Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 _____________________________________________________________________ A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, song hành với quá trình phát triển, đi lên của đất nước, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, xác định rõ tầm quan trọng của việc GD&ĐT. Theo đó, với quan điểm không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho GD&ĐT, bởi đây là lĩnh vực, nền tảng góp phần hình thành, tạo nên nhân cách chuẩn mực cho mỗi công dân, đào tạo nên những người lao động có trình độ nghề, năng động, sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam còn xác định GD&ĐT như một lợi thế, nhân tố, chìa khóa, động lực mới cho việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Đánh giá về tầm quan trọng không thể thiếu này, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học tiếng việt sẽ giúp các con hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Trong khi đó, ở giai đoạn lớp 1, trẻ chỉ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Việc giúp trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch đã là việc Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 _____________________________________________________________________ B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Đặc điểm tâm lý và hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học Ở mỗi giai đoạn phát triển tâm lí có một hoạt động giữ một vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định hình thành nên cái mới trong cấu trúc nhân cách của lứa tuổi tương ứng, người ta gọi là hoạt động chủ đạo. Khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của các em là vui chơi. Còn ở lứa tuổi Tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em là học tập. Trẻ em cắp sách tới trường, hoạt động học tập làm cho các em có sự thay đổi cơ bản về những hành vi và mở ra cho các em những nguồn phát triển mới của sức mạnh nhận thức và đạo đức. Được chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý, trẻ em sẽ đến trường với niềm vui mới. Đến trường, các em bắt gặp nhiều điều mới mẻ mà ở nhà hay ở lớp mẫu giáo không có. Chúng đón nhận những cái mới đó một cách thích thú và do đó nhanh chóng tiếp cận những đòi hỏi, những yêu cầu của giáo viên. Đến trường các em không còn là “bé bỏng” mà là có nghĩa vụ và quyền lợi mới so với trước. Hoạt động học tập lần đầu tiên trong cuộc sống của trẻ mang đến cho chúng những tri thức mới, những kỹ năng mới. Tri thức khoa học đến với đứa trẻ với tư cách là một hệ thống, những khái niệm, những quy luật mới Cũng lần đầu tiên trẻ tập áp dụng những tri thức vào những bài tập từ dễ đến khó, tiếp xúc với những tri thức khoa học và mở rộng giao tiếp ra khỏi khuôn khổ chật hẹp trước đó. Tuy nhiên, đến trường học, trẻ em cũng gặp những khó khăn “tâm lý” mà người lớn cần giúp các em khắc phục: Một là, các em phải làm quen và tuân thủ những nội quy của nhà trường. Khi ngồi trong lớp, các em phải giữ trật tự, không được làm việc riêng, không được phép nói chuyện Những quy định này dễ làm trẻ mệt mỏi. Hai là, các em bước vào một quan hệ mới, quan hệ thầy trò, quan hệ với ban bè, đông đảo và phức tạp hơn nhiều so với tập thể trẻ ở mẫu giáo trước đây. Ba là, sau một giai đoạn học tập, trong đầu của trẻ em có thể xuất hiện sự “bão hòa” kiến thức mới. Trẻ em Tiểu học nhìn thế giới xung quanh bằng những hình ảnh rất cụ thể, các em chưa có khả năng trừu tượng, khái quát nhất là các em học sinh lớp 1 Người giáo viên phải quan tâm đến những khó khăn nói trên của học sinh để động viên khuyến khích và tổ chức các em đi vào hoạt động học tập sao cho luôn luôn duy trì ở chúng hứng thú học tập, niềm hy vọng ở học tập, ý thức vươn lên đạt những yêu cầu cao hơn nữa trong học tập. 2. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 _____________________________________________________________________ Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. 2.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. 2.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 _____________________________________________________________________ Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách đối với của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong quá trình dạy chương trình SGK mới nói chung và dạy viết câu sáng tạo nói riêng, tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định: - Thuận lợi: + Cở sở vật chất của nhà trường khang trang, lớp học được trang bị phương tiện dạy học hiện đại. + BGH nhà trường luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên. - Khó khăn: Vốn từ và kiến thức xã hộicủa học sinh quá ít; học sinh không biết cách diễn đạt ý nghĩ, nhu cầu mong muốn đề đạt của mình ... Trước thực trạng đó, tôi đã điều tra khả năng nhận thức của học sinh và thu được kết quả như sau: Khả năng nhận thức Giỏi Khá Trung Yếu bình TS % TS % TS % TS % Kiến thức sống 15 31,9 21 44,6 9 19,1 2 4,4 Vốn từ 5 7 25 10 Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 _____________________________________________________________________ Chương II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VIẾT CÂU SÁNG TẠO CHO HỌC ĐẠI TRÀ LỚP 1 I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT 1. Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. 2. Đảm bảo tính trực quan và tính tích cực tự giác 3. Đảm bảo tính hệ thống và vững chắc 4. Đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với ứng dụng trong đời sống II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VIẾT CÂU SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ĐẠI TRÀ LỚP 1 Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, tôi đã báo cáo cho tổ chuyên môn và BGH. Được sự ủng hộ của BGH, tôi mạnh dạn dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 bằng cách sử dụng các biện pháp sau: 1.Biện pháp 1: Dạy khái niệm câu Trước tiên, ngay từ những bài học vần đầu tiên, tôi đã giới thiệu cho học sinh có trong SGK. Ví dụ: A, bà. – Bài 2 B b – Sách kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời nhấn mạnh để học sinh biết câu là khi nói hoặc viết ra thì người đọc và người nghe đều hiểu được. Dấu hiệu nhận biết câu: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. Để làm tốt được điều này, ở giai đoạn học vần, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập phát triển ngôn ngữ cho học sinh: Dạng 1: Tìm tiếng (từ ngữ) có âm (vần ) đã học Dạng 2: Đặt câu có âm (vần) đã học Dạng 3: Nối từ ngữ ở cột trái với từ ngữ ở cột phải để tạo thành câu hoàn chỉnh Dạng 4: Sắp xếp trật tự tiếng (từ ngữ) để tạo thành câu Dạng 5: Viết tiếp để hoàn thiện câu 2. Biện pháp 2: Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan triệt để Đối với trẻ Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, đồ dùng trực quan vô cùng quan trọng đối với học sinh. Bởi lẽ, với học sinh “Trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy, cũng ngay từ những bài học vần đầu tiên, sau phần khởi động, bao giờ tôi cũng cho học sinh quan sát tranh hoặc xem video; thảo luận nhóm nội dung bức tranh hoặc video vừa xem. Khi học sinh tương tác trong nhóm, các em đã chia sẻ ý nghĩ của mình, các em tự chỉnh sửa cho nhau, các em tự học ở nhau. Do đó, vốn từ và khả năng diễn đạt của các em đã tăng lên đáng kể. Chưa kể đến, khi giáo viên nhận định chốt ý kết quả thảo luận và
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_viet_cau_sang_tao.doc