Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiếng Việt cho HS Lớp 1 dân tộc thiểu số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiếng Việt cho HS Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiếng Việt cho HS Lớp 1 dân tộc thiểu số
Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiêng Việt cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số. MỤC LỤC TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 3 I.1 Lý do chọn đề tài 3 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 I.3 Đối tượng nghiên cứu 3 I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 I.5 Phương pháp nghiên cứu 4 II PHẦN NỘI DUNG 4 II.1 Cơ sở lý luận 4 - 5 II.2 Thực trạng 5 a Thuận lợi, khó khăn 5 - 6 b Thành công, hạn chế 6 c Mặt mạnh, mặt yếu 6 - 7 d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7 e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 7 – 8 II.3 Giải pháp, biện pháp 8 a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 – 14 c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 14 - 15 d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 15 e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 15 – 16 II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 16 1 Trần Thị Minh – TH Võ Thị Sáu Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiêng Việt cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số. KINH NGHIỆM DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ I. PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với xu thế phát triển của nền khoa học, công nghệ thông tin, những thay đổi quan trọng trong kinh tế, xã hội. Đòi hỏi giáo dục nhất thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Thật đúng như vậy, sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã được ghi trong Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông và thể hiện trong Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là việc làm cần thiết, người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, học sinh là người tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới. Như chúng ta đã biết tiếng Việt vừa là ngôn ngữ thứ hai, vừa là công cụ giúp học sinh dân tộc thiểu số giao tiếp và tiếp thu các môn học khác tốt hơn. Các em có đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết được vấn đề mà văn bản nêu ra. Môn Tiếng Việt lớp một là môn học khởi đầu giúp các em chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Thông qua môn học còn giúp học sinh hình thành thói quen trong học tập như: cách cầm sách đọc đúng tư thế, cách ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ, cách trả lời câu hỏi, cách nhận xét bạn đọc, cách cầm bút; giúp học sinh có kĩ năng nghe nói một số câu đơn giản; bước đầu có những hiểu biết về cuộc sống; giúp các em yêu quý việc học tập... Đây chính là nền móng cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy dạy tốt môn Tiếng Việt ở lớp một là điều cực kì quan trọng.Với những lí do nêu trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và chọn đề tài: " Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số” nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một. I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng về việc dạy học tiếng Việt lớp một. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học tiếng Việt ở lớp 1 học sinh dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ của đề tài là đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong môn Tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tiếng Việt đối với học sinh lớp Một dân tộc thiểu số. I. 3. Đối tượng nghiên cứu 3 Trần Thị Minh – TH Võ Thị Sáu Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiêng Việt cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số. sinh. Mục tiêu dạy tiếng Việt ở Tiểu học rất chú trọng đến việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt, do vậy việc hướng dẫn học sinh lớp Một các kĩ năng thực hành Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) là điều rất quan trọng. Ở lớp Một, mục tiêu dạy học tiếng Việt nhằm hình thành những yêu cầu cho các em có kiến thức và kĩ năng cơ bản về: Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản. Hiểu nghĩa của các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. Viết đúng chữ viết thường, chép đúng chỉnh tả đoạn văn, nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. Nói rõ ràng, biết trả lời câu hỏi đơn giản. Quá trình dạy học gồm hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực. Dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi người dạy phải coi trọng việc tổ chức các hoạt động của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, tiếp nhận tri thức, tạo điều kiện để các em chủ động, chú ý hình thành khả năng tự học của mình. Dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh có tác dụng phát huy tính độc lập sáng tạo, hình thành thói quen tự học, nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đảm bảo tính toàn diện, giúp học sinh: Nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức, luôn củng cố và phát triển cách học của mình, giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, có tinh thần hợp tác với bạn bè. II. 2. Thực trạng a.Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi 100% học sinh lớp Một đã được học qua lớp mẫu giáo. Nhà trường quan tâm trang bị đồ dùng dạy học, hỗ trợ kinh phí để giáo viên làm đồ dùng dạy học. Học sinh được cấp phát đầy đủ sách vở và bộ thực hành Tiếng Việt, Toán. sách bổ trợ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Học sinh lớp 1 rất tò mò, hào hứng được học, được tìm hiểu điều mới lạ. Thời gian dạy một bài học vần đối với học sinh dân tộc thiểu số được tăng thời lượng từ 350 tiết lên 500 tiết. * Khó khăn Mặt bằng dân trí chưa đồng đều. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến con em. Đa số các em còn chưa mạnh dạn khi tham gia các hoạt động học tập... Vốn ngôn ngữ tiếng Việt hạn chế. Qua một số tiết dạy đầu năm học, nhất là giờ Học vần của lớp 1A Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tôi nhận thấy các em chưa tích cực chủ động, giờ học nặng nề, khả năng tiếp thu bài thụ động, học trước quên sau. Đa số các em ngồi im lặng, ít 5 Trần Thị Minh – TH Võ Thị Sáu Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiêng Việt cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số. Mặt yếu : Đề tài chưa phát huy hết khả năng của một vài giáo viên dạy thay, một vài giáo viên mới ra trường bởi kinh nghiệm của họ đôi lúc còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số học sinh chưa học theo kịp yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng sống còn hạn chế nên chưa ham thích học tập. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động đến dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Do trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp hình thức tổ chức dạy học, chưa chú ý phân loại các đối tượng học sinh trong lớp, còn lúng túng trong việc lập kế hoạch bài giảng. Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Vả lại hầu hết giáo viên khi lên lớp thường còn nặng nề về cung cấp các kiến thức, vẫn còn giảng dạy theo lối rập khuôn máy móc, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp cho học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức. chưa phát huy tính tích cực chủ động của các em. Một số học sinh chưa biết xác định và chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học. Do ở mẫu giáo các em đang có thói quen vui chơi tương đối tự do, thoải mái tuỳ theo hứng thú của mình, khi vào lớp Một các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật, có hướng dẫn học tập, có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. Các em còn hay đãng trí, khó tập trung chú ý lâu, nhất là khi phải chú ý các đối tượng trừu tượng, ít hấp dẫn. Điều kiện học tập như: dụng cụ học tập, góc học tập ở nhà còn thiếu thốn. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 1. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Với 100% học sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số, hầu hết các em chưa có ý thức học tập, vốn kĩ năng sống hạn chế. Bên cạnh đó do thói quen tiếng mẹ đẻ nên khả năng giao tiếp của các em gặp rất nhiều khó khăn. Một phần do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, cha mẹ các em phải đi làm để kiếm ăn nên một số em thiếu sự quan tâm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức và học tập. Một số em lại chưa có động cơ học tập. Một số cha mẹ học sinh nhận thức hạn chế nên không nhắc nhở giúp đỡ các em học tập ở nhà. Do đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều, chưa phát huy hết kĩ năng sư phạm, chưa biết tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em trong học tập. Nên các em chưa ham thích học tập, còn ngại khi tham gia hoạt động học tập. Chính vì những nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng học sinh ít phát biểu ý kiến xây dựng bài, chưa tập trung tự giác trong học tập, còn mải chơi chưa biết hợp tác với bạn trong học tập. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả học tập của các em. Để giúp các em có thói quen tự học, phát huy tính 7 Trần Thị Minh – TH Võ Thị Sáu Kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực trong môn Tiêng Việt cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình dạy học đối với các môn học nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó : Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn . Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Hơn thế nữa, đối với học sinh lớp Một dân tộc thiểu số, đồ dùng dạy học sẽ có tác dụng lớn đến việc hình thành và ghi nhớ kiến thức. Nó đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Làm tăng hứng thú nhận thức của các em. Đảm bảo tính trực quan, tạo cho người học tiếp cận nội dung bài học. Tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng dạy học phải linh hoạt, phải gắn với nội dung của bài học, phù hợp với hình thức dạy học bộ môn, phù hợp với kế hoạch bài học, đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. Người giáo viên cần định hướng cho các em quan sát, khai thác triệt để đồ dùng dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ví dụ dạy bài 7: ê - v trang 16 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 Sau khi hướng dẫn các em nhận biết âm ê, tiếng bê, tôi dùng tranh “ con bê” giới thiệu để rút từ mới “bê”. Được quan sát hình ảnh ''con bê'' trong bức tranh, các em hình dung nhớ lại về hình ảnh con vật. Cùng với việc cho các em quan sát hình ảnh con bê, tôi nói thêm đôi nét sơ lược về đặc điểm và ích lợi của con bê nhằm khắc sâu kiến thức qua đó giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi: bê là con của của con bò, khi còn nhỏ gọi là bê, nó thường ăn cỏ, được nuôi để kéo cày dùng trong việc nhà nông và lấy thịt ăn. Hay khi dạy bài 8: l – h, để giới thiệu từ mới hè, tôi đã cho các em quan sát tranh và hỏi tranh chụp cảnh gì? Cảnh các bạn đang tắm ở bãi biển. Chúng ta thường đi tắm biển vào dịp nào? Ta thường đi tắm biển vào mùa hè. 9 Trần Thị Minh – TH Võ Thị Sáu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_phat_huy_tinh_tich.doc