Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán Lớp 1 tiến bộ

doc 13 trang sklop1 19/10/2023 2270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán Lớp 1 tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán Lớp 1 tiến bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán Lớp 1 tiến bộ
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
 MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 Mã số: 
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán lớp 1 tiến bộ” 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
 Học sinh lớp Một đầu năm trẻ mới đến trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển 
hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập. Các em còn ham chơi. Đặc biệt 
là lần đầu tiên các em tiếp xúc với các bài toán, các em chưa biết gì về toán. Do đó 
việc học toán đối với các em là rất khó khăn. 
 Trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, qua thực tế dự giờ thăm lớp của 
đồng nghiệp về tiết toán, tôi nhận thấy việc hứng thú học môn Toán của HS còn 
hạn chế, một số em không thích học môn toán, coi việc học toán là một công việc 
nặng nhọc, căng thẳng,... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học toán 
nói riêng và các môn học khác nói chung. Còn riêng ở lớp Một/1, qua 4 tuần thực 
dạy tôi tìm hiểu về đặc điểm tình hình lớp như sau: 
*Ưu điểm:
 - Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối 
hợp cùng phụ huynh giáo dục con em.
 - Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho lớp 
học 2 buổi/ ngày, dành riêng một phòng học tiện cho việc hướng dẫn, chỉ đạo học 
sinh hoạt động học tập.
 - Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của 
trẻ.
 - Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán.
 0 giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, thi đua tập ra đề toán, trò chơi tiếp sức, 
thủ thuật tính nhanh dễ nhớ, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy 
 - Xây dựng động cơ học tập cho học sinh.
 - Lập kế hoạch dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu.
Nội dung giải pháp:
 Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, ghi 
chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp 
trong tổ, trong nhà trường cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 1 
nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em học sinh lớp 
Một/1 đạt chuẩn kiến thức kĩ, kỹ năng của chương trình toán lớp 1 như sau:
 a) Lựa chọn phương pháp phù hợp dạy cho HS.
 – Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm, mau quên. Vì 
thế trong giảng dạy giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có 
trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi 
toán học, sử dụng máy chiếu  phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em.
 + Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới giáo viên cho học sinh được 
trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn.
 *Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 7”. Để các em hiểu phép tính, 
giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính tiếp thu bài tốt hơn. Chẳng hạn 
như:
 Dạy phép tính 3 + 4 = 7, giáo viên không nên áp đặt kiến thức hay tự giáo 
viên thực hiện các thao tác mà phải dạy cho học sinh thực hiện thao tác thêm
 Cho học sinh đếm và lấy 3 que tính (tức là vừa đếm vừa lấy từng que tính ) : (1, 
2, 3). sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 4 que tính . Rồi hướng dẫn học sinh 
gộp hai nhóm que tính này thành một que tính. Đếm số que tính của nhóm này : 1, 
2, 3, 4, 5, 6, 7 và viết 7 vào bảng con (công việc này gọi là thao tác gộp, giúp học 
sinh hiểu khái niệm phép cộng một cách chính xác nhất)
 2 *Ví dụ :
 Khi dạy học sinh làm tính cộng: 2 + 3 = 5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các 
em có thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học 
thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm 
cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực 
quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “động tác gộp các nhóm đồ 
vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa 
của phép cộng.” 
 – Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh 
hứng thú học tập 
 – Việc tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh yếu là một trong những yêu 
cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em ham thích học toán.
 *Ví dụ : Trong các bài từ bài phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10 
 môn toán giáo viên có thể thường xuyên tổ chức trò chơi: Ai xếp đúng, và nhanh. 
 Ở đây tôi lấy chẳng hạn bài: Phép cộng trong phạm vi 6.
 Chuẩn bị: Lấy giấy bìa cắt nhiều hình tròn, 7 hình đầu tiên viết các số từ 0-6, 
 các hình còn lại viết các phép tính: 1+1, 1+2, 1+3, 1+4, 1+5, 2+1, 2+2, 2+3, 2+4, 
 3+1, 3+2, 3+3, 4+1, 4+2, 5+1, 1+0, 2+0, 3+0, 4+0, 5+0, 6+0, 0+1, 0+2, 0+3, 
 0+4, 0+5, 0+6.
 Cách tiến hành:
 - Giáo viên giới thiệu trò chơi: Ai xếp đúng, và nhanh.
 - Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
 + Mỗi em lấy ra một hình tròn bất kỳ (từ 0 đến 6), chẳng hạn: 6.
 + Sau khi thầy (cô) hô “bắt đầu”, các em phải nhặt các hình tròn có tổng 
 bằng 6 (1+5, 5+1, 2+4, 4+2, 3+3, 0+6, 6+0), xếp các hình tròn đó quanh số 6 
 thành một bông hoa.
 4 – Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu, kém, khuyến khích các 
em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa 
sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi 
các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài 
tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục 
tính ngại khó, giúp các em hiểu bài, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc 
sâu, cần nhớ kỷ. 
 – Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết 
quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái 
độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. 
 – Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo 
tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em 
cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
 – Đối với việc đánh giá bài làm của học sinh, tôi không chỉ đưa ra lời nhận xét 
đúng hoặc sai mà cần giải thích rõ tại sao đúng dựa vào những kiến thức nào ,sai 
thì sai ở đâu?
 – Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học cần có 1 
bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những 
kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo 
học sinh. 
 b) Xây dựng động cơ học tập cho học sinh:
 *Luyện tập vừa sức HS yếu: 
 – Đối với HS yếu , tôi luôn coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn 
là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn HS luyện 
tập, tôi luôn đặc biệt chú ý các điều sau:
 + Đảm bảo cho HS hiểu đề bài: HS yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu 
tiên: không hiểu bài toán nói gì, do đó không tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy tôi 
 6 Sau khi học sinh đã xác định được phép tính giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu 
lời giải: 
 *Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối ( mấy con 
gà ?) để có câu lời giải : “Nhà Lan có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải : 
“Nhà Lan có tất cả là:
 *Cách 2: Từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số 
(ở đầu câu), là ở cuối câu để có: “Số con gà nhà Lan có tất cả là:”
 Bài giải
 Số con gà nhà Lan có tất cả là:
 5 + 4 = 9 ( con gà )
 Đáp số: 9 con gà
 + Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, 
rèn một kĩ năng nào đó, HS kém cần giải những bài tập cùng thể loại và cùng mức 
độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này 
thường tiến hành trong các tiết ôn luyện hoặc những buổi phụ đạo riêng với nhóm 
HS yếu, kém toán. 
 + Sử dụng những bài tập vừa sức, chủ yếu là cho HS giải các bài tập thuộc 
dạng cơ bản, tránh ra thêm cho các em những dạng bài tập mới có tính chất mở 
rộng, nâng cao kiến thức.
 * Rèn luyện phương pháp học tập: 
 – Yếu về phương pháp học tập là một tình hình phổ biến của HS yếu kém 
toán. Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với 
một bộ phận khá đông trong những học sinh diện này. Vì vậy, một trong những 
biện pháp khắc phục tình trạng HS yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học 
tập tốt.
 – Với HS yếu kém tôi thường xuyên hướng dẫn nhắc nhở các em từ những 
cách thức học toán sơ đẳng như: nắm được kiến thức lí thuyết mới làm bài tập, đọc 
kĩ đầu bài trước khi làm, vẽ hình hợăc vẽ sơ đồ phải sáng sủa, viết nháp rõ ràng, 
 8 – Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá 
trình học tập và dựa vào kết quả khảo sát phát hiện ra những em học yếu toán. Tìm 
hiểu lý do học yếu từng em, sau đó liên hệ với gia đình học sinh đề ra kế hoạch phụ 
đạo phù hợp .
 – Cụ thể tôi lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em 
học phụ đạo, mỗi ngày 15 phút - 20 phút trước và sau giờ học. Tôi ôn lại những 
kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học tiếp theo và đồng thời 
cho các em thực hành lại những kiến thức dã học ở tuần qua bằng cách cho những 
bài tập vừa sức với học sinh. Chẳng hạn: Trước khi học bài: “Bé hơn. Dấu bé” tôi 
dạy cho học sinh nắm vững về thứ tự các số 1, 2, 3, 4, 5 nhằm giúp các em dễ thực 
hiện khi so sánh các số với nhau.
 – Ngoài thời gian phụ đạo trên GV còn sử dụng buổi học thứ 2 để ôn luyện lại 
kiến thức cho các em.
 – Sau buổi học phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức 
độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động 
viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ .
 – Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu, phụ đạo học sinh yếu 
trong giờ tự học, tự ôn tập ở trong lớp những kiến thức để các em nắm vững hơn.
 – Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo 
tình hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc 
nhở giúp các em đạt kết quả tốt hơn
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 – Sáng kiến có thể phổ biến cho các giáo viên trong trường (đặc biệt là các giáo 
viên trong tổ khối 1).
 – Ngoài ra sáng kiến còn có thể lan rộng cho các trường bạn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích được dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
 10 Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
Giữa HKI 18 0
Cuối HKI 18
 Phú Sơn, ngày 15 tháng 03 năm 2013
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_hoc_sinh_hoc_yeu.doc