Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” Phần I ĐẶT VÂN ĐÊ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học đầu tiên và nhất là đối với học sinh lớp 1. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó, học sinh mới hoàn thành được kỹ năng giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không tự nhiên mà có, nhà trường phải từng bước hình thành và giáo viên dạy lớp 1 nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Vì vậy, việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch ngay từ đầu lớp 1. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1- lớp đầu cấp việc dạy đọc cho các em vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.. Đọc hay, đọc tốt các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy được vốn từ ngữ. Các em không những hiểu được từ mà còn học cách sử dụng các từ ngữ để viết đoạn văn và trình bày tư tưởng tình cảm của mình. Tập đọc là môn học bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở cấp tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1- lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bới các em có đọc tốt ở lớp 1 thì khi đọc ở các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 rất quan trọng bởi từ việc các em phải đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó đối với các em. Để hướng học sinh đến yêu Tiếng Việt bằng 1 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” 1.Đề tài áp dụng nghiên cứu là học sinh lớp 1D Trường Tiểu Học Minh Quang A 2 . Thời gian thục hiện : - Từ thánh 9 năm học 2019 - Ứng dụng từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 - Phạm vi: Trong tất cả các tiết Tập đọc và Học vần IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp thu nhận tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp dạy thực nghiệm. - Phương pháp trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm. Phần II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khi trẻ đến trường là các em được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Dạy tập đọc là kết hợp dạy ngữ pháp và rèn đọc cho các em học tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đã và đang tiến hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn tập đọc. Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho các em. Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh là một trong bốn kĩ năng mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững. Hiện nay ở nhà trương Tiểu học, việc rèn luyện kĩ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất về cách thức về phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Nếu không có kĩ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn học khác, 3 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” III. KHẢO SÁT THỰC TẾ Qua khảo sát và điều tra tôi thấy trình độ học sinh lớp 1D có 34 học sinh . Qua tìm hiểu hai tuần đầu tôi thấy phần luyện đọc đúng có kết quả : Tổng số học HS đọc đúng, HS đọc đúng, HS đọc chưa sinh nhanh chưa nhanh đúng 34 9 =26.2% 13= 37.9 % 12= 34.9 % IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Năng lực đọc của học sinh được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc đó là đọc thành tiếng và đọc thầm ( mà mục đích là đọc hiểu). Như vậy quá trình đọc thành âm thanh các văn bản viết gồm hai hoạt động : hoạt động thu nhận thông tin bằng mắt, bằng tai các văn bản đang đọc( miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe). Ngay ở mức độ đọc thầm, việc phát lại thông tin bằng âm thanh ngôn ngữ được thực nhiện trong trí não người đọc. Cơ chế trên cho ta thấy có thể dạy cho học sinh việc luyện đọc thành tiếng thành thạo chuyển sang dần tập đọc lẩm nhẩm và đọc thầm. Mục đích cuối cùng của việc đọc là thông hiểu nội dung văn bản. Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo 2 hình thức này mới được xem là biết đọc. Đối với học sinh lớp 1, việc rèn luyện kĩ năng phải tính từ điểm xuất phát đầu tiên: Đó là luyện đọc từ con chữ ghi âm, ghi vần tiến tới luyện đọc đúng từng tiếng, từng từ, từng cụm từ, từng câu....Ở lớp 1 giáo viên cần dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập đọc thông thạo văn bản trước khi tìm hiểu nội dung văn bản. Vì thế Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để học. Khi đọc, học sinh phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30- 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở chậm ra để lấy hơi. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đông người ở giai đoạn đầu tiên ở trẻ nên giáo viên 5 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” b. Hướng dẫn đọc: Sách giáo khoa Tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài: - Dạng thơ, chủ yếu là dạng thơ 4-5 tiếng( 19 bài) - Dạng văn xuôi.( 23 bài dạng văn xuôi) Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1. Các bài tập đọc của lớp 1đã được chọn lọc kĩ càng, được sắp xếp theo từng chủ đề. Nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên , yêu đất nước, yêu người lao động, yêu người thân... ở xung quanh các em. Đối với lớp 1 dù ở bất kì dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm, vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có ở trong bài. Để thực hiện được tốt phần này ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. c. Quan sát cách đọc của học sinh: Sau khi đã có được mẫu chắc chắn, việc tiếp theo tôi phải làm là quan sát giọng đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc để nhận ra những gì học sinh đọc đúng mẫu, đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em với bài đọc của thầy. Trong việc luyện đọc cho học sinh, tôi cần biết nghe học sinh đọc để có cách hướng dẫn thích hợp với từng em và cần khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. d. Phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu: Nhấn mạnh kỹ năng làm mẫu không có nghĩa xem nhẹ khả năng mô tả giọng đọc bằng lời của giáo viên. Tôi có thể chỉ ra một cách rõ ràng, tường minh, định lượng được các thông số âm thanh như: đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, 7 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm. đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, các thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi. Đối với lớp 1, dù ở bất cứ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có ở trong bài. Để thực hiện tốt phần này, ngoài việc lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày trên lớp tôi vẫn thực hiện điều này, tôi thường cho học sinh: * Luyện chính âm: Học sinh cần luyện chính âm các trường hợp: - Đọc đúng các phụ âm đầu, có ý thức phân biệt để không đọc là “ ló lói”, “nàm việc”, “cá gô” mà phải đọc : nó nói, làm việc, cá rô. - Đọc đúng các âm chính: có ý thức phân biệt để không đọc “iu tiên”, “mua riệu”, mà phải đọc là: ưu tiên, mua rượu. - Đọc đúng các âm cuối: cố gắng không đọc “luông luông”, “ngạc mũi” mà phải đọc luôn luôn, ngạt mũi. Về cách thức luyện tập cần phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. Học sinh miền Bắc hay lẫn hai âm : l - n và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi cho học sinh ta phải hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào. /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy rung. Còn khi phát âm /l/ mũi không rung. Sau đó luyện cho học sinh phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc: lo, lô, lơ, lu, lư. Khi bịt chặt mũi, học sinh không thể phát âm no, nô, nơ, nu, nư. Để chữa lỗi phát âm, nhiều khi phải phối hợp cùng một lúc nhiều biện pháp. Chẳng hạn để chữa lỗi phần vần phải phối hợp cả biện pháp luyện theo mẫu và biện pháp cấu âm. 9 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” Việc ngắt hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Luyện cho học sinh kỹ thuật nâng giọng, hạ giọng, kéo dài giọng, nhấn giọng, đọc to, đọc nhỏ, Ví dụ: Trong bài ‘Vì bây giờ mẹ mới về’’ (sách Tiếng Việt 1- Tập 2)(88) * Giọng của mẹ tôi hướng dẫn đọc với giọng hoảng hốt, ngạc nhiên, nhấn giong ở cuối câu hỏi. - Con làm sao thế? - Sao bây giờ con mới khóc? * Giong của con tôi hướng dẫn đọc với giọng nũng nịu, giọng kéo dài. - Con bị đứt tay. - Vì bây giờ mẹ mới về. Trước khi lên lớp, tôi phải dự tính các lỗi phát âm mà học sinh mình hay mắc phải để luyện đọc trước. Khi lên lớp, đầu tiên tôi đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng khó, từ khó này. Sau đó mới luyện đọc câu (dòng) đoạn, bài. 4. Biện pháp 4: Luyện đọc nhanh - Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy là nói đến phẩm chất của đọc về tốc độ. Vì vậy nội dung luyện đọc nhanh chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Nói đến đọc nhanh cũng không chỉ nói về tốc độ phát ra tiếng về mặt âm thanh mà còn là tốc độ về tiếp nhận nội dung được đọc. Nghĩa là tốc độ phải đi song song với việc tiếp nhận ý thức bài đọc. Chỉ xem là đọc nhanh khi nó không tách rời với việc hiểu rõ những gì được đọc, tức là không đọc vẹt, mà đọc đến đâu hiểu đến đó. - Biện pháp luyện đọc nhanh: Tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để luyện đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Tôi phải 11 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ” phẩy sau trạng ngữ ngừng lâu hơn dấu phẩy ở câu ghép đẳng lập. Dấu phẩy ở những bộ phận có tính liệt kê chỉ ngắt hơi ngắn, nhẹ để câu văn được tự nhiên. Ví dụ: Trong bài Bàn tay mẹ ( Tiếng Việt 1 Tập 2) Đi làm về, / mẹ lại đi chợ, / nấu cơm. // Mẹ còn tắm cho em bé, / giặt một chậu tã lót đầy.// Sau khi có câu văn trên bảng, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm tìm cách ngắt câu sau đó cho học sinh nhận xét và có thể đọc để học sinh phân biệt rõ cách ngắt đúng hoặc sai để từ đó hình thành cách ngắt đúng rồi cho học sinh luyện đọc. Do được tập dượt nhiều lần giờ đây học sinh đã tự biết ngắt ở những câu văn dài rất thành thạo và chính xác. Khi đọc bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. * Đối với thơ 5 chữ thường ngắt theo giọng 2/3 hoặc 3/2. Ví dụ: Quà của bố ( Tiếng Việt 1- Tập 2) Bố em/ là bộ đội Ở tận vùng/ đảo xa. Chưa làn nào/ về phép Mà luôn luôn/ có quà * Thơ lục bát: - Dòng 6 thường ngắt theo nhịp 3/3, 2/4, 4/2. - Dòng 8 thường ngắt theo nhịp 4/4, 2/6 Ví dụ: Bài Cái Bống ( Tiếng Việt 1- Tập 2) Cái Bống/ là cái bống bang/ Khéo sảy, / khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm. // Ví dụ: - Với em gái bé Phải người lớn /cơ...( Bài: Làm anh Tiếng Việt 1- Tập 2) 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.doc