Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hình thành 4 kĩ năng : nghe , nói, đọc , viết cho học sinh. Kĩ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc được coi là một phần không thể thiếu trong môn Tiếng Việt bậc tiểu học và nhất là học sinh lớp 1. Xuất phát từ quan điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em học tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành phương pháp dạyhọc đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh bằng một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học năng đọc đạt kết quả chưa cao. Trên thực tế, nếu không có kĩ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhân loại. Vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Ở lớp 1 các em học sinh bắt đầu làm làm quen với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Bắt đầu học đọc, học viết nên các em lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn , nhiều em còn chưa nắm vững các chữ cái. Nếu không được quan tâm , rèn luyện thì chất lượng học tập của các em không cao. Theo tôi, đề nâng cao chất lượng học sinh phải giúp học sinh nắm được kiến thức, cơ bản ngay từ lớp 1. Mà đa số các em đều chưa tốt đều do chưa thuộc kĩ âm, vần, chưa đọc thông viết thạo cho nên giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt hơn rất quan trọng. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp tôi chủ nhiệm, mong muốn các em đều đọc tốt có nền móng cơ bản để học các lớp trên. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu: Bản thân tôi khi nghiên cứu giải pháp sáng tạo này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1- trường Tiểu học Đông Quang. - Về đọc đúng: Học sinh đọc đúng các phụ âm đầu vần, thanh, đọc đúng tiếng từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ. 3 PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau là việc sử dụng bộ mã gồm 2 phương diện. Một mặt đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ- âm để phát một cách trung thành những dòng văn tự ghi âm lại lời nói. Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm , sử dụng bộ mã chữ- nghĩa tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì cần học. Đọc bao gồm những yếu tố tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc (miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe). Càng ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn . Có các mức độ đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Ở mức độ đọc thầm, việc phát lại các thông tin thành âm thanh ngôn ngữ vẫn được thực hiện trong trí não người đọc. Vì thế người bên ngoài không thể nghe được các âm thanh này. Cơ chế trên cho ta thấy có thể dạy cho học sinh từ việc luyện đọc thành tiếng thành thạo chuyển sang dần tập đọc lẩm nhẩm và đọc thầm. Đọc để hiểu nội dung văn bản: Mục đích cuối cùng của việc đọc là để thông hiểu nội dung văn bản. Có nhiều cấp độ tạo nên sự thông hiểu toàn bộ nội dung văn bản: sự hiểu nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu, của đoạn và của toàn văn bản. Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài. Kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn vv Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu , bài mà các em viết. 5 - Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l/n ; r/d ; ch/tr - Đa số phụ huynh là làm nông nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. Thời gian đầu một số học sinh còn chưa có máy để học, mạng còn yếu một số em không có phụ huynh ngồi học cùng nên rất khó cho học sinh tiếp thu kiến thức mới. * Mặt mạnh, mặt yếu : Các phương pháp và giải pháp dạy học mới làm phát triển tư duy cho học sinh tiểu học các em tự mình đã vươn lên chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn còn một số em tư duy còn hạn chế, chưa nắm bắt nhanh nhạy nội dung * Các nguyên nhân, các yếu tố tác động chủ yếu là. - Giáo viên chưa nắm bắt được các phương pháp giảng dạy phù hợp với học từng đối tượng học sinh. - Ở giai đoạn 6-7 tuổi, khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, tư duy cụ thể là chủ yếu. Ý thức về không gian chưa đầy đủ, các em chỉ quan tâm tới tổng thể mà chưa thực sự chú ý tới quy trình, vẫn có sự nhầm lẫn về vị trí các chữ cái. - Những hiểu biết về Tiếng Việt và năng lực sử dụng lời nói của học sinh lớp 1 không đồng đều. - Học sinh trong lớp chủ yếu là con em cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn, cha mẹ chưa có ý thức về việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nên không tạo điều kiện cho con cái học tập . - Học sinh chưa có thời gian bồi dưỡng đọc ở nhà . - Trình độ dân trí thấp, học sinh chủ yếu được học tập trên lớp, Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc học rèn đọc của học sinh còn hạn chế học sinh đọc còn sai, chưa đúng. Vì vậy tôi đã nghiên cứu tìm tòi và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong việc rèn đọc. Cụ thể đầu năm tôi tiến hành khảo sát như sau: Đọc diễn TSHS Đọc ngọng Đọc sai p/âm Đọc sai dấu Đọc đúng cảm 32 TS % TS % TS % TS % TS % Khảo sát 5 15.6 7 21.9 3 9.3 17 53.2 0 0 đầu năm 7 quan có thể là vật thật, tranh vẽ, mô hình , bộ chữ thực hành Tiếng Việt , cũng có thể là giọng đọc mẫu của giáo viên.Một hình thức sinh động và có hiệu quả. Giáo viên phải đọc đúng thể loại, đúng ngữ điệu, biểu hiện tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Bên cạnh đó còn hình thức trực quan thứ hai là ghi các tiếng khó, câu khó, đoạn khó đọc vào bảng phụ để học sinh tri giác cụ thể hơn. Giáo viên cần chép rõ ràng và hướng dẫn tỉ mỉ. Đó chính là các hình thức trực quan rất cần thiết cho việc rèn đọc. Các em có đọc đúng thì mới có thể viết được đúng.Ở phương pháp luyện tập sẽ có các quá trình luyện tập là: đọc đúng âm, tiếng, câu; biết ngắt nghỉ đúng chỗ khi đọc. Giọng đọc phải thể hiện qua bài văn hay bài thơ và thể hiện cảm xúc qua nội dung bài đọc. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hoặc ít ra một cách đọc không để ý đến nghĩa. - Thực tế học sinh lớp 1 luyện đọc đúng là nhiệm vụ trọng tâm bởi theo chương trình Tập đọc trong sách Tiếng Việt 1 chỉ có 11 tuần bao gồm cả nội dung ôn tập và thi. Bên cạnh đó học sinh vừa chuyển từ phần vần sang tập đọc thì mục tiêu chính là giúp các em nhận diện chữ để đọc đúng, đọc trôi chảy lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, lưu ý cả cách đọc nhấn giọng. - Giáo trình “Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt”. Muốn rèn cho các em có kỹ năng, phương pháp đọc tốt thì trước tiên giáo viên cần phát hiện những nguyên nhân dẫn đến đọc sai, từ đó áp dụng các cách thức, các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong quá trình áp dụng qua việc nghiên cứu để hướng dẫn học sinh. - Việc áp dụng ngữ điệu đọc phù hợp làm tiêu chuẩn tức là cách xác định chính xác tiết tấu của giọng đọc, nhịp điệu đọc, cường độ, độ cao, sắc thái giọng đọc, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong khi đọc để người nghe dễ hiểu, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ. - Về tốc độ âm lượng đọc: Mỗi bài Tập đọc có tốc độ âm lượng đọc khác nhau. Như vậy người giáo viên cần phải nắm chắc các kỹ thuật trên để làm mẫu cho học sinh và hướng dẫn truyền thụ lại cho các em những kỹ thuật đó. Khi học sinh đã hoàn chỉnh các kỹ thuật trên cũng chính là đã đạt đỉnh cao của phương pháp rèn đọc cho học sinh Tiểu học. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1: Chương trình Tiếng Việt 1 chia thành 3 phần cơ bản. + Học vần: Chữ cái: Tuần 1 - Tuần 6 Vần : Tuần 7 - Tuầm 24 + Tập đọc: Tuần 27- Tuần 35. 9 Từ kết quả điều tra phương thức trên tôi thấy học sinh đọc sai nhiều nhất là phụ âm l/n, s/x. Hai phụ âm này học sinh hay đọc sai, trong đó có một phần lỗi học sinh chưa chú ý và giáo viên đọc chưa chuẩn. - Phương thức điều tra 2: Tôi tiến hành điều tra vào lớp giảng dạy và khảo sát cụ thể qua việc đọc của từng học sinh. Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra năm thu được như sau: Tình hình học sinh: lớp 1C sĩ số : 32 học sinh Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái: • Học sinh không biết chữ cái nào : 5 em • Biết 6 – 10 chữ cái : 10 em • Nhận biết hết bảng chữ cái : 17 em Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao. Thông qua kết quả đó tôi phân loại học sinh theo nhóm đối tượng vào sổ nhật ký cá nhân để tiện việc theo dõi giúp đỡ từng học sinh. Đồng thời lập kế hoạch cá nhân để có biện pháp giúp đỡ các em với các biện pháp cụ thể trong từng tiết học, bài học. * Cách thức thực hiện Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng đọc, từ mức độ nhận biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ, lên - xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài Tập đọc, học sinh hiểu được nội dung của bài. Để đạt được mục đích ấy, trước hết người giáo viên phải có phương pháp rèn đọc đúng, có các hình thức rèn đọc cũng như tinh thần trách nhiệm đối với nghề trên cơ sở giúp học sinh nhận thức được việc rèn đọc trong trường Tiểu học. Từ đó áp dụng các phương pháp rèn đọc linh hoạt sẽ đem lại kết quả khả quan hơn. a. Phương pháp trực quan: Phương pháp này đòi hỏi học sinh được quan sát vật thật,tranh ảnh tự nhiên , hay việc làm mẫu của giáo viên như cho các em nghe cô phát âm mẫu, đánh vần mẫu, đọc mẫu . Ví dụ : Khi dạy học sinh học âm l, giáo viên phải phát âm mẫu và cho học sinh quan sát khuôn miêng để các em ‘’bắt chước ‘’ phát âm mới đúng được. - Các hình thức trực quan (Cách dạy): 11 * Luyện đọc câu – đoạn – bài: Đối với học sinh lớp 1 , thực tế cho thấy các em thường đọc theo kiểu đọc vẹt, nhưng phần lớn chưa nhớ được mặt chữ. Khi giáo viên yêu cầu thì không đọc được. Để học sinh nhận và nhớ được mặt chữ đọc đúng và nhanh, khi học sinh đọc xong câu tôi cho học sinh phân tích một tiếng nào đó hoặc che đi một số chữ và yêu cầu học sinh đọc các chữ còn lại. Sau đó tôi cho học sinh đọc câu mới đã đảo trật tự nhưng vẫn giữ nguyên nội dung câu vừa học.Kết hợp với rèn phát âm đúng tiếng, từ có phụ âm, có vần học sinh hay phát âm sai; tôi còn rèn cho học sinh biết ngắt, nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy và đọc lưu loát (đây là yêu cầu trọng tâm của học sinh lớp 1). Bước sang phần đọc, đa số các em còn đọc chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc từng âm, tiếng. Một số học sinh yếu còn phải dừng lại để đánh vần. Nhiều em chưa biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đọc. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ nội dung trong một giờ Tập đọc. Dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc (ở lớp và ở nhà). Khi học sinh đọc tôi theo dõi để nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Đọc rõ từng cụm từ, câu, tránh đọc kéo dài giọng. Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu, các em dung bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa, về nhà tự luyện đọc, tiết học sau tôi kiểm tra. Rèn kỹ năng đọc: đọc câu, đoạn hay cả bài, tôi luôn hướng dẫn các em rất tỉ mỉ. Trong các giờ Tập đọc, tôi thường chép sẵn các đoạn văn hay thơ cần lưu ý về cách đọc. Nếu là bài đọc thuộc long cũng cần phải chép ra bảng phụ để học sinh tri giác cụ thể, cần chép rõ rang mới có tác dụng trực quan tốt. Khi dạy học thuộc lòng, tôi chép bài lên bảng (bảng phụ) rồi luyện đọc cho các em bằng phương pháp xoá dần chỉ để lại từ điểm tựa. Phần này làm trực quan tốt thì các em học dễ nhớ và thuộc bài nhanh hơn so với phương pháp để học sinh đọc ở sách giáo khoa. * Dùng tranh ảnh, vật thật: Đây là phương pháp có tác dụng không khó trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Nhưng khi đã sử dụng tranh ảnh thì các bức tranh đó phải to, đẹp, rõ rang. Nếu không có điều kiện phóng to, tôi sử dụng tranh ảnh minh hoạ ngay ở trong sách giáo khoa. Tuỳ từng bài để ta có thể sử dụng trực quan cho phù hợp. Tôi yêu cầu học sinh khi đọc phải nhấn mạnh các từ chỉ màu, sắc, độ. Học sinh phải nhớ từ cần nhấn mạnh. Luyện đọc từ cần nhấn mạnh, ngay cả các em
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_cho_hoc_sin.docx