Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc

doc 37 trang sklop1 13/01/2024 2601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC CHO 
HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC
 Người viết: Nguyễn Thị Thái
 Đơn vị : Trường Tiểu học Quyết Thắng
 NĂM HỌC 2013- 2014 - Về đọc đúng: Học sinh đọc đúng các phụ âm đầu vần, thanh, đọc đúng tiếng 
 từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.
 - Đọc hay, đọc diễn cảm: Học sinh khi đọc bài văn, bài thơ phải biết ngắt nghỉ 
 đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Khi đọc biết lên 
 giọng, hạ giọng ở những câu văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai.
 - Học sinh hiểu được nội dung văn bản và thể loại (văn xuôi hay thơ), từ đó học 
 sinh có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
 - Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, 
 hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm 
 góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn 
 diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
3. Thời gian, địa điểm
 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014
 Địa điểm nghiên cứu: Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Quyết Thăng.
4. Đóng góp về mặt thực tiễn
 Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lý luận là không thể thiếu 
được. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã nghiên cứu, tham khảo các sách giáo 
khoa, sách giáo viên và nhiều tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài 
này.
 Thông qua đề tài này nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
 - Rèn kỹ năng và năng lực đọc cho học sinh.
 - Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học 
 sinh.
 - Giáo dục thẩm mĩ - tình cảm - phát triển tư duy cho học sinh.
 - Học sinh học môn Tiếng Việt có kết quả cao trong đó có phân môn Tập đọc.
 - Học sinh đọc tốt còn giúp các em học tốt các môn khác.
 Để tiến hành làm đề tài này, tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn 
Tập đọc lớp 1 để tìm hiểu nội dung, cấu trúc của chương trình. Tìm hiểu việc 
dạy và học của các em có hệ thống nội dung bài học (nội dung sách giáo khoa ). 
 - 2 - II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Chượng 1: Tổng quan
 Sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. 
Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em.
 Xuất phát từ quan điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc 
cho các em học tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu 
học nói riêng, đã và đang tiến hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn 
học trong đó có môn Tập đọc. Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính 
tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng 
Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học 
sinh. Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học 
sinh bằng một trong bốn kỹ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm 
vững. Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa 
cao. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách 
thức về phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Trên thực tế, nếu không có 
kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn học khác, không 
thể tiếp thu tri thức của nhân loại. Vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa 
to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và bồi 
dưỡng cho các em cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Giáo viên phải đặc biệt coi 
trọng và chú ý đến việc dạy văn kết hợp với dạy ngữ cho học sinh học tiếng mẹ 
đẻ một cách toàn diện. Dạy đọc đúng với dạy đọc hay, dạy đọc “ngôn ngữ” với 
dạy đọc “văn học”. Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát 
triển cả về trí tuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức.
 Với học sinh lớp 1, các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần hướng dẫn 
đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy. Với học sinh lớp 3, giáo viên yêu 
cầu cao hơn nữa. Không chỉ đọc đúng, đọc nhanh mà còn phải đọc diễn cảm, 
đọc phải thể hiện được nội dung tình cảm của bài. Để từ đó các em có thể bộc lộ 
tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Vì thế tôi đã và đang 
từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn 
Tập đọc. Từ đó người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc 
 - 4 - và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các 
môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng 
lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường 
phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. 
Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5.
 Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em 
thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp 
tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. 
Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần 
từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với 
các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh 
yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp 
của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế 
nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ 
điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của 
chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, 
học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc.
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc 
ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản 
mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp 
các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, 
biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những 
băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc cho 
học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc” này nghiên cứu để góp một phần nào cho 
việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Quyết Thắng, 
năm học 2013 – 2014.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
 Trong phạm vi cơ sở trường học và tình hình địa phương nơi công tác, tôi 
đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 1/ Thuận lợi:
 - 6 - - Một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm 
theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
 - Do các em đã quen với môi trường ở lớp mẫu giáo chơi nhiều hơn học 
và hôm nay đã sang với môi trường mới (lớp Một) học nhiều hơn chơi cho nên 
các em còn quá bỡ ngỡ khi đến lớp, đến trường. 
 - Sự tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển.
 - Đa số học sinh còn thụ động, nhút nhát, khó nhớ, mau quên.
 - Nhận thức học tập của các em còn nhiều hạn chế.
 - Học sinh thường phát âm sai các âm đầu: tr/ch ; x/s; n/l; tiếng mang dấu 
thanh như : thanh huyền/thanh ngang; thanh sắc/ thanh hỏi dễ lẫn lộn.
 - Bên cạnh đó, một số em chưa có ý thức học tập, không tập trung trong 
giờ học dẫn đến không nắm chắc hết các bài học.
 -Còn một phần không ít phụ huynh không và chưa quan tâm đúng mức 
đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến 
lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà. Các phương pháp dạy học 
của phụ huynh là cũ kĩ. 
2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
 Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện viêc rèn đọc đúng, 
đọc diễn cảm cho học sinh, nhất là đối với học sinh tiểu học, nhưng điều đó vẫn 
còn bị hạn chế.
 Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 1 nhiều năm tôi 
thấy được quá trình dạy đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là rất 
quan trọng. Đối với học sinh lớp 4-5, việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn 
đề khó thì đối với học sinh lớp 1 lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là 
học sinh mới bắt đầu đến trường, việc làm quen với các con số và mặt chữ còn 
khó khăn thì việc đòi hỏi các em đọc đúng, đọc diền cảm lại càng khó. Nhưng 
nếu được quan tâm rèn luyện thì các em dần dần sẽ tiếp thu được.
Thực tế khảo sát chất lượng của phân môn Tập đọc đầu năm của học sinh cho 
thấy, học sinh phát âm sai rất nhiều, phổ biến là sai các phụ âm đầu, vần và dấu 
 - 8 - 2.2. Các giải pháp luyện đọc cho học sinh lớp 1
 Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng nghiên 
cứu những nội dung sau:
* Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc
 Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, 
nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh khi đọc hay 
cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy học.
 Như trên đã nói, đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc 
tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác. 
Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của quá trình này.
 - Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với 
nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt đó là quá trình vận 
động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành nhưng 
dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng, 
tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý 
tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung 
những gì được đọc.
 - Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các 
cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng 
ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn.
 Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp 
giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân tích biết người 
mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao 
nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu.
 - Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ "đọc" được sử dụng trong nhiều 
nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc 
(tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh), theo nghĩa rộng, 
đọc được hiểu là kỹ thuật đọc của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài). ý nghĩa 
 - 10 - Để có giờ tập đọc đạt kết quả tốt người giáo viên phải nắm được đặc điểm 
tâm sinh lý của học sinh mình nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kỹ năng cơ 
chế đích cần đạt được của tiết dạy tập đọc. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp 
cho phù hợp.
* Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc
 Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. 
Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính 
âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, của 
câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu 
câu Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu của 
ngôn ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nội 
dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những 
cơ sở ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học 
sẽ mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học.
 - Vấn đề chính âm trong tiếng Việt
 Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả 
về mặt xã hội. Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự, có 
nhiều ý kiến khác nhau. Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chuẩn 
hoá ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng 
chính âm.
 - Vấn đề ngữ điệu của Tiếng Việt
 Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên 
cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói. Ngữ điệu là một trong những thành phần 
của ngôn điệu. Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo 
thành lời nói.
 Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng. Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngôn 
ngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng 
 - 12 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_cho_hoc_sin.doc