Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh Lớp 1

doc 14 trang sklop1 05/02/2024 2320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc và viết cho học sinh Lớp 1
 Phần I
 đặt vấn đề
 Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt 
 quan trọng là môn học có chức năng “kép” (Vừa là môn khoa học, vừa là môn 
 công cụ )và là môn khoa học chiếm thời lượng lớn nhất (riêng lớp một chiếm 
 50 % thời lượng dạy – học – 10tiết / tuần ).
 Từ năm 2002 – 2003 trên phạm vi toàn quốc đã triển khai thống nhất 
 một bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1so với cuôn sáchgiáo khoaTiếng Việt 1 
 mới. Xin nêu một trong bốn đặc điểm đó là: Coi trọng sự hình thành và rèn 
 luyện cả bốn kĩ năng:
 Nghe- đọc- nói- viết;trong đó kĩ năng đọc và viết vẫn đặt ở vị trí hàng đầu. Vì 
sao như vậy? Đây là nền tảng, nền tảng có vững, có tốt mới phát triển được. Trẻ 
em ở tiểu học nhất là ở lớp một đèu như một tờ giấy trắng, hoàn toàn trong sáng 
tinh khiết, chúng ta hãy gieo vào đây tất cả sự khởi đầu tốt đẹp cho các em đẻ 
hình thành nhân cách ngay từ tuổi thơ ấu, ngay từ buổi đầu cắp sách đến trường 
học.Đối với trẻ em lớp 1, nét chữ đầu tiên sẽ tạo tiền đề cho việc giáo dục khác 
tốt đẹp (ảnh hưởng của nó trên bình diện rộng sẽ nói ở phần sau ).
 Là giáo viên lớp 1 được một số năm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm 
về rèn đọc và luyện chữ viết cho học sinh lớp 1, cộng với yêu cầu mới nói 
trênkinh nghiệm này càng được nhân lên và đạt hiệu quả tốt. Trong phạm vi bài 
viết này, tôi xin trình bàylại một số việc có hiệu quả đó góp phần tích cực vào 
việc dạy – học theo chương trình đổi mới ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói 
riêng. Đó là lý do tôi chọníáng kiến kinh nghiệm này. 
 Trong yêu cầu của toàn bộ chương trình cấp tiểu học, mỗi lớp có một 
 yêu cầu riêng, chúng ta phải nắm vững mức độ của nó để đặt cho mình một yêu 
 cầu nghiêm ngặt, nhất là đối với lớp 1.
 Yêu cầu cụ thể đối với lớp 1 là: (yêu cầu về kĩ năng) 
 *Đọc: - Người dạy: Chưa thấy hết ý nghĩa “nét chữ, nết người” chưa toàn tâm 
toàn ý tập trung vào rèn chữ theo đúng yêu cầu như đã đề ra. Thực trạng: Để học 
sinh vẽ chữ. Dạy toàn diện, chứ đâu chỉ viết chữ tốt, chữ đẹp , viết đúng – người 
dạy còn chăm lo đến các môn học khác vì chương trình nhiều , chưa thấy sự ảnh 
hưởng nhiều mặt của nó. Do đó việc quan tâm đến chữ viết có phần xem nhẹ , 
nhất là đối với lớp 1 , quan niêm hoàn toàn sai lầm .
 - Người đọc (học sinh): Thực trạng là vẽ chữ . Học (học sinh) chỉ cần vẽ 
sao có, hình có đủ nét để đọc được .
 - Cha mẹ các em : Một mặt khoán cho thầy cô ở nhà trường , mặt khác thì 
hoặc là trình độ học vấn có hạn ; hoặc là người có trình độ học vấn cao lại không 
có phương pháp .
 Viết đi đôi với đọc- thường đọc đúng thì viết đúng và ngược lại. Đọc đúng đọc 
chuẩn, đọc tốt có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lớn đến việc học tập các môn 
học khác (đọc đúng đọc tốt dẫn tới hiểu nội dung từ đó nâng cao kiến thức toàn 
diện ).
 *Về thực tế:
 - Một bộ phận học sinh đọc chưa thạo, chưa đúng, viết sai mẫu dẫn đến 
 lớp trên
 không có cơ hội để sửa. Đọc sai, viết sai, chữ sấu hoàn toàn do giáo viên dạy 
lớp 1 (Không có ngoại lệ nào).
 *Tóm lại: Do nhận thức như trên, nhiều học sinh (có thể nói một tỷ lệ 
 không
 nhỏ học sinh không đạt yêu cầu về đọc viết ở các lớp, trong đó bắt đầu từ lớp 
1 ). Thực trạng trên có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, nhất là đối với những 
người cao tuổi vì học có điều thực tế để so sánh (xưa –nay). Một sự phàn nàn 
rằng:trẻ con bây giờ đọc không ra đọc, chữ viết xấu quá. Trong thực tế thì không 
phải là tất cả. Nhưng những điều chưa tốt hay được nổi cộm, mặt khác đó là vấn 
đề xã hội. Nhà trường, thầy giáo Phần II
 GiảI quyết vấn đề
 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn. 
 Từ quy luật nhận thức là: Từ cụ thể đến tư duy trừu tượng – trẻ em nhận 
biết câu đúng sai, xấu hay đẹp thông qua sự hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên. Do 
đó giáo viên làm mẫu học sinh bắt chước. Phần trên khẳng định trẻ em lớp 1 như 
tờ giấy trắng, người gieo vào đó tốt hay xấu là người thầy giáo, là quyết định “ 
không có ngoại lệ’’. Thực tế cho thấy người thầy giáo hướng dẫn, chỉ bảo thế 
nào, trò làm theo như thế.
 “ Thầy nào trò ấy ’’ . 
 2. quá trình thực nghiệm giải pháp mới. 
 Giáo viên chủ động là cơ bản, song phải biết kết hợp các điều kiện. Trước 
hết phải nói đến những điều thuận lợi và những khó khăn trong quá trình thực 
hiện. 
 a). Thuận lợi: 
 - Cơ sở vật chất là yếu tố quá trình để tạo nên thắng lợi: Lớp học rộng, đủ 
kích thước, ánh sáng, bàn ghế đủ ( 2em/ 1bộ bàn ghế )- đúng quy cách. Học sinh 
nhìn chung đủ sách học, sách tham khảo, vở viết giấy tốt, bút viết, bảng từ. Đời 
sống tương đối ổn định, tổ chức được 100% số học sinh học cả 2 buổi / ngày. 
 - Nhà trường ( Ban giám hiệu, giáo viên ) chú ý quan tâm đặc biệt đối với 
lớp 1. 
 - Phụ huynh học sinh nhìn chung nhiệt tình, tập chung lo cho con cái được 
chu đáo hơn. 
 - Bản thân giáo viên chữ viết đẹp, cẩn thận, giảng dạy nhiệt tình, kiên trì, 
tỷ mỷ, chu đáo , tất cả vì học sinh thân yêu. 
 b). Khó khăn: - Đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học 
sinh, người thầy vẫn giữ vai trò “tổ chức”. Gáo viên tìm cách thiết kế, định 
hướng, tổ chức bài dạy để học sinh hoạt động tự tìm ra kiến thức. Đó là phương 
pháp, là cách thức mà hiện naychúng ta đang quan tâm. Vì vậy tôi đã chuẩn bị 
tâm thế cho học sinh lớp 1 bằng một việc làm cụ thể:sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, tư 
thế ngồi học, cầm sách đọc, cầm bút, giơ tay phát biểu, chia thành nhiều nhóm, 
mỗi nhóm hai bàn sao cho tiện lợi, khi cần thiết trao đổi nhóm thì các em ở bàn 
trên quay xuống bàn dưới một cách nhanh chóng và trật tự .
 *Về kỹ thuật:
 a) Rèn chữ viết:
 Công việc đầu tiên là rèn tư thế: Tôi đã chú ý đến các công việc như sau:
 Cô để vở (hoặc bảng con) trên bàn, các em làm theo, giáo viên sửa, cô cầm bút 
(hoặc cầm phấn). Hướng dẫn ngón cái, ngón trỏ, ngón út, chiều cao từ ngón tay 
đến đầu ngòi bút - giáo viên miệng nói, tay làm, trò làm theo. Sửa ngay tại lớp, 
cho mỗi em dùng một thước kẻ 30cm , một đầu có bịt bồng. Trong một tuần đầu 
chống đầu thước kẻ(có bịt bông vào chán ), đầu kia chống xuống bàn, tay trái giữ 
khuỷu tay, cánh tay tì vào vở dùng các ngón tay giữ cho thước đứng. Làm như 
vậy với mục đích giữ khoảng cách giữa mắt và vở tránh được cận thị hoặc viễn 
thị. Việc làm này chỉ thực hiện trong một tuần đầu (khi bắt đầu viết) từ tuần sau 
chỉ dùng khi kiểm tra tư thế để nhắc nhở những em ngồi chưa đúng.
 -Tôi đã sử dụng 4 loại chữ mẫu đề hướng dẫn học sinh: Chữ mẫu trong sách 
giáo khoa, vở in, chữ mẫu của giáo viên( trong vở của mình hoặc viết mẫu vào vở 
các em).Chữ mẫu trên bảng lớn, bảng phụ, mỗi buổi học (chú ý tiết học viết)đều 
xuất hiện mẫu chữ đã chuẩn bị sẵn (hoặc bảng phụ hoặc vào giấy to) treo trên 
tường cho học sinh trao đổi với nhau: Chiều cao chiều rộng  khi các nhóm đã 
thống nhất, giáo viên đặt câu hỏi tổng quát: chữ hôm nay viết (từng chữ) cao bao 
nhiêu, chiều rộng mấy ô: có nết khuyết, cong, thắng nào (cho một số em chỉ). 
Kiểm tra cách cầm bút, để vở lần cuối trước khi thực hành viết.
 - Luyện: Sau mỗi bài viết giáo viên đều phân loại, thường 
 thành ba loại: viết đúng, đẹp từ đọc câu, ngắt nghỉ đúng chỗ.để việc rèn đọc cho học sinh tôi đã tiến hành 
những công việc là:
 - Trước hết tôi rèn tư thế: đứng thẳng- hai tay cầm sách đọc(đã 
 có mẫu chung),đọc xa gần
 (như viết). Trước khi đọc giáo viêncũng làm động tác như viết, tức là cô làm 
mẫu, cả lớp làm theo, uốn nắn cá nhân. Học sinh tự rèn cá nhân về tư thể học, 
làm đi làm lại nhiều lần.
 - Về trường độ: Qua điều tra thì thấy lớp có 23 em thì trong đó có 4 em 
 đọc quá
 to, 13 em đọc vừa phải,6 em đọc rất nhỏ thường nhút nhát, trái lại một số em 
đọc quá tocó thể do sức khỏe hoặc do hiếu động). để điều chỉnh được tôiđã dùng 
phương pháp như trên(làm mẫu, cả lớp làm theo).Ví dụ đọc a, cả lớp đọc theo, 
giáo viên chủ ý lắng nghe, rồi yêu cầu những em đọc to, đọc lại , giảm đi. Đặc 
biệt những em đọc quá nhỏ, giáo viên điều chỉnh cho được, yêu cầu nâng lên, 
không công nhận cho qua khi có em đọc còn quá nhỏhay quá to. 
 -Đọc đúng: Ngay từ buổi đầu vào lớp 1 các em đã bắt đầu được đọc
 + Đọc âm: đọc dứt khoát, không ê a kéo dài. 
 +Đọc vần: đọc theo trình tự rành rọt.
 + Đánh vần rồi đọc trơn(đánh vần có quy trình chung) 
 Tôi đã chú ý phân biệt vần:ưu với iu, ươu với iêu, phụ âm đầu: ch với tr, x với 
s, d, gi, r.Tôi đặc biệt chú ý phát âm từng âm tiết (từng tiếng) là quan trọng hơn 
cả- còn việc phát âm tách bạch từng âm và miêu tả từng âm chỉ cầnthiết khi phải 
sửa lỗi phát âm. 
 -Đọc trơn từng tiếng:Tôi chú ý để chỉ đạohướng dẫn học sinh là: không phải 
hoạt động có đọc trơn được một iếng là nắm vững cấu trúc của từ ấy. Có thể học 
sinh chỉ là một sự liên hệ giữa cách đọc chữ ấy đã dược chỉ giác một cách tổng 
hợp không phân tích (theo đặc điểm chi giác của trẻ em ).vậy học sinh đọc trơn 
được một tiếng không phải là do nhớ chỗ của nó trên trong bài học mà là do nắm 
dược cấu trúc của tiếng ấy. Tôi đã chú ý học sinh tiếp thu sách đọc từ hai hướng Riêng năm học 2008 2009 mới được ba tháng, qua kiểm tra kháo sát phần viết 
và đọc trên tổng số 23 em theo yêu cầu của chương trình thì có 16 em đọc tốt 
=70% viết đúng(cả về kĩ thuật và thời gian) có 16 em = 70%.
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt 
quan trọng. Nó là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo con người. 
Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên và được xác định là: “Bậc học nền tảng của hệ 
thống giáo dục quốc dân” (luật PCGDTH). Với ý nghĩa ấy tôi đã tự xác định cho 
mình là giáo viên dạy lớp 1, lớp bắt đầu của bậc học có ý nghĩa quan trọng đến 
nhường nào. Qua một số năm giảng dạy ở lớp 1, thông qua những năm trước đều 
có chất lượng về chữ viết và đọc. Phụ huynh tin tưởng và tôi được nghe những lời 
động viên tốt đẹp, đó chính là động lực thúc đẩy bản thân tôi cố gắng vươn lên.
 Phần III
 Bài học kinh nghiệm
 l. Kinh nghiệm cụ thể.
 Cụ thể là: Rèn kĩ năng đọc- viết cho học sinh lớp 1. 
 Thông qua việc làm có hiệu quả thên và qua kinh nghiệm một số năm thực 
hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
 1- Bài học trước tiên tôi rút ra là: Muốn có kinh nghiệm, muốn 
 đạt hiệu quả tốt
 Trong khoa học hay trong giảng dạy là phải có lòng say mê với nghề nghiệp, 
lòng say mê với nghề nghiệp bắt nguần từ lòng yêu trẻ, tất cả vì học sinh , coi 
chúng như chính con em ruột thịt của mình. Trên báo chí , sách vở và bằng nhiều 
nguồn thông tin, có nhiều cán bộ giáo viên hết lòng vì học sinh và cũng chính vì 
họ có tấm lòng ấy nên đã vượt lên trên những khó khăn mà có được những sáng 
kiến trở thành kinh nghiệm.
 2- Quá trình dạy học cũng như các ngành khoa học khác là quá 
 trình tích lũy.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_va_viet_ch.doc