng để hỏi, dấu?).
 Đối với học sinh lớp 1, thì việc nêu lời giải của bài toán là tương đối khó. 
Vì vậy để dễ dàng hơn và để tạo thói quen trả lời đầy đủ thì trong mỗi tiết học 
toán hay bất kì tiết học nào tôi cũng luôn hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi một 
cách đầy đủ nhất. Điều này vô cùng quan trọng vì trong khi giải toán có lời văn 
 16/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_giai_toan_co.doc