Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 1 CGD
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 1 CGD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 1 CGD
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn sáng kiến Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp “Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá” đất nước đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, tự tin, có đầy đủ tri thức, dám nghĩ dám làm để làm chủ đất nước. Chính vì thế, Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã đặt ra: "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Giao tiếp là nhu cầu đặc biệt hằng ngày và rất quan trọng của mỗi con người. Dù bạn ở trong hoàn cảnh nào, làm việc gì thì để đạt được mục tiêu của mình đòi hỏi bạn phải có giao tiếp. Khả năng giao tiếp của bạn phụ thuộc vào các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của chính bản thân bạn. Ở nước ta, Tiếng Việt là môn học rất quan trọng của bậc Tiểu học, làm nền móng để học tốt các môn học khác và là tiền đề tạo nên cơ sở vững chắc cho nền giáo dục của nước nhà. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt đối với nền giáo dục của nước nhà nên môn học Tiếng Việt Một được đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm trong công tác đổi mới giáo dục. Do vậy, kiểu dạy học thầy giảng - trò ghi nhớ trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất và sự tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đứng trước sức ép phải đổi mới, nhiều phương án dạy học đã ra đời, như: dạy học chương trình hóa, nêu vấn đề, dạy học tình huống,Trong đó, công nghệ dạy học (CNDH) là một chiến lược dạy học đang dần xác định và chiếm ưu thế. Dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục là kiểu dạy mà trẻ em không phải là đối tượng chịu sự tác động của giáo dục một cách thụ động, mà là một chủ thể hoạt động để tự sinh ra mình, trẻ em hoạt động để tự tạo ra sản phẩm giáo dục, để trở thành cá thể người, một thành viên của xã hội có thể sống và hoạt động có kết quả trong xã hội hiện đại. Cũng như các năm học trước, năm học 2018 – 2019, việc dạy Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục được áp dụng trong toàn tỉnh Quảng Bình. Thực hiện dạy tốt chương trình TV1 CGD 1 là thực hiện tốt việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục- Đào tạo. Để góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học TV1 CGD, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 CGD” 1.2. Điểm mới của sáng kiến 1 Học sinh chăm ngoan, lễ phép và có ý thức học tập tốt. Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em và đồng thuận với các hoạt động dạy học của nhà trường. Sau 3 năm khi thực hiện chương trình tôi nhận thấy việc dạy học TV1 CGD giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, viết; học sinh nắm được luật chính tả, nhận biết và phân tích được cấu tạo của tiếng, từ, giúp học sinh khắc sâu kiến thức ngữ âm. Bên cạnh đó chương trình còn tạo được sự chuyển biến khá tích cực đối với giáo viên và học sinh. Với học sinh, các em nghe – hiểu được lệnh, hiểu được lời nói của giáo viên, giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. Riêng với giáo viên dạy TV1 CGD không phải soạn bài nên có nhiều thời gian để quan tâm đến học sinh hơn, có thời gian nghiên cứu tài liệu để tổ chức thực hiện tốt hơn hoạt động dạy học. 2.1.2 Khó khăn Chương trình Tiếng Việt 1- CGD dạy bản chất ngữ âm tiếng Việt. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt đa dạng về nội dung nên giáo viên cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Chương trình này còn nhiều bỡ ngỡ với học sinh lớp 1. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết chính tả. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được các mẫu bài, dạng bài, biết tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối Trước đây, học hết 8 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép vần thành âm, tiếng. Nay, hết 6 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 50 tiếng. Cụ thể: Khi dạy bài "Âm /tr/ sách Tiếng Việt CGD tập 1 trang 60, 61 học sinh phải đọc tới 50 tiếng chưa kể đọc 7 phụ âm ở cuối trang. Bài đầu tiên của phần vần có âm đệm và âm chính sách Tiếng Việt CNGD tập 2 trang 8, 9 học sinh phải đọc tới 65 tiếng. Chưa nói đến những bài tập đọc ở phần sau tập 3 quá dài, dài hơn những bài tập đọc lớp 2 chương trình hiện hành.Do đó một số em tiếp thu bài khó, bị đuối sức khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 - CGD là sự phối hợp giữa phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, tuy nhiên, trong quá trình dạy, đôi khi giáo viên quá tập trung đến việc truyền thụ kiến thức mà quên đi việc tổ chức các hoạt động gây hứng thú, thu hút học sinh. Trình độ phát triển tư duy của học sinh không đồng đều, các em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình cho người khác nghe, khi trả lời còn lúng túng. Bên cạnh đó một số em còn quên chữ cái nên gặp khó khăn trong việc đọc và nghe viết. Do ảnh hưởng của chương trình hiện hành nên học sinh còn nhầm lẫn trong cách phát âm, vần như: r/d/gi; uông, ua, iêng; của/quả... 3 Công nghệ giáo dục cũng dung nạp một số phương pháp truyền thống như: Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp...coi đó như những hình thức, thủ pháp dạy học nằm trong hệ thống của mình. Quy trình dạy học gồm 3 loại: Loại 1 : Tiết Lập mẫu: Gồm 4 việc Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm (chiếm lĩnh đối tượng) Việc 2: Viết Việc 3: Đọc Việc 4: Viết chính tả Loại 2: Tiết Dùng mẫu Quy trình tiết Dùng mẫu giống quy trình của tiết Lập mẫu. Chủ yếu là tổ chức cho học sinh luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết Lập mẫu. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải nắm chắc quy trình tiết Lập mẫu, chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp Quy trình 4 việc ở tiết Luyện tập tổng hợp được sắp xếp lại nhằm tập trung vào 2 kĩ năng đọc và viết: Việc 1: Ngữ âm Việc 2: Đọc - Bước 1: Chuẩn bị - Bước 2: Đọc bài + Đọc nhỏ + Đọc mẫu + Đọc bằng mắt + Đọc nối tiếp + Đọc to + Đọc đồng thanh + Đọc hiểu (tìm hiểu bài) Việc 3: Viết Việc 4: Viết chính tả Để dạy tốt lớp 1 CGD không có cách nào hơn là phải thuộc Thiết kế và thành thạo các thao tác, bởi vậy ngay từ đầu, mỗi giáo viên cần phải tranh thủ đọc thiết kế và tập dạy trong nhóm; tập theo từng loại mẫu, quan trọng nhất là phải nhớ đúng quy trình của các mẫu. Ngoài việc tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, chuyên đề của nhà trường và cấp trên tổ chức, tôi đã thường xuyên tìm đọc các tài liệu, tham khảo qua mạng Internet để nắm chắc chương trình, cấu trúc ngữ âm và quy trình dạy Tiếng Việt 1 - CGD. Khi tham gia các chuyên đề, tôi đã mạnh dạn chia sẻ để tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học. 5 Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa giáo viên - học sinh cần diễn ra nhịp nhàng. Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự. Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài. Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc. Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp. Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Để giúp học sinh lớp 1 nắm vững được hệ thống âm trong tiếng Việt 1, trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững được từng âm, giáo viên cần chú ý 2 vấn đề then chốt: - Yêu cầu đối với học sinh thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo. - Nắm được kĩ năng về phát âm trong tiếng Việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm, tiếng, đọc được theo các mức độ to - nhỏ - nhẩm - thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm đệm, âm chính và đâu là âm cuối, học về luật chính tả. Tình trạng các em đọc vẹt nhiều, muốn khắc phục những hạn chế này giáo viên nên tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, làm thêm đồ dùng dạy học và chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kỹ năng nói, đọc cho học sinh. Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm... trong môn Tiếng Việt 1. Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy phần âm đạt hiệu quả được. Để đạt được mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh cần có sự vào cuộc, phối hợp của người dạy và chính bản thân người học. Bởi vậy trong quá trình dạy học tôi luôn chú ý tăng cường các hình thức tự học, dạy học nhóm, nhằm giúp học sinh trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình... luôn kích thích khơi gợi hứng thú học tập cho các em thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp như đặt vấn đề vào bài, tổ chức lĩnh hội tri thức mới, củng cố hướng dẫn hoạt động 7 Làm quen (giữa giáo viên - học sinh, giữa học sinh - học sinh) Đồ dùng học tập và cách sử dụng (cách dùng và tư thế sử dụng bảng con, phấn, khăn lau; cách dùng và tư thế sử dụng bút chì, vở; hướng dẫn viết các nét cơ bản) Xác định vị trí trên/ dưới; trái/ phải; trước/ sau; trong/ ngoài (kết hợp chấm điểm tọa độ và viết các nét cơ bản), làm quen với kí hiệu, luyện tập - củng cố kĩ năng. Qua “Tiết học chuẩn bị”, học sinh được làm quen và chuẩn bị những điều cơ bản, cần thiết nhất cho các hoạt động học tập chính thức. Với những nội dung trên, việc học sinh chưa qua mẫu giáo hay học sinh vùng khó đều không phải là trở ngại. Nhưng khi tổ chức thực hiện các tiết này, đòi hỏi giáo viên phải giao việc rõ ràng ngay từ đầu để đưa học sinh vào nề nếp, làm nghiêm túc, kỉ luật nghiêm; khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia, rèn luyện tinh thần tập thể. Giáo viên phải tuân thủ quy trình làm việc, làm việc nào chắc việc ấy. Khen học sinh làm tốt, không chê em làm kém trước lớp. Ngoài những nội dung được hướng dẫn trong thiết kế, giáo viên nên dùng các kí hiệu, tín hiệu để quy ước với học sinh trong hoạt động học tập. Những kí hiệu, tín hiệu quy ước sẽ giúp giáo viên hạn chế việc nói nhiều (việc sử dụng câu lệnh hay lời hướng dẫn dài dòng sẽ mất thời gian và dễ gây nhiễu thông tin đối với học sinh, đồng thời nó giúp các hoạt động của lớp học diễn ra nhịp nhàng, trật tự và nhanh gọn hơn. Ví dụ: - Hiệu lệnh chuẩn bị - hiệu lệnh bắt đầu thực hiện - hiệu lệnh kết thúc: 1 tiếng gõ thước nhẹ - 2 tiếng gõ thước nhẹ - 1 tiếng gõ thước nhẹ hoặc tiếng gõ thứ nhất - tiếng gõ thứ 2 - tiếng gõ thứ 3. - Các kí hiệu sử dụng đồ dùng học tập: S/16 (sách giáo khoa, trang 16); B (bảng con); V (vở trắng - viết chính tả); TV/24 (tập viết, trang 24), Khi viết các kí hiệu ấy vào một góc riêng trên bảng lớp, học sinh nhìn thấy sẽ tự động thực hiện yêu cầu (lấy sách giáo khoa - mở ra trang 16; chuẩn bị bảng con - phấn - giẻ lau hay lấy vở tập viết - mở ra trang 24,), khi xóa kí hiệu ấy đi thì học sinh sẽ tự biết là kết thúc hoạt động và cất những vật dụng đó vào. Giáo viên giữ vai trò chủ chốt trong việc chọn lựa những kí hiệu, hiệu lệnh quy ước với học sinh, sao cho những kí hiệu phải đơn giản, dễ nhận biết. Sau khi đã thống nhất, giáo viên dành thời gian tổ chức huấn luyện cho học sinh thực hiện theo những kí hiệu đã được quy ước ấy (kết hợp hướng dẫn thực hiện trong các tiết chuẩn bị của tuần 0). 2.2.5. Rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh Hướng dẫn học sinh phát âm là việc làm quan trọng hàng đầu, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc