Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học Tiếng Việt lớp Một theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. 3. Tác giả Họ và tên: PHẠM THỊ HUỆ Ngày, tháng, năm sinh: 18/ 12/ 1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó tổ trưởng tổ 1, 2, 3 Trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong Điện thoại: 0378475890 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong Địa chỉ: Xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 1. Giải pháp đã biết Như chúng ta đã biết, theo Lê Nin: “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người”, với Các Mác: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết của kỹ năng đọc trong môn Tiếng Việt. Có đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh lớp Một chỉ được công nhận khi các em biết đọc, biết viết. Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí đặc biệt quan trọng trong 4 kĩ năng nghe đọc nói viết trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhất là các em học sinh lớp Một - lớp đầu cấp đặt nền móng cho khối kiến thức về sau. Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 420 tiết / năm học( môn học có số tiết nhiều nhất trong 9 môn học chính ở lớp Một). Điều này đã chứng tỏ giáo dục đang thay đổi chương trình và môn Tiếng Việt đang được chú trọng. Học sinh vừa mới đến trường còn quá non yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài. Ngay buổi đầu vào học, cô giáo đã phải dỗ dành, chăm chút, từng bước đưa các em vào nền nếp học tập theo một lộ trình mà kế 1 Giải pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng với mọi khối lớp. 3. Tồn tại, bất cập Vì mang tính độc lập, khách quan, khó chủ động (với những học sinh hiếu động, khả năng nhận thức chậm) Nguyên nhân: Nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. Một số em do cấu tạo bộ máy phát âm nên còn phát âm sai. Do đặc trưng vùng miền, ảnh hưởng việc phát âm tiếng địa phương nên các em phát âm sai. Phụ huynh trong lớp làm nông nghiệp, làm công nhân thường xuyên đi làm về muộn, một số gia đình kinh tế khó khăn, bố mẹ chia tay, con ở với ông bà phần nào ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của các em. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III. 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các lỗi: Về thanh điệu: thanh ngã và sắc. Về âm đầu: c/k, g/gh, ng/ngh, ch/tr, s/x, r/d/gi đặc biệt là lỗi về âm đầu l/n. Về âm cuối: n/ng, t/c, t/ch, n/nh. Về các vần: ai/ay/ây, iu/êu/iêu , ui/uôi, um/uôm, iu/ ươu Chính vì vậy trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng các giải pháp nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng phát âm chuẩn khi học môn Tiếng Việt, cụ thể: a) Giải pháp thứ nhất: Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu. Giáo viên cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ chữ cái đầu tiên. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em. Từ đó giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Giáo viên cho học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình hoặc cho học sinh nhận ra lỗi sai của bạn sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm và đọc mẫu tiếng, cho học sinh phát âm lại thật chính xác. Luyện đọc từ ngữ: Đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có ở trong bài. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện điều này. 3 học sinh bắt chước rồi đọc theo do học sinh phát âm nhầm lẫn âm d/ gi; dấu sắc với dấu ngã hoặc ngược lại. Hay với bài 44: iu, ưu( SGK trang 100); bài 69: ươi, ươu( SGK trang 150) học sinh phát âm sai vần ưu, ươu thành iu. Bài 68: uôn, uông( SGK trang 148); bài 73: ươn, ương( SGK trang 158) một số em phát âm sai âm cuối ng thành n. Giáo viên cần phát âm mẫu các vần thật chậm sau đó cho học sinh phân tích cấu tạo vần thấy được sự khác nhau của các vần trong từng bài học dẫn đến đọc cũng khác nhau giúp học sinh phân biệt và đọc chính xác. Đọc đúng dạng thơ Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao. Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường đưa lên màn hình các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn. b) Giải pháp thứ hai: Phân tích giữa âm và chữ ghi âm Giáo viên hướng dẫn cách phát âm của từng âm ví dụ: âm "v" với phụ âm “v” giáo viên cần mô tả vị trí của lưỡi, răng trên ngậm hờ môi dưới, hơi ra bị sát nhẹ rồi giáo viên phát âm mẫu, học sinh luyện đọc theo. Tương tự khi dạy bài bài T, t, Tr, tr (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, trang 56) với âm tr đầu lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh. Khi giáo viên phát âm mẫu từ “cá trê” hay “tre ngà” đều phải thực hiện như trên để chuẩn âm giúp học sinh lắng nghe và làm theo chuẩn. Tương tự khi dạy bài bài V, v, X, x (sách Tiếng Việt 1 tập 1 - Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” trang 66). Giáo viên phát âm x khe hẹp phía đầu lưỡi và răng - lợi hơi thoát nhẹ không có tiếng thanh. Ví dụ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu;.... Trong khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên kết hợp với tranh ảnh, vật thật và sau mỗi bài học các âm tôi đã cho các em luyện đọc ngay ở tiết luyện đọc, luyện nói vào buổi chiều và cả trong các môn học khác để khắc sâu kiến thức hơn. c) Giải pháp thứ ba: Chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh Theo nội dung chương trình sách giáo khoa lớp Một mới bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” không có bài học riêng về dấu thanh mà các dấu thanh được dạy lồng ghép trong một số bài học âm đầu năm nên tôi giúp học sinh xác định, nhớ, đọc đúng các dấu thanh. 5 gái) và lá me( sử dụng đun nước tắm khi bị ngứa, thủy đậu) trong thực tiễn cuộc sống. Hay với bài Th, th, ia (sách Tiếng Việt 1 tập 1 - Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” trang 58). Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng phong bì thư thật, chiếc thìa, dĩa, cành lá tía tô thật cho các em quan sát để đưa từ (lá thư, thìa dĩa, lá tía tô) Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiếng, từ, liên hệ cách sử dụng các đồ vật trên trong cuộc sống. Hoặc bài 33: en, ên, in, un(sách Tiếng Việt 1 tập 1 - Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” trang 78), với tiếng “khèn”, tôi dùng hình ảnh chiếc khèn, múa khèn của dân tộc vùng cao để giải thích cho các em. Chiếc khèn Múa khèn Hay với bài “Bác trống trường” (sách Tiếng Việt 1 tập 2 - Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 56) tôi không sử dụng tranh trong sách giáo khoa trang 56 mà dùng hình ảnh của chính các em đang chuẩn bị dự lễ khai giảng năm học mới, hình ảnh cô Hiệu trưởng của trường đang đánh hồi trống bắt đầu năm học mới cho các em quan sát để vào bài học. Hình ảnh buổi Lễ khai giảng g) Giải pháp thứ sáu: Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi 7 Việc đọc đúng góp phần nâng cao hiệu quả của việc học tập ở trường Tiểu học nói chung cũng như kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh lớp Một nói riêng, từ đó góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới. Hình thức tổ chức, không gian tổ chức hoạt động đọc cho học sinh lớp Một cũng góp phần không nhỏ cho hiệu quả hoạt động đọc. Trong quá trình dạy học, ngoài việc học sinh đọc sách trên lớp, trong thư viện, tôi thường cho học sinh đọc sách tại thư viện xanh của trường. Việc làm này tạo không khí thoải mái, tăng hứng thú cho học sinh, học sinh được tham gia học tập trong nhóm phát huy được phẩm chất và năng lực, tính chủ động sáng tạo của bản thân. Học sinh đọc sách tại “Thư viện xanh” của trường III. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Các giải pháp có thể áp dụng với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng học sinh (đặc biệt cả học sinh yếu ở tất cả các khối lớp). Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các giải pháp trên và nhận thấy học sinh phát âm chuẩn Tiếng Việt hơn. Ban đầu có tới 5 em phát âm sai( l – n, tr - ch, s – x...) 6 em đọc sai dấu thanh( ngã – sắc) trên tổng số 23 học sinh của lớp. Nhưng đến nay còn 2 em sai phát âm n/ l và 3 em sai về dấu thanh. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn nhưng là một tín hiệu mừng, chứng tỏ những giải pháp tôi áp dụng là có hiệu quả. Chất lượng đại trà của lớp và kết quả các bài đọc của học sinh có nhiều tiến bộ. Từ chỗ các em ngại giao tiếp, kém tự tin, rụt rè, nhút nhát giờ đây nhiều em đã tiến bộ rõ rệt thông qua việc tự đánh giá bản thân mình và nhận xét đánh giá bạn. Phụ huynh học sinh phấn khởi về kết quả học tập, khả năng giao tiếp của con em mình. III. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.docx