Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10

docx 17 trang sklop1 19/10/2023 3302
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................3
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................3
 1. Tầm quan trọng của việc dạy học sinh thực hiện thành thạo các phép
 tính cộng trừ trong phạm vi 10 ........................................................................3
 2. Mục tiêu của môn học..................................................................................3
 3. Tâm sinh lí của học sinh lớp 1 ....................................................................4
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................4
 1. Thực trạng giảng dạy...................................................................................4
 2. Yêu cầu cần đạt của môn Toán lớp 1 với nội dung phép cộng trừ trong
 phạm vi 10 ..........................................................................................................6
 III. CÁC GIẢI PHÁP .........................................................................................7
 1. Phát huy sử dụng đồ dùng trực quan của thầy và trò để giúp HS tự phát
 hiện, giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới ......................................7
 2. Giúp HS học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 .............................8
 3. Dạy học sinh thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 theo
 định hướng giáo dục STEM..............................................................................9
 4. Khắc sâu kiến thức bài dạy, rèn luyện kĩ năng tính toán bằng cách để HS
 tự nêu ví dụ.......................................................................................................10
 5. Tổ chức hình thức dạy học tích cực: Thảo luận nhóm và trò chơi học
 tập........................................'. ..................................................................... 11
 6. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập.......13
 7. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau.
 .......................................................................................................................... 13
 III. KẾT QUẢ.....................................................................................................13
C. KẾT LUẬN......................................................................................................15
 I. KẾT LUẬN...................................................................................................15
 II, KIẾN NGHỊ .................................................................................................15 trong việc học Toán trong cuộc sống sau này. Người giáo viên cần biết phát huy tính 
tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học Toán. Vì vậy làm thế nào để 
học sinh học tốt môn Toán lớp 1, chất lượng môn Toán được nâng cao là việc làm vô 
cùng quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Trong chương trình môn 
Toán ở lớp 1 phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 là một phần kiến thức quan trọng 
đầu tiên được cung cấp cho HS giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản 
tạo nền tảng cho học sinh học tiếp chương trình môn Toán ở lớp 1 cũng như ở các 
lớp học sau này.
 Vì thế, để giúp cho học sinh có thể học tốt môn Toán hình thành kiến thức, 
kỹ năng ban đầu về Toán học nói chung và thực hiện tốt phép cộng, trừ trong phạm 
vi 10 nói riêng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp hướng dẫn học 
sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 tại trường Tiểu 
học Ngọc Lâm” học sinh sử dụng các kiến thức và kĩ năng này trong học tập và giải quyết các vấn đề 
gần gũi trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày, đồng thời làm nền tảng cho việc phát 
triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Phát triển hứng thú trong học toán góp phần 
hình thành bước đầu các đức tính kỉ luật, chăm chỉ, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng 
tạo và thói quen tự học.
 3. Tâm sinh lí của học sinh lớp 1.
 Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi Tiểu 
học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi 
sang hoạt động học tập. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, 
chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng 
dàn ý để ghi nhớ kiến thức. HS 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của 
học sinh. Môi trường thay đổi, yêu cầu của hoạt động học tập - với tư cách là hoạt 
động chủ đạo - ngày càng cao, một mặt, tạo ra những khó khăn, trở ngại nhất định mà 
học sinh cần đối mặt và vượt qua; mặt khác, lại là điều kiện kích thích sự nảy sinh, 
hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lí, nhân cách mới cho các em.
 Nét đặc trưng trong nhân cách của học sinh Tiểu học nói chung, đầu cấp Tiểu 
học nói riêng, là tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và ẩn chứa tiềm năng phát triển 
lớn. Học sinh suy nghĩ, cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách đơn giản, chất phác. 
Học sinh lớp 1 có một số nét tính cách đáng quý nổi bật như: chân thật (nghĩ sao nói 
vậy, nghĩ sao làm vậy); tò mò, ham hiểu biết (cảm thấy hào hứng khi được khám phá 
cuộc sống xung quanh, thích bắt chước); vị tha (dễ giận dễ quên, sẵn sàng tha lỗi cho 
người khác, không “để bụng”). Hành vi của học sinh đã chịu sự kiểm soát và điều 
khiển của ý chí nhưng còn yếu. Đặc biệt, khi phải thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, 
học sinh chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
 l.Thực trạng giảng dạy
 1.1 Thuận lợi:
 Việc giảng dạy môn Toán ở lớp 1 Trường Tiểu học Ngọc Lâm có nhiều thuận 
lợi:
 - Trường trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, đáp ứng được yêu cầu dạy và học, 
đồ dùng khoa học dễ sử dụng.
 - Ngay ở đầu lớp 1, khi học môn Tiếng Việt 1 các em đã được làm quen với 
các hình thức đọc nối tiếp, đọc theo nhóm, cặp đôi, hỏi đáp, chia sẻ kết quả học tập 
cho nên việc đổi mới phương pháp với HS không có nhiều trở ngại nhất là việc học 
theo nhóm, tổ chức trò chơi luyện tập thực hành chính những điêu này đã kích thích - Khi dạy phép cộng, trừ số theo hàng ngang, có một vài học sinh thường ghi 
sai kết quả của phép tính. Học sinh thuộc bảng trừ nhưng khi vận dụng bảng trừ vào 
làm bài còn chậm, nhầm lẫn.
 - Khi thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 10 HS còn lẫn lộn giữa thực 
hiện cộng và trừ, thực hiện tính sai nhất là với dạng điền dấu “+” “ -” “ = ” để được 
phép tính đúng và dạng bài số còn thiếu khi có từ hai dấu phép tính trở nên.
 Chính vì những hạn chế trên đây nên đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một 
số biện pháp hướng dân học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong 
phạm vi 10 tại trường Tiểu học Ngọc Lâm của mình.
 2. Yêu cầu cần đạt của môn Toán lớp 1 với nội dung phép cộng trừ trong 
phạm vi 10.
 HS học xong giai đoạn cộng và trừ trong phạm vi 10 cần đạt yêu cầu cơ bản 
như sau:
 - Về phép cộng các số trong phạm vi 10: Biết sử dụng các thao tác để minh họa, 
giải thích ý nghĩa của phép cộng (“thêm”, “gộp” ứng với phép cộng); thuộc bảng cộng 
trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm thành thạo trong phạm vi 10; nhận biết ban đầu 
về tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Về phép trừ các số trong phạm vi 10: HS biết sử dụng các thao tác để minh 
hoạ, giải thích ý nghĩa của phép trừ; biết viết phép trừ ứng với tình huống thực tế có 
vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ; thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 và biết trừ nhẩm 
thành thạo trong phạm vi 10; nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ (thông 
qua ví dụ cụ thể như: Khi HS biết 5 + 3 = 8 thì HS tìm ngay được 8-3 = 5 và 8-5 = 
3); HS nhận biết đặc điểm của phép trừ một số cho số 0.
 - HS biết sử dụng các thao tác để minh họa, giải thích ý nghĩa của phép cộng, 
biết viết phép cộng ứng với tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết.
 - HS cần biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính; biết tính giá trị các biểu 
thức có đến hai dấu phép tính: cộng, trừ và bài tập điền dấu >, <, =.
 - Ngoài ra GV cũng cần định hướng cho HS biết cách tìm tòi kiến thức mới, 
làm quen với môi trường học tập mới, dần dần thành thạo những yêu cầu cần thực 
hiện trên lớp ở các yêu cầu của các tiết học Toán như: khám phá, hoạt động, luyện 
tập.
 Để đạt được những yêu cầu trên thì đòi hỏi người GV cần tỉ mỉ, hướng dẫn HS 
cách thực hiện các nội dung học tập thông qua mỗi tiết học làm sao để HS có thể 
thành thạo, làm đúng các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10; thành lập và ghi nhớ 
bảng được bảng cộng, bảng trừ; thực hiện tốt các yêu cầu của bài toán đặt ra ví dụ Hoặc GV có thể cho HS sử dụng que tính, các hình mà các con thích để thành 
lập phép cộng có kết quả bằng 4, HS sẽ thích thú và thành lập được các phép tính 
cũng có kết quả bằng 4.
 2. Giúp HS học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
 Từ khái niệm ban đầu về phép tính cộng, phép tính trừ đã được học kiến thức 
của các con sẽ được hệ thống lại qua bảng cộng và bảng trừ. Gv sẽ hướng dẫn HS 
hoàn thiện và học thuộc bảng cộng trừ các số trong phạm vi 10. Việc ghi nhớ kiến 
thức quan trọng này sẽ giúp HS làm tốt và nhanh hơn các dạng bài tập.
 (Hình ảnh bảng cộng, bảng trừ chưa hoàn thành)
 Để HS học thuộc bảng cộng bảng trừ các số trong phạm vi 10 HS cần hiểu và 
thực hiện những nội dung sau:
 - “Số 0 trong phép cộng”, “Số 0 trong phép trừ”
 HS cần ghi nhớ các phép tính mà trong đó số 0 xuất hiện: Bất kỳ số nào cộng 
với 0 cũng bằng chính số đó. Số 0 cộng bất kỳ số nào cũng bằng chính số đó; bất kỳ 
số nào trừ 0 cũng bằng chính nó. Bất kỳ số nào trừ đi nó cũng bằng 0 khi giáo viên 
hướng dẫn như thế thì học sinh nhớ và biết cách thực hiện công, trừ các số với số 0.
 - Cộng trừ các số khác 0
 GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác nghe, đọc, viết để thuộc kết 
quả từng phép tính bằng cách:
 -Thuộc thông qua nghe: Nghe cô giáo đọc phép tính, học sinh phải thuộc 
phép tính đó nhưng nhớ một bài hát sau khi nghe.
 - Thuộc thông qua nhìn: Quan sát cô giáo viết phép tính, thuộc phép tính đó Ngoài ra HS có thể thực hiện nhiều bàn tính khác nữa, điều này phát huy tinh 
thần sáng tạo, làm việc nhóm của HS. Khi được học như vậy các bạn sẽ rất hào hứng. 
Các con được vận dụng kiến thức để thực hiện và ghi nhớ các phép tính cộng trừ 
trong phạm 10.
 4. Khắc sâu kiến thức bài dạy, rèn luyện kĩ năng tính toán bằng cách 
để HS tự nêu ví dụ.
 Đây là phương pháp không mới nhưng rất cần thiết trong việc học Toán của các 
con. Sau khi hình thành kiến thức mới thì việc khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng 
tính toán, phát triển và ứng dụng kiến thức ấy là vô cùng cần thiết từ đó HS áp dụng 
kiến thức đó vào các bài toán có liên quan đạt hiệu quả. Và biện pháp mà tôi thấy rất 
hữu hiệu đó là để HS tự nêu ví dụ tương tự với những gì vừa học.
 Ví dụ: Ở bài 10 “Phép cộng trong phạm vi 10” - trang 67
 Sau khi HS đã hoàn thiện được bài toán trên, GV có thể định hướng HS đố nhau 
thêm: quả bóng nào có kết quả bằng 9, hoặc tìm quả bóng có kết quả bằng 7, hay tìm 
quả bóng có kết quả bằng 8. Như vậy ngoài kiến thức bài yêu cầu thì HS đã phát triển 
thêm được một số phép toán khác liên quan đến bài toán. Cách chơi: Chia làm ba đội chơi, mỗi đội 4 học sinh. Khi giáo viên ra hiệu 
lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội, lên điền kết quả của phép tính đầu tiên 
vào hình vuông, rồi nhanh chóng trao bút cho người thứ hai.
 Cứ tiếp tục như thế cho đến hết.
 Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét tuyên dương các đội chơi.
 Qua trò chơi học sinh vừa thoải mái trong học tập, vừa giúp củng cố kiến thức. 
 Ví dụ 3: Trò chơi Bingo
 Trò chơi này giúp củng cố bảng cộng, bảng trừ; cộng trừ nhẩm các số trong 
phạm vi 10.
 GV cần chuẩn bị cho HS bảng Bingo, bút dạ màu khác nhau như sau.
 NUMBER BINGO NUMBER BINGO
 5 2 1 1 8 7 1-10 Bingo
 9 0 6 2 5 4
 3 10 9
 IO 3 4 9 3 6
 NUMBER BINGO NUMBERBINGO
 4 2 8
 7 8 3 8 4 2
 5 1 4 9 10 5 7 5 6
 6 0 2 1 3 7
 Cách chơi: Giáo viên phát bảng Bingo cho các nhóm, sau đó GV hoặc quản trò 
sẽ lần lượt nêu các phép tính, HS nhẩm kết quả rồi chép vào các ô có kết quả tương 
ứng. Nhóm nào có các ô cùng hàng chéo hoặc hàng ngang thì hô “Bingo” GV kiểm 
tra kết quả. Và tuyên dương nhóm thắng cuộc
 Ví dụ 4: Trò chơi: “Cặp thẻ anh em”
 GV sẽ cho HS chuẩn bị các tấm thẻ như hình dưới đây và thực hiện chơi theo 
nhóm. GV hô 1 + 0 thì HS cầm thẻ màu hồng có phép cộng 1+ 0 và thẻ màu xanh số 
1 phải ghép thành 1 cặp, nhóm nào ghép cặp nhanh hơn nhóm đó sẽ giành chiến 
thắng. GV cứ cho HS chơi như vậy đến cặp thẻ cuối cùng.
 Cặp tấm thẻ anh em
 Cách chơi:
 - Úp các tâm thẻ cố các phép cộng dưới đây thành 1 nhỏm theo thứ tự bát ki
 1+0 4 + 3 2 + 1 2 + 4 7 + 3
 6+2 1+1 2+2 5+4 3+2
 - Úp các tám thè dưới đây thành 1 nhóm theo thứ tư bất kl
 8 2 6 10 5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lo.docx