Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt Lớp 1

docx 10 trang sklop1 27/10/2023 3073
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt Lớp 1
 1
PHẦN THỨ NHẤT
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Tính cấp thiết của đề tài:
 Yêu cầu về dạy và học ngày càng nâng cao để đáp ứng được sự phát triển của 
xã hội. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là vô 
cùng cần thiết. Đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và Kể chuyện nói riêng.
 Trong thực tế dạy học, vẫn còn hiện tượng giáo viên dạy tiết Kể chuyện chưa 
đúng phương pháp đặc trưng bộ môn, trong suốt tiết dạy Kể chuyện hầu như mắt 
không rời khỏi trang sách và chưa thuộc truyện, hiểu truyện. Giáo viên còn truyền 
thụ áp đặt một chiều, học sinh thụ động tiếp thu không đầy đủ những gì giáo viên 
truyền đạt, không tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả không cao, 
hạn chế tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Cho đến thời điểm hiện 
tại, nhìn chung chất lượng dạy học Kể chuyện còn nhiều hạn chế về đội ngũ giáo 
viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học Kể chuyện 
chưa đạt hiệu quả.Về phía học sinh, các em thụ động tiếp thu những tri thức mà 
giáo viên truyền đạt và chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong kể chuyện. Một số học 
sinh khả năng tái hiện kém nên khi kể chuyện còn lúng túng.
 Là một giáo viên dạy lớp 1, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tiết Kể chuyện và 
đặc biệt là luôn có nguyện vọng muốn nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần 
đưa chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày một cao hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài 
“Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt lớp 1”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Sử dụng một số biện pháp để dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt lớp 
1 nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy Kể chuyện nói riêng và môn Tiếng Việt nói 
chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
 - Bản thân có hiểu biết sâu sắc hơn về tiết Kể chuyện nói riêng và môn Tiếng 
Việt nói chung. 3
PHẦN THỨ HAI
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vị trí của Kể chuyện
 Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng “mẹ đẻ”, vì hành động kể là 
một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một 
cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một 
cách tổng hợp các kĩ năng Tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động gia tiếp.
 Khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng 
lời nói có âm thanh. Khi học sinh kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản 
sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói.
 Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của 
văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, 
về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ “nghèo” đi biết bao nhiêu nếu 
không có tiết Kể chuyện trong trường học.
 Vì vai trò của hành động kể và sản phẩm truyện, Kể chuyện có vị trí rất quan 
trọng trong dạy học Tiếng Việt.
2. Nhiệm vụ của Kể chuyện
 Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở trẻ em, phát 
triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe – nói, đồng thời phát triển tư duy và bồi 
dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho học sinh.
 * Kể chuyện phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh
 Trước hết, Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh. Giờ Kể chuyện rèn 
cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành bài theo phong 
cách nghệ thuật. Đồng thời với nói, các kĩ năng nghe, đọc, ghi chép cũng được 
phát triển trong quá trình kể chuyện. 5
cha mẹ, anh chị em và bạn bè cùng xóm ngõ hoặc cùng khu tập thể. Việc đến 
trường là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời các em.
 Các em học sinh lớp 1 rất ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu các hiện tượng 
thiên nhiên, các hiện tượng về đời sống con người và biết bao lĩnh vực nhận thức 
khác. Một lời nói sâu sắc, một câu chuyện kể hấp dẫn gây nên một tiếng vọng 
trong tâm hồn các em và tạo cho các em những tiền đề thuận lợi trong việc hình 
thành nhân cách, hình thành những tình cảm đạo đức cao cả như tình cảm gia đình, 
tình yêu Tổ quốc.
 Nhìn chung, các em học sinh lớp 1 có nhu cầu cao trong việc giao tiếp với 
người lớn (đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo) và với bạn cùng lớp. Các em hay làm 
theo thầy cô giáo, bạn bè và những gì mà các em yêu thích. Có khá nhiều trường 
hợp các em học sinh lớp 1 thực hiện các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu ở 
trường cần mẫn hơn cả việc thực hiện các yêu cầu do cha mẹ đề ra. Ngược lại, nếu 
giáo viên không chú ý tới tính hưng phấn cao về cảm xúc của đối tượng học sinh 
lớp 1 thì rất dễ làm cho các em nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong học tập và 
nhân cách, gây nên những hậu quả lâu dài có khi theo suốt cuộc đời một con 
người. Giáo viên không được tuỳ tiện cắt bỏ tiết Kể chuyện vì ở lứa tuổi lớp 1, các 
em học sinh có nhu cầu tối đa về việc nghe kể chuyện. Nếu giáo viên tuỳ tiện cắt 
xén thời gian cho phép thì ý nghĩa, hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của truyện có thể 
bị hạn chế. Tiết Kể chuyện nếu được thực hiện tốt sẽ là tiết học rất sinh động, đem 
lại hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng cao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Qua thực tế tìm hiểu, đàm thoại, dự giờ, xem giáo án của đồng nghiệp, tôi 
nhận thấy: Khi dạy Kể chuyện, giáo viên truyền đạt tri thức có sẵn trong sách giáo 
khoa tới học sinh còn áp đặt, gò bó. Giáo viên còn nói quá nhiều; các bước lên lớp 
chưa linh hoạt, sáng tạo. Khi có người dự giờ thì giáo viên ít chú ý đến học sinh 
yếu vì các em này thường chậm, làm mất thời gian và làm giảm tiến độ của tiết 7
 Việc đọc truyện còn biểu hiện được sắc thái ngôn ngữ của các nhân vật khác 
nhau. Khi đọc truyện, giáo viên có thể dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ 
từng tình tiết, từ ngữ của truyện. Cũng trong quá trình đọc truyện, giáo viên tìm 
hiểu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện. Phần ý nghĩa toát ra trực tiếp từ cốt 
truyện còn phần tổng kết rút ra bài học có tính chất nâng cao, khái quát hơn. Giáo 
viên cần nhận rõ mức độ khác nhau đó để có cách xử lí cần thiết.
 2. Tập kể chuyện:
 Đọc truyện là bước đầu làm quen với câu chuyện. Giáo viên cần biến câu 
chuyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện. Quá trình tập 
kể chuyện là quá trình chuyển ngôn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản 
thân giáo viên. Giáo viên có thể kể theo cách thể nghiệm khác nhau sao cho bộc lộ 
được tính cách nhân vật trong truyện một cách sâu sắc nhất. Kể lại được toàn bộ 
câu chuyện có nghĩa là giáo viên đã thuộc truyện - đó là cơ sở để giáo viên chủ 
động trong tiết lên lớp. Khi đã kể lại được truyện, giáo viên cần nghiên cứu kết hợp 
cử chỉ và nét mặt để phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện.
 3. Soạn giáo án:
 Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy vì mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ 
quá trình dạy học từ khâu soạn bài đến từng bước lên lớp của giáo viên. Từ đó, 
giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác bài, dự 
kiến những thắc mắc học sinh gặp phải để chủ động lựa chọn phương pháp dạy 
học, chủ động tiến hành các hoạt động dạy học cho đến khi đạt được mục tiêu của 
bài dạy.
Biện pháp 2: Chuẩn bị của học sinh
 Để thực hiện một giờ Kể chuyện có hiệu quả thì việc chuẩn bị của học sinh là 
vô cùng quan trọng. Cuối mỗi tiết học, giáo viên cần yêu cầu học sinh về nhà tập 
kể lại câu chuyện vừa được học và chuẩn bị cho tiết Kể chuyện lần sau bằng cách 
xem trước tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh để tập trả lời các câu hỏi. Đồng 9
 PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện 
trong môn Tiếng Việt lớp 1”, tôi nhận thấy:
 Từ cơ sở lí luận của đề tài giúp ta xác định đúng vị trí của tiết Kể chuyện 
trong dạy Tiếng Việt ở lớp 1. 
 Từ kết quả thực nghiệm và liên hệ thực trạng dạy học Kể chuyện giúp ta 
khắc phục những sai lầm, tồn tại trong dạy kể chuyện hiện nay.
 Về nội dung dạy học, cần xây dựng hệ thống bài tập toán giải bằng phương 
pháp sơ đồ đoạn thẳng cho cả học sinh đại trà và học sinh khá giỏi sao cho đảm 
bảo tính vừa sức, khoa học, có tác dụng khắc sâu kiến thức và phương pháp giải 
toán nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh Tiểu học.
 Về phương pháp, đề tài cho ta thấy sự cần thiết phải phối hợp hài hòa các 
phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới, tích cực, 
chủ động sử dụng phương pháp mới trong dạy học kể chuyện, từ đó có kinh 
nghiệm dạy học nội dung khác, nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện nói riêng 
và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.
 2. Khuyến nghị
 Để việc dạy và học đạt kết quả cao, tôi có một số ý đề xuất sau:
 + Mỗi giáo viên tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy thông 
qua việc bồi dưỡng thường xuyên và chuyên đề để từng bước tháo gỡ khó khăn, 
nâng cao chất lượng giờ dạy.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_tiet_ke_chuye.docx