Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

docx 13 trang sklop1 19/10/2023 5654
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1
 MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .................................................................................1
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN .........................................................2
1. Cơ sở lý luận:..................................................................................................2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ..................3
2.1. Về thực trạng...............................................................................................3
2.2. Khảo sát thực trạng....................................................................................4
3. Một số biện pháp tạo hứng thú.....................................................................4
3.1. Biện pháp 1. Sử dụng đồ chơi học tập .......................................................4
3.2. Biện pháp 2. Sử dụng trò chơi học tập.......................................................6
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng bài toán vui..........................................................6
3.4. Biện pháp4: Sử dụng thử thách toán học..................................................6
3.5. Biện pháp 5: Sử dụng cuộc thi Toán học: ...............................................7
3.6. Biện pháp6. Học tập thông qua các tình huống thực tế.........................8
3.7. Biện pháp 7: Tạo môi trường học tập tích cực ......................................8
4. Kết quả đạt được ...........................................................................................9
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:.......................................................................10
1. Kết luận: .......................................................................................................10
2. Kiến nghị: .....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................12
PHỤ LỤC...........................................................................................................13 Hà Nội” để nghiên cứu.
 II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN
 1. Cơ sở lý luận:
 Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 
32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019 và thay thế 
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Theo thông tư 
trên, chương trình môn Toán lớp 1 có 4 mạch kiến thức gồm:
 * Số học;
 * Đại lượng và đo đại lượng;
 * Yếu tố hình học;
 * Giải bài toán có lời văn.
 Chương trình môn Toán lớp 1 mới không có riêng mạch kiến thức “Giải bài 
toán có lời văn”, nhưng nội dung này được đề cập đến trong phần thực hành giải 
quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức.
 Trong nội dung Hình học của chương trình môn Toán lớp 1 mới có đề cập đến 
yêu cầu: Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian như: trên - dưới, phải 
- trái, trước - sau, ở giữa. Nội dung hình học không gian đã được đưa vào sớm hơn, 
ngay từ lớp 1.
 Các nội dung này được xây dựng và điều chỉnh dựa trên nền tảng của các kiến 
thức cơ bản về Toán học và phù hợp với độ tuổi, trình độ và khả năng của học sinh 
lớp 1.
 Với nội dung Môn Toán như vậy thì mục tiêu môn Toán lớp 1 cũng như dạy 
học Toán hướng tới đó là:
 + Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt ở 
mỗi nội dung
 + Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
 * Số và phép tính: Số tự nhiên và các phép tính trên những số đó.
 * Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết (ở mức độ trực quan) của một 
số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn 
giản, phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn 
giản gắn với Hình học. Một số yếu tố thống kê đơn giản; giải quyết một số vấn đề 
thực tiễn gắn với một số yếu tố thống kê.
 Với chương trình và mục tiêu trên, mỗi giáo viên cần tìm tòi các biện pháp 
làm sao kích thích hứng thú trong học sinh, giúp học sinh say mê học Toán.
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tốt nhất. Nhưng khi trẻ bước vào lớp 1, cùng với nhiệm vụ phải học nhiều môn học 
khác, thời gian học Toán trên lớp thực sự không đủ để trẻ cảm thấy yêu thích môn 
học này, chưa kể việc làm quen với con số chỉ dừng lại ở sách vở, không có thực 
hành, ít giáo cụ trực quan khiến trẻ học mà không hiểu sâu và nắm chắc
 Tóm lại, việc dạy học môn Toán lớp 1 đang gặp nhiều thách thức. Để giải 
quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình, tạo ra môi trường 
học tập thuận lợi cho học sinh, cải tiến phương pháp dạy học để học sinh có thể tiếp 
thu kiến thức một cách hiệu quả và tạo nên nền tảng Toán vững chắc cho các bậc 
tiếp theo.
 2.2. Khảo sát thực trạng
 Năm học 2022 - 2023 tôi được BGH nhà trường phân công chỉ nhiệm lớp 
1A3 tổng số học sinh là 39 em. Sau thời gian nhận lớp và giảng dạy, tôi thấy khả 
năng học Toán của các em còn nhiều hạn chế. Tiến hành khảo sát, tôi thu được kết 
quả cụ thể như sau:
 BẢNG KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC TOÁN
 Thời điểm khảo sát: Tháng 10/2023
Thời điểm Rất thích Thích Không thích
 TSHS Bình thường
 KS
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 Giữa HKI 39 5 12,8% 10 25,6% 11 28,2% 13 33,4%
 3. Một số biện pháp tạo hứng thú
 3.1. Biện pháp 1. Sử dụng đồ chơi học tập
 Các trò chơi và đồ chơi học tập là cách tuyệt vời để giúp trẻ học toán một cách 
vui nhộn và thú vị. Sử dụng đồ chơi và trò chơi học tập là một trong những phương 
pháp dạy học môn Toán lớp 1 hiệu quả. Dưới đây là các cách sử dụng đồ chơi trong 
dạy học môn Toán lớp 1:
 - Sử dụng đồ chơi giáo dục: Đồ chơi giáo dục có thể giúp học sinh rèn luyện 
các kỹ năng toán học như phép tính cộng, trừ, nhân, chia, hình học... Các đồ chơi 
này có thể là xếp hình, bảng số, bộ đồ chơi đếm. Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú 
hơn khi học toán thông qua các đồ chơi này. Sau đây là 1 số ví dụ tôi đã thực hiện 
và học sính rất hứng thú
 * Sử dụng đồ chơi bóng: Giáo viên có thể sử dụng đồ chơi bóng để giảng dạy 
về phép cộng trong phạm vi 10. Để làm điều này, giáo viên có thể vẽ số chấm từ 1 
đến 10 lên các quả bóng khác nhau và đặt chúng trên mặt bàn. Sau đó, giáo viên có tập Thực hành. Học sinh rất hào hứng, sôi nổi, hiệu quả tiết học nhờ thế mà có hiệu 
quả cao. Sau đây là 1 số trong rất nhiều trò chơi mà tôi đã sử dụng khi dạy Toán. 
(Ảnh 4 -Trò chơi: “Ai nhanh hơn ZOMBIE”); (Ảnh 5 -Trò chơi:
“Game Chú Hề qua cầu ”); (Ảnh 6 -Trò chơi: “Vượt chướng ngại vật”)
 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng bài toán vui
 - Bài toán vui là một cách thú vị để học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán. Giáo 
viên có thể sử dụng các bài toán vui như câu đố, truyện cười, trò chơi câu hỏi và trả 
lời... để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tìm ra hướng giải quyết vấn đề và 
rèn luyện kỹ năng giải toán. Học sinh sẽ cảm thấy thú vị và tăng cường sự tự tin khi 
giải quyết các bài toán vui. Một số bài toán vui trong số nhiều bài toán mà tôi đã sử 
dụng.
 Bài 1: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 
2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
 Đáp án: 4 con vịt
 Bài 2: Một chàng thanh niên vào cửa hàng bánh, yêu cầu:
 - Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, đựng vào 4 cái hộp bánh, mà mỗi hộp chỉ 
có đúng 3 cái bánh!
 Ông chủ đang ngơ ngác thì một chú bé - người sau này trở thành nhà toán học 
nổi tiếng người Đức - chạy ra đỡ lời ông chủ:
 - Xin ngài cứ yên tâm, bánh sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ngay đây ạ.
 Vậy chú bé đã làm thế nào?
 Đáp án: Cậu bé xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó 
vào một cái hộp to.
 3.4. Biện pháp 4: Sử dụng thử thách toán học
 - Thử thách toán học là một cách tuyệt vời để học sinh rèn luyện kỹ năng giải 
quyết các bài toán phức tạp. Giáo viên có thể thiết kế các bài thử thách toán học 
bằng cách sử dụng các câu hỏi và bài toán khó hơn, yêu cầu học sinh suy nghĩ sáng 
tạo và tìm cách giải quyết các vấn đề. Học sinh sẽ cảm thấy thách thức và tăng 
cường sự tự tin khi giải quyết các bài toán phức tạp. Giáo viên có thể tham khảo các 
bài toán trong sân chơi “Đấu trường Vioedu”, “Toán Kangaroo” hay “Sân chơi Toán 
Timo”
 Toán Timo
Amy co 17 quả táo, John có 9 quả táo. Hỏi Any Cũn cho John bao nhiêu quả tảo đểhữi ìựirời có sô' 
táobằng nhau?
A. 4 D. 6 Đo độ dài của vật (Khi dạy bài thực hành, ước lượng): Giáo viên có thể sử 
dụng các vật liệu đo đạc như thước kẻ, gang tay, sải tay, bước chân để giảng dạy 
học sinh cách đo độ dài của vật. Học sinh có thể được yêu cầu đo độ dài của các đồ 
vật như một cây bút, một quyển sách, một tấm giấy và so sánh các kết quả.
 Tính toán thời gian (Khi dạy về xem giờ): Giáo viên có thể sử dụng đồng hồ 
để giảng dạy, cách tính toán thời gian. Học sinh có thể được yêu cầu tính toán thời 
gian cần để làm một số hoạt động như đi học, ăn sáng, đi ngủ.
 Những ví dụ trên chỉ là một số trong số rất nhiều tình huống được sử dụng để 
giảng dạy toán cho học sinh lớp 1. Và khi học sinh được thực hành với các tình 
huống gần gũi, thực tế với các em thì các em rất hào hứng cũng như khắc sâu được 
kiến thức.
 3.7. Biện pháp 7: Tạo môi trường học tập tích cực
 Một môi trường học tập đầy tích cực và đầy đủ tài nguyên giúp trẻ có thêm 
động lực học tập toán học. Dạy học môn Toán lớp 1 là một nhiệm vụ rất quan trọng 
và cần được thực hiện một cách tích cực để truyền đạt kiến thức đến học sinh. Để 
tạo một môi trường học tập tích cực trong lớp học Toán lớp 1, tôi đã thực hiện các 
bước sau đây:
 + Bước 1: Tạo một không gian học tập thoải mái: Tôi luôn sắp xếp bàn ghế 
sao cho học sinh có đủ không gian để vận động và tập trung vào bài học của mình.
 + Bước 2: Sử dụng đồ họa và hình ảnh: Trong khi dạy học môn Toán lớp 1, sử 
dụng đồ họa và hình ảnh là cách tuyệt vời để giúp học sinh hình dung và hiểu bài 
học một cách dễ dàng. (Ảnh 8 - Đồ hoạ sinh động)
 + Bước 3: Tôi luôn tạo sự thân thiện với học sinh: Cố gắng hòa nhập với học 
sinh và tạo sự thoải mái
 + Bước 4: Đưa ra ví dụ cụ thể: Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng các ví 
dụ cụ thể để giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài học và giải thích các khái niệm một 
cách dễ hiểu.
 + Bước 5: Trong tiết học tôi khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động 
tập thể, chơi trò chơi và thực hành thực tế. Điều này sẽ giúp học sinh trau dồi kỹ 
năng học tập và giúp các con tạo niềm đam mê với môn học.
 + Bước 6: Phản hồi tích cực: Cuối cùng, tôi đưa ra phản hồi tích cực cho học 
sinh về những nỗ lực của các con và cố gắng hướng dẫn các con đi đúng hướng để 
tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình.
 Tóm lại, tạo một môi trường học tập tích cực khi dạy học môn Toán lớp 1 là 
một quá trình liên tục. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật và chiến lược dạy học tích 
cực, có thể giúp học sinh cảm thấy tự tin.
 4. Kết quả đạt được
 Khi vận dụng một số biện pháp tạo hứng thú vào việc dạy học Toán cho học 1. Kết luận:
 Việc vận dụng các biện pháp tạo hứng thú vào việc dạy học Toán cho học 
sinh lớp 1 có ý nghĩa rất quan trọng và tích cực. Nó giúp trẻ có động lực học tập và 
tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Khi được tạo hứng thú, trẻ sẽ có sự quan tâm và 
ham muốn học tập, giúp tạo nên môi trường học tập tích cực và sáng tạo. Khi các 
hoạt động học tập được thiết kế để tạo ra sự thú vị và hấp dẫn, học sinh sẽ muốn 
học tập và khám phá nhiều hơn, và điều này sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một 
cách hiệu quả hơn. Các hoạt động tạo hứng thú sẽ giúp học sinh hiểu các khái niệm 
toán học một cách dễ dàng hơn. Khi sử dụng các hình ảnh, đồ chơi, trò chơi và hoạt 
động thực tế, học sinh sẽ có thể hình dung và hiểu bài tập và khái niệm toán học tốt 
hơn. Đồng thời, các hoạt động tạo hứng thú cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng 
tư duy và giải quyết vấn đề. Những hoạt động này thường có tính thử thách cao, 
giúp học sinh phát triển khả năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. 
Khi học sinh thấy mình đang hoàn thành các hoạt động toán học thú vị và đạt được 
kết quả tích cực, học sinh sẽ tự tin hơn trong khả năng của mình và tin rằng mình 
có thể giải quyết những thử thách khó khăn hơn trong tương lai. Ngoài ra, việc tạo 
hứng thú trong dạy học toán cũng giúp học sinh phát triển toàn diện. Không chỉ là 
kiến thức toán học, học sinh còn có cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội, tư duy logic, 
sáng tạo, tinh thần cạnh tranh và hợp tác.
 2. Kiến nghị:
 Để vận dụng các biện pháp tạo hứng thú vào việc dạy học Toán cho học sinh 
lớp 1 có hiệu quả, tôi xin có một số đề xuất kiến nghị như sau:
 * Đối với Ban giám hiệu nhà trường và các cơ quan quản lí giáo dục:
 - Đào tạo và hỗ trợ giáo viên: Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lí 
giáo dục có thể cung cấp các khoá đào tạo hoặc các buổi hội thảo cho giáo viên về 
các biện pháp tạo hứng thú và phương pháp giảng dạy Toán hiệu quả. Ngoài ra, họ 
cũng có thể hỗ trợ giáo viên bằng cách cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, phần mềm 
và các công cụ hỗ trợ khác.
 - Sử dụng công nghệ thông tin: Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lí 
giáo dục có thể khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin để tạo hứng 
thú cho học sinh. Các công cụ như video, trò chơi, ứng dụng di động và các phần 
mềm học tập sẽ giúp học sinh hứng thú và tăng cường hiệu quả giảng dạy Toán học.
 - Hỗ trợ học sinh: Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lí giáo dục cần 
hỗ trợ học sinh bằng cách cung cấp các tài liệu, sách giáo khoa, bài tập, trò chơi và 
các tài nguyên khác để họ có thể tìm hiểu Toán học một cách thú vị và hiệu quả.
 + Đối với giáo viên:
 - Lập kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị tài liệu: Giáo viên cần lập kế hoạch 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_toan.docx