Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1

doc 36 trang sklop1 30/01/2024 3490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài: 
 Vai trò của sách báo trong đời sống xã hội thật vô cùng to lớn. Sách báo là 
phương tiện chủ yếu để truyền lại những thành tựu văn hoá và khoa học từ thế 
hệ này sang thế hệ khác. Trong thực tiễn nhà trường, công việc giảng dạy và 
giáo dục phần lớn dựa vào sách. Nhờ đọc các tác phẩm văn chương và khoa học 
mà khả năng nhận thức của học sinh phát triển. Khả năng ấy sẽ giúp các em nhìn 
nhận và đánh giá một cách có cơ sở đối với các hiện tượng thiên nhiên và các 
điển hình của đời sống xã hội. Đọc đúng, đọc một cách có ý thức sẽ ảnh hưởng 
tốt tới trình độ ngôn ngữ của học sinh. Ngôn ngữ phong phú đa dạng, giàu tính 
nghệ thuật sẽ giúp cho lời nói của học sinh có nội dung, có hình ảnh và lôgic 
hơn. Vì vậy việc đọc đối với các em mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát 
triển rất lớn. 
 Ngay từ khi đứa trẻ tới trường đã được rèn luyện để trở thành một người 
đọc có ý thức và tích cực, biết nhận thức được cái đúng đắn và giá trị của sách , 
coi sách là người hướng dẫn, người bạn đáng tin cậy. Thói quen đọc sách, kĩ 
năng hiểu và đánh giá cái đọc sẽ được hình thành ngay từ các lớp cấp tiểu học 
dưới sự hướng dẫn cuả thầy. 
 Mặt khác “TIẾNG VIỆT LÀ NGÔN NGỮ GIÀU VÀ ĐẸP”. Câu nói ấy 
như là một lời nhắc nhở riêng cho từng người dân Việt Nam trong việc giữ gìn, 
bảo vệ thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Với người làm công 
tác giáo dục ở bậc Tiểu học – cấp học đầu tiên của ngành học phổ thông, điều 
này có ý nghĩa rất quan trọng. Học sinh tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 10, việc học 
Tiếng Việt được tiến hành ngay từ lớp 1 với nhiều phân môn nhỏ: Học vần, tập 
đọc, chính tả .... Các phân môn này cùng bổ sung, hỗ trợ nhau để quá trình học 
Tiếng Việt được tốt hơn, tạo cơ sở để học sinh học tốt các môn học khác. Nhưng 
có thể nói phân môn Tập đọc có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là phân môn có vị 
trí quan träng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển 
kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên. 
Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có 
ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) 
và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các 
môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng 
lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà 
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I - VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC.
 1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học
 a. Khái niệm đọc:
 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực 
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện 
d­íi bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ 
viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành 
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa 
không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
 Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát 
âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “®¸nh vÇn” lên thành tiếng theo đúng như 
các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông 
hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái 
niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến 
việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được 
chú ý đúng mức.
 b. Ý nghĩa của việc đọc:
 Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư 
tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn 
đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp 
thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có 
hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người 
đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây chóng ta biết tìm hiểu, đánh giá 
cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con 
người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp 
được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của 
người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ 
được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ 
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
cục, về nhân vật văn học... cũng dần dần đến với các em qua việc học đọc các 
tác phẩm cụ thể. Và cũng thông qua các bài tập đọc, học sinh được hiểu thêm 
những điều mới mẻ về thiên nhiên, đất nước, con người; tri giác về không gian 
được mở rộng, từ đó vốn sống của các em ngày một phong phú hơn.
 c. Giáo dục tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh :
 - Các bài tập đọc ở cấp Tiểu học đều đảm nhiệm hai việc: dạy ngôn ngữ và 
dạy văn chương, nhằm thực hiện được ba chức năng cơ bản của văn học đó là 
nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Các bài tập đọc được sắp xếp theo từng chủ 
điểm (nhà trường, gia đình, thiên nhiên đất nước) mục đích đem lại cho các 
em tình yêu con người, lòng yêu đất nước quê hương và tình bạn bè quốc tế. 
Thông qua các hình tượng văn học do ngôn ngữ dựng nên các em sẽ thấm dần 
cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. Đó chính là cơ sở cho những tình yêu lớn sau 
này phát triển lên.
 d. Cơ sở của việc đọc là tính tự giác tiếp nhận cái mới của học sinh và sự 
thích thú của các em đối với từng bài đọc. Tính tự giác và chiều sâu của nhận 
thức sẽ đạt được nhờ vào kinh nghiệm sống, vào sự quan sát cái đã đọc với cuộc 
sống.
3. Những nguyên tắc cơ bản về dạy tập đọc:
 a. Đảm bảo tính vừa sức: Phải quan tâm đúng mức tới khả năng cảm thụ 
của học sinh ở những độ tuổi khác nhau. Mỗi độ tuổi các em, các em chỉ có thể 
đọc và cảm thụ được các tác phẩm theo những mức nhất định. Nếu dùng bài đọc 
quá khó, quá dài hoặc phương pháp dạy học thiếu linh hoạt thì cản trở nhiều cho 
việc tiếp nhận của các em.
 b. Đảm bảo phát triển tu duy ngôn ngữ và thị hiếu thẩm mĩ cho các em 
thông qua việc rèn các kĩ năng đọc và cảm thụ các tác phẩm văn chương.
 c. Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung tập đọc với thực tiễn đời 
sống. Đây là cơ sở chủ yếu của việc tổ chức dạy đọc. Tuy nhiên, việc liên hệ 
cũng chỉ nên xuất phát từ những cái có trong bài đọc, không nên đi quá xa, dễ 
làm loãng chủ đề.
II. PHÂN LOẠI CÁC KĨ NĂNG ĐỌC Ở TIỂU HỌC :
 Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kĩ năng đọc. Vì vậy rèn kỹ năng 
đọc cho học sinh : Cần chú ý 2 hình thức đọc đó là đọc thành tiếng và đọc thầm.
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
 VÝ dô : không đọc: “Buổi sáng bé / chào mẹ
 Chạy tới ôm / cổ cô”.
 Không tách động từ, hệ từ “là” với danh từ đi sau nó.
 Ví dụ : không đọc “ Trường học là / ngôi nhà thứ hai của em”.
 Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu 
hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng 
ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu 
cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ giọng khi đọc bộ 
phận giải thích của câu.
2. Luyện đọc nhanh
 a. Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc 
về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau 
khi đã đọc đúng.
 Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (nhiệm vụ này phần dạy đọc 
của phân môn học vần phải đảm nhận), đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc 
vừa đánh vần. Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức 
bài đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọc 
nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là 
đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng 
trùng với tốc độ của lời nói. Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.
 b. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc 
mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, 
đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, 
còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của 
bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số 
tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc như thế nào còn 
phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
 3. Đọc có ý thức là chất lượng cơ bản của đọc, được thể hiện ở kĩ năng đọc và 
hiểu sâu sắc nội dung của bài. Kĩ năng này được hình thành trên cơ sở hiểu 
nhiều biết rộng nghĩa của từng từ, ý của từng câu, xác định được các mối quan 
hệ logic và tâm lí giữa các phần của bài đọc.
 4. Luyện đọc diễn cảm : 
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
 CHƯƠNG II : CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Thực trạng kĩ năng đọc của học sinh :
 Theo chuẩn kiến thức, học hết phần vần chương trình tuần thứ 24 thì hầu 
 hết các em đã biết đọc. Song thực tế nhiều em còn ngại đọc vì đọc còn chậm, 
 ngắt nghỉ không đúng chỗ, lên giọng xuống giọng chưa hợp lý đặc biệt khi 
 đọc thơ, ngắt nhịp thơ, câu văn dài, câu hỏi rất lúng túng, ngắt thiếu chính 
 xác. Vì thế khi đọc các em khó có thể thể hiện được tư tưởng, tình cảm nội 
 dung của bài thơ, bài văn... của tác giả và sự đồng cảm của chính mình. 
 Trong quá trình nghiên cứu tuần 25 các em học phân môn tập đọc, tôi 
 khảo sát lần 1.
 TS Đọc diễn Đọc rõ ràng Đọc nhỏ Đọc yếu
 Thờigian 
 học cảm lưu loát ấp úng 
 KS
 sinh SL TL SL TL SL TL SL TL
 201 Tuần 25 12 5.9 64 31.8 95 47,4 30 14.9
2. Tình hình thực tiễn và phương pháp rèn kỹ năng đọc :
 - Tình hình thực tiễn: Đối với học sinh tiểu học người thầy giáo là người 
đại diện toàn quyền của nền văn minh, là tổ chức quá trình học tập của trẻ. Bởi 
vậy người thầy giáo phải là người mẫu mực, có kỹ năng sư phạm thực sự để 
truyền thụ và nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Phương pháp dạy tập đọc: Sử dụng các phương pháp chủ yếu trên từng 
tiết dạy. Cụ thể: Phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập, phương pháp 
đàm thoại ...
 - Phối kết hợp: Tăng tiết luyện đọc, học sinh phải tự luyện đọc ở nhà, thay 
đổi phương pháp dạy mới, luyện tập trong các tiết học, trò chơi.
3. Khảo sát chất lượng đọc của học sinh :
 a. Đọc đúng phụ âm đầu, vần, từ ngữ khó, dấu thanh: 
 Muốn các em rèn kỹ năng đọc tốt thì tiêu chuẩn hàng đầu phải là đọc 
đúng. Đọc đúng là phát âm chính xác, liên kết các từ, câu một cách hợp lý, 
ngừng nghỉ theo đúng dấu quy ước, đúng với yêu cầu của từng bài văn, bài thơ. 
Đọc đúng là tiền đề, là cơ sở tốt cho việc đọc diễn cảm. Vì vậy mà tôi tiến hành 
bằng cách khảo sát việc đọc sai phụ âm đầu, vần, từ ngữ khó, dấu thanh qua các 
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1.
 Ngắt giọng sai sau dấu hỏi : 10% 
 Ng¾t giäng sai sau c©u dµi kh«ng cã dÊu phÈy: 25 % .
 Tóm lại: Ngắt giọng khi đọc bài văn được quy định bởi các yếu tố ngữ 
pháp: từ đoạn, câu, ...nên khi đọc phải ngắt nghĩ sau dấu chấm (.) dấu (,) dấu 
(’)... để bài văn được thể hiện mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu. Vì vậy khi dạy giáo 
viên chú ý luyện đọc nhiều ở ngắt giọng câu dài, nhịp điệu của bài để các em 
ngắt nhịp đúng khi đọc các tác phẩm văn xuôi, thơ, diễn tả được tình cảm của 
từng đoạn văn, bài văn (vui, buồn, tức giân hay phấn khởi ...), thay đổi được 
giọng đọc, ngữ điệu hoặc nhập vai theo từng tính cách của nhân vật trong bài. 
Đọc ngắt nghỉ đúng chính là điểm cơ bản để phương pháp rèn kỹ năng đọc đạt 
hiệu quả.
c. Khảo sát ngắt nhịp và ngắt giọng cuối mỗi dòng thơ : 
 1.Khảo sát qua các lần đọc.
 2.Tên bài: Mẹ và cô, Ngôi nhà, Cái Bống ...
- Tiêu chí khảo sát: có những đặc trưng cơ bản cần chú ý đó là thể thơ, nhịp 
thơ, dòng thơ.
 + Thể thơ: tùy thuộc vào bài thơ có thể là thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ ... 
hoặc 4-6 ; 6-8.
 + Nhịp thơ: Nhịp điệu được coi là phương tiện truyền cảm nghệ thuật 
rất có hiệu lực của thơ. Tùy theo nội dung cần truyền đạt, với những nhịp điệu 
tương ứng: nhịp ngắn thể hiện sự dồn dập: 2/2, 2/2/2... nhịp 4/4 ... thể hiện tình 
cảm sâu lắng của bài thơ. Phần đọc cần đọc nhanh với nhịp ngắn . Đọc chậm với 
nhịp thơ dài. 
 Tóm lại qua khảo sát kết quả cho thấy số em đọc ngắt nhịp thơ sai chiếm tỉ 
lệ cao so với ngắt giọng cuối dòng thơ. Vì vậy muốn các em đọc tốt một bài thơ, 
vấn đề đáng quan tâm nhất khi dạy đọc thơ là "ngắt nhịp thơ".
Nguyễn Thị Thúy Điệp Trường Tiểu học Phúc Đồng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_ren_ki_nang_d.doc