Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 1. Lí do chọn biện pháp 1.1. Cơ sở lý luận Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã thể hiện rất rõ. Theo thống kê trên toàn quốc và của các trường tiểu học đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ, học sinh bỏ học do quá yếu không theo học được. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1 bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết được; có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đối tượng học sinh của tôi là học sinh lớp Một. Ở lứa tuổi này khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao, các em chưa biết tự giác học tập nên việc bồi dưỡng kĩ năng đọc cho các em ở giai đoạn này rất khó khăn. Để giải quyết những khó khăn ban đầu đó thì trong hoạt động dạy học của mình, tôi đã sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ tăng thêm hứng thú trong quá trình học ,thích thú trong giờ học Tiếng Việt để tiến tới đọc thật đúng và chính xác, tạo đà cho những năm học sau. Chính vì vậy, tôi chọn và viết “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh lớp 1 ”. Với mong muốn là áp dụng và tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1. 2. Nội dung biện pháp 2.1. Thực trạng Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên, cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Năm học này, tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1E, với 33 học sinh, trong đó 9 em nữ và 24 em nam. Tuy nhiên trong quá trình trực tiếp truyền đạt kiến thức tới các em tôi thấy có những 2.2.4. Vai trò, ý nghĩa của việc đọc đối với học sinh lớp 1 Chúng ta đều thấy rằng, tất cả kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống, tác phẩm văn chương hay tài liệu khoa học đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của con người. Vì vậy, việc đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên cần thiết nhất. Đọc còn là công cụ để học các môn học khác, là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đọc một cách có ý thức sẽ có tác dộng tích cực tới trình dộ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Thông qua việc học đọc, các em được phát triển các kỹ năng nghe và hiểu, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng lòng yêu cái thiện, cái đẹp, biết suy nghĩ một cách có logic cũng như có hình ảnh. Qua đó, việc đọc giúp các em bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, có thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống, tạo sự hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt, có kĩ năng đọc đúng, tạo tiền đề cho việc đọc hiểu, đọc diễn cảm văn bản. 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh lớp 1 Từ những thực trạng trên và qua giảng dạy hằng ngày tôi đã nghiên cứu đưa ra một biện pháp khả thi nhất để rèn đọc cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả cao, cụ thể: 2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Đa dạng các ngữ liệu dạy đọc Ngữ liệu trong môn Tiếng Việt là các âm, vần, tiếng, từ và các bài tập đọc. Tuy nhiên, một số bài tập đọc trong sách giáo khoa dài và chưa thực sự gần gũi với các em. Ngoài ra, khi học trên lớp, các em được luyện đọc khá nhiều nên có những em đã thuộc bài ngay tại lớp. Những gì đã học, đã biết các em sẽ không có nhu cầu, hứng thú luyện đọc nữa, chính vì vậy mỗi khi giao yêu cầu đọc tôi đều lấy ví dụ ngoài sách giáo khoa, hay nghĩ ra những ngữ liệu gắn với bài mới học trên lớp như vậy vừa giúp các em có hứng thú đọc vừa kiểm soát được việc luyện đọc ở nhà. Ví dụ: Bài n, nh có tiếng nơ, nho nhưng khi giao việc ngoài giờ cho tiếng khác như: na, nhà, .... Bài âm, âp có từ củ sâm, cá mập nhưng khi giao việc ngoài giờ cho từ khác: giỏ nấm, vấp ngã Học sinh nói cho nhau nghe cách phát âm để học sinh có thể ghi nhớ và sửa sai cho bạn. 2.2.3. Giải pháp thứ ba: Tuyên dương, khuyến khích học sinh kịp thời Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết hợp với biện pháp tuyên dương, khuyến khích các em theo đúng nội dung, tinh thần của TT27/2020, từ đó các em rất hứng thú, vui vẻ, tạo được không khí thoải mái, là động lực cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi mà các em mắc phải. Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất tôi cũng dùng những lời động viên để khuyến khích các em. Không chỉ khen những em đã biết sửa lỗi mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn phát âm đúng, để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với việc luyện đọc hơn. Giáo viên luôn tuyên dương, khen thưởng học sinh kịp thời theo đúng nội dung TT27/2020. 2.2.4. Giải pháp thứ tư: Kết hợp với phụ huynh trong việc rèn đọc cho học sinh *Phối hợp với phụ huynh cho học sinh ôn tập các âm, vần đã học Tôi có định hướng cụ thể cho phụ huynh học sinh để họ hướng dẫn con học ở nhà vì chủ yếu đầu năm muốn học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà cần có sự hỗ trợ của phụ huynh. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn kết hợp với phụ huynh để giúp họ nắm rõ hơn chương trình các con đang học, về biết cách dạy con. Dùng Quay video lại bạn học sinh đọc tốt và được biểu dương ở lớp cho phụ xem để kèm cặp con tốt hơn. 2.3. Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế dạy học Thực hiện những biện pháp đó sau một thời gian tôi thấy có những hiệu quả nhất định: - Giáo viên: Bản thân thấy tự tin hơn, hứng thú hơn khi dạy đọc cho học sinh. Luôn tìm ra những biện pháp mới để nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy đọc. - Học sinh: Các em yêu thích môn Tiếng Việt hơn đặc biệt là việc đọc. Các em đã chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức. - Phụ huynh: Đã hiểu hơn về sự thay đổi cách đọc nên giúp đỡ tôi rất nhiềutrong việc dạy bảo các con ở nhà. Có nhiều phụ huynh còn chủ động gặp giáo viên chủ nhiệm để trao đổi, nêu khó khăn vướng mắc khi dạy con học ở nhà. * Kết quả cụ thể: LỚP: 1C. SĨ SỐ: Tuần 1 Đến hết tuần 3 SO SÁNH 33 Số HS nhận biết 17/33em= 51,5% 23/33 em= 69,7 % Tăng 18,2 % được âm Số HS chưa ghi nhớ, 16/33em =48,5% 10/33em=30,3% Giảm 18,2% nhận biết được âm LỚP: 1C. Đến hết tuần 10 Đến hết tuần 15 SO SÁNH SĨ SỐ: 33 để kịp thời phản ánh kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm lớp Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh bản thân tôi đã vận dụng gây hứng thú trong khi học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1E. Biện pháp này đã áp dụng có hiệu quả trong khối chuyên môn lớp 1. Tuy nhiên trong thực tế việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 chắc chắn còn có nhiều biện pháp và việc làm hiệu quả đem đến cho học sinh những giờ học hay hơn, thú vị hơn, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn đồng nghiệp để tôi có thể dạy tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI VIÉT Phùng Thị Vinh XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx