Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc Trường TH Quảng Châu

doc 12 trang sklop1 28/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc Trường TH Quảng Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc Trường TH Quảng Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc Trường TH Quảng Châu
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 
 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC
 Người thực hiện: Lê Thị Nguyệt
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: TIẾNG VIỆT
 Đơn vị: Trường Tiểu học Quảng Châu
 Quảng Xương, tháng 3 năm 2015 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong 
từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ, 
cũng như văn bản văn xuôi của học sinh Tiểu học Quảng Châu huyện Quảng 
Xương nói riêng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc 
đúng cho học sinh lớp 1.
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lí luận
 1.1 Những vấn đề về cơ sở lý luận
 1.1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ
 Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương 
trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:
 - Mục tiêu giáo dục.
 - Nội dung và phương pháp dạy học.
 - Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
 Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát 
triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá 
trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh 
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
 Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình 
thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ 
đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân 
môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc 
biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát 
triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan 
trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là 
phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. 
 Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ 
thuật ngôn từ.
 Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách 
viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào 
việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ 
Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc 
đúng được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm 
Toán đúng, viết đúng và nói đúng, ...
 Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, đọc đúng 
góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 
Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 là những bài văn, bài 
thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các 
em có vốn văn học dân tộc. 
 3 điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn 
học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc ở lớp 1 nói riêng và 
ở tiểu học nói chung. Đó là:
 3.1. Đọc mẫu: 
 - Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc 
của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và 
diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe 
đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên 
đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt 
phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn.
 - Đối với học sinh lớp 1 giai đoạn đầu (khoảng 2 3 bài đầu) giáo viên 
chép bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi cô đọc ở trên bảng, nhưng ở giai 
đoạn sau giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo 
cho các em có thói quen làm việc với sách.
 3.2. Hướng dẫn đọc
 Sách giáo khoa tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài: 
 - Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng
 - Dạng văn xuôi
 Cụ thể là trong 42 bài đọc thì có: 
 - 23 bài dạng văn xuôi
 - 19 bài dạng thơ
 Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1.
 3.2.1. Luyện đọc từ ngữ
 Đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi 
luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong 
phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn 
khi đọc có ở trong bài. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn 
thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm 
sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện 
điều này.
 Thí dụ: Bài “Hoa Ngọc Lan”
 Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau
 “ Hoa lan, lá dày, lấp ló” 
 5 + Bài tập 2: Điền r, d, gi
  ộn.ã , ..ập .ờn , tháng..iêng
 + Bài tập 3: Điền s, x
 ản uất , anh.anh , o.ánh
 ung phong , .ừngững
 + Bài tập 4: Điền vần ăc, ắt hay ăp
 m.. trời , m.. áo , đôi m
 kh nơi , th. nến
 + Bài tập 5: Điền vần anh hay ăn
 ch.. len , c đẹp , c nhà 
 m. khoẻ , bức tr.
 .v..v và còn nhiều bài tập khác dạng như trên. Sau khi học sinh điền xong, 
giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc. Nếu các em đọc sai giáo viên 
phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn 
học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
 3.2.2. Đọc đúng: dạng thơ
 Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một 
cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được 
tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm 
xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để 
thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không 
thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho 
thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực 
của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao. 
Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các 
câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn
 Ví dụ: Bài “Tặng Cháu”
 Vở này / ta tặng cháu yêu ta
 Tỏ chút lòng yêu cháu / gọi là
 Mong cháu / ra công mà học tập
 Mai sau / cháu giúp nước non nhà
 Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết 
bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc 
không bị quên.
 7 đọc vắt luôn sang dòng 2, cuối dòng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho 
đến hết bài.
 Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các 
tiết tăng cường tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ 
ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là những câu ứng 
dụng hay bài ứng dụng đã có ở phần học vần.
 Ví dụ: 
 “Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô”
 Hay
 “Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra”
 3.3.3. Đọc đúng: dạng văn xuôi
 Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trong rèn cho các em biết ngắt, 
nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. 
Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. 
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở 
dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù 
hợp. Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo 
viên đưa ra. Sau đó yêu cầu học sinh xác định cách ngắt giọng, gọi học sinh 
nhận xét đúng sai. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiều quá 
về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viên 
công nhận ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõ 
hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải 
nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câu 
văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào 
các tiếng, từ, dấu câu.
 Ví dụ 1: Bài “Trường em”
 Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là: 
 “Ở trường / có cô giáo hiền như mẹ / có nhiều bè bạn thân thiết như anh em /”
 9 có lời đối thoại nên cho các em đọc theo lối phân vai. Đối với bài thơ cần cho 
các em đọc nhiều. Một tiết học tập đọc chỉ có 35 – 40 phút, vì vậy để đảm bảo 
thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản ở nhà. Giáo 
viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi 
hướng dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Muốn vậy giáo viên phải luôn trau 
dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển 
của xã hội. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh 
tự tìm ra kiến thức.
 PHẦN THỨ III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. KHẢO SÁT - KẾT QUẢ
 Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 1C (lớp tôi chủ nhiệm) và 1B ở 
trường Tiểu học Quảng Châu. Tôi tiến hành kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ 
năng môn Tiếng Việt lớp 1 giai đoạn cuối học kỳ 2. (HS đọc một bài đọc 
khoảng 80 - 100 tiếng có nội dung phù hợp với các chủ đề đã học, tốc độ tối 
thiểu 30 tiếng/ 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu ý nghĩa của bài 
đọc để trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc)
 Kết quả thu được như sau:
 Số học sinh đọc Số học sinh đọc 
 Lớp Sĩ số Ghi chú 
 Hoàn thành (%) chưa hoàn thành (%)
 Đánh giá theo 
 1C 30 30 em = 100 % 0 em 
 thông tư 30/2014
 Đánh giá theo 
 1B 29 29 em = 100% 0 em
 thông tư 30/2014
 Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên, tôi nhận thấy việc áp dụng một 
số biện pháp vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng thực sự nâng cao hiệu 
quả của giờ dạy, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được sự hứng thú 
say mê của học sinh.
 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc mà 
nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Tôi thấy 
rằng, đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học 
sinh, vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.doc