Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Đông Sơn

docx 11 trang sklop1 12/03/2024 2721
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Đông Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Đông Sơn
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường tiểu học Đông Sơn
 Hội đồng sáng kiến Phòng GD & ĐT TP Tam Điệp
 Hội đồng sáng kiến UBND TP Tam Điệp
 Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Đông 
Sơn”
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong việc giảng dạy môn Tiếng Việt 
ở Tiểu học.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 I. Mô tả bản chất của sáng kiến
 Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng và cần thiết ở mọi cấp học. Để giữ 
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì việc giảng dạy Tiếng Việt trong nhà trường 
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học sinh Tiểu học muốn học tốt các môn học 
khác, trước hết phải học tốt môn Tiếng Việt. Tập đọc là một trong những phân 
môn của môn Tiếng Việt. Thông qua việc học tập đọc mà các em nắm được quy 
tắc và hình thành kỹ năng đọc thông thạo Tiếng Việt. Tuy nhiên tập đoc là một 
phân môn khó của môn Tiếng Việt nên khi các em học tập đọc thường mắc lỗi 
sai khi viết phát âm. Chính vì thế, khi dạy phân môn tập đọc, người giáo viên trực 
tiếp giảng dạy cần phát hiện, sửa lỗi sai và hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng 
chữ.
 1. Giải pháp cũ thường làm:
 Tiếng Việt nói chung, Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói riêng là một môn học 
có vị trí đặc biệt quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt rất cần 
thiết để học sinh, học tốt các môn học khác. Học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh được 
học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và * Ưu - nhược điểm của giải pháp cũ
 - Ưu điểm:
 + Đa số học sinh đọc được bài đọc.
 - Nhược điểm:
 + Về giáo viên: Lời giới thiệu khô khan chưa gây hứng thú trước khi vào bài 
học. Việc đổi mới phương pháp chưa nhiều, chưa thực sự phát huy tính chủ động 
của học sinh.
 + Về học sinh: Học sinh còn chưa nắm rõ các quy tắc đọc, khi đọc vẫn còn 
sai lỗi, lúng túng khi đọc bài. Để khắc phục nhược điểm này tôi áp dụng giải pháp 
sau:
 2. Giải pháp mới cải tiến: 
 - Mô tả bản chất của giải pháp mới: 
 1.1 Giải pháp 1: Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh phát âm
 Việc làm mẫu của giáo viên là vô cùng quan trọng. Hàng ngày, tới lớp các 
em tiếp xúc nhiều với cô nên việc cô phát âm chuẩn xác hay không ảnh hưởng rất 
lớn tới việc phát âm của học sinh. Muốn học sinh đọc đúng, phát âm đúng thì 
trước hết giáo viên phải làm đúng.
 Giáo viên cần phải phát âm chuẩn, rõ ràng, chính xác. để học sinh phát âm theo.
 Khi phát âm mẫu, giáo viên cần lựa chọn vị trí đứng thích hợp, sao cho cả 
lớp đều nghe thấy và nhìn thấy cô phát âm.
 Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nghe và quan sát khi cô phát âm mẫu.
 Với những âm, vần học sinh phát âm hay nhầm lẫn, giáo viên cần hướng dẫn 
chậm, tỉ mỉ, từ hình dáng môi, lưỡi, răng, hơi, 
 - VD: Học sinh phát âm nhầm lẫn l/n; gi/d/r giáo viên hướng dẫn học sinh:
 + Âm /l/: Uốn cong lưỡi rồi phát âm bật mạnh ra.
 + Âm /n/: Lưỡi sát với lợi trên, sau đó bật lưỡi cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi.
 + Âm /gi/: Hai hàm răng cắn nhẹ vào nhau, phát âm hơi nhấn giọng, kéo dài 
tạo âm gió. Trong mỗi tiết học, giáo viên sử dụng nhiều hình thức luyện đọc như lớp, tổ, 
nhóm, cá nhân. Đặc biệt chú ý cho những học sinh hay nhầm lẫn đọc cá nhân để 
phát hiện lỗi và chỉnh sửa kịp thời.
 Không chỉ trong giờ Tiếng Việt mà trong bất kì môn học khác, giáo viên 
cũng cần rèn cho học sinh kĩ năng phát âm đúng.
 Thời gian học buổi sáng không đủ thì giáo viên có thể hỗ trợ, rèn đọc cho 
học sinh vào các buổi chiều.
 1.2 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách đánh vần
 Với phần đọc tiếng, từ, bài đọc, nhiều học sinh còn lúng túng, gặp khó khăn. 
Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đánh vần theo cơ chế tách đôi:
 VD: Tiếng /hường/, học sinh có thể đánh vần như sau:
 Ư - ơ – ng - ương, hờ - ương – hương - huyền - hường.
 Học sinh nhận thức tốt hơn thì chỉ cần đánh vần: hờ - ương - hương- huyền - 
hường.
 Cho học sinh thực hiện đánh vần nhiều lần để ghi nhớ cách đánh vần. Ban 
đầu, để học sinh đánh vần to thành tiếng, sau đó chuyển dần sang đánh vần thầm. 
Khi đã thành thạo, học sinh chỉ đánh vần bằng mắt rồi đọc trơn.
 1.3 Giải pháp 3: Biện pháp khi dạy các bài học trong sách giáo khoa
 2.3.1. Đối với dạng bài dạy âm, vần
 Phần âm
 Tôi cho học sinh phải thuộc tên gọi chữ cái in hoa và chữ cái in thường. Có 
nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các chữ cái với nhau để tạo thành vần 
thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu.
 Đối với các âm ghép, đa số học sinh chậm trong lớp rất nhanh quên cách đọc 
của những âm này nên trong các ôn tập tôi luôn cho học sinh đọc, ghép, viết nhiều 
giúp các em ghi nhớ tên âm.
 Trong từng tiết học, từng bài ôn, tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện 
sự tiến bộ của các em thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ, Từ đó củng 
cố thêm kiến thức cho học sinh.
 - Trong từng tiết dạy môn Tiếng Việt, để giúp HS tích cực tham gia các hoạt 
động học tập, tôi sử dụng linh hoạt các phương tiện tiết dạy như sau: vật thật, 
tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu, sưu tầm thêm một số 
tranh ảnh có liên quan đến bài dạy, Ứng dụng các hình ảnh bài giảng điện tử để 
giảng dạy trong tiết học.
 - Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh. Và tham khảo 
thêm tài liệu ở các bộ sách khác.
 - Tìm thêm một số từ câu có liên quan đến âm vần của bài học cho học sinh 
luyện đọc ở tiết học tăng cường vào buổi chiều.
 1.5 Giải pháp 5:. Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi
 Ngay từ đầu năm học qua khảo sát, phân loại học sinh trong lớp, tôi tiến 
hành xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ những em có nhận thức 
nhanh, đọc tốt với những em đọc chưa tốt và còn đọc hay sai nhằm thực hiện 
phương châm: “Học thầy không tày học bạn”.
 Tôi nhận thấy cách sắp xếp như vậy ngoài các kiến thức cơ bản, hệ thống 
được học ở giáo viên, các em còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ 
giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh 
nghiệm về cách học của chính mình.
 Ngoài ra tư thế ngồi đọc và cách cầm sách cũng rất quan trọng góp phần 
không nhỏ trong việc rèn luyện kĩ năng đọc đúng. Vì vậy tôi thường xuyên quan 
tâm uốn nắn tư thế ngồi đọc và cách cầm sách cho các em.
 1.6 Giải pháp 6: Về nhận xét, đánh giá
 Trong mỗi hoạt động của tiết học, giáo viên thay đổi linh hoạt hình thức 
đánh giá: GV đánh giá học sinh; Học sinh đánh giá học sinh; Học sinh tự đánh 
giá, nhận xét về bài đọc mình vừa trình bày.
 Việc đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụng các em thấy được những việc 
mình làm được, chưa làm được, những điều mình cần phải học tập bạn để phát 
huy và khắc phục.
 Không phê bình học sinh trước tập thể khi các em mắc phải những khuyết 
điểm như đọc còn sai, ngọng, Tôi đã hướng dẫn các em cách giúp bạn sửa sai. 
Tôi luôn đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Khuyến khích, động viên các em kịp 
thời trong hoạt động. Những em có khuyết điểm tôi trực tiếp trò chuyện và nhắc 
nhở, tư vấn giúp đỡ các em, giúp các em ngày càng mạnh dạn, tự tin. 1. Hiệu quả thực tế giảng dạy
 Tôi thu được kết quả như sau:
 Số học sinh 
 TS Số học sinh đạt yêu 
 Thời cầu 
 điểm chưa đạt yêu cầu 
 HS
 SL % SL %
 Tuần 
 35 26 74,3 9 25,7
 10
 Tuần 
 35 35 100 
 30
 Sáng kiến này tuy không thể kiểm đếm được bằng tiền nhưng nó mang lại 
nhiều hiệu quả to lớn: 
 + Đảm bảo thời gian của từng tiết học Tiếng Việt 1 theo đúng quy định. 
 + Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng 
lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 
 + Đa số học sinh tích cực, mạnh dạn, tự tin trong học tập, biết hợp tác và chia 
sẻ. 
 + 100% học sinh yêu thích môn học Tiếng Việt và các môn học khác. 
 2. Hiệu quả về nhận thức xã hội
 - Góp phần cải thiện điều kiện dạy học, nâng cao chất lượng đọc. 
 Nhờ áp dụng giải pháp trên, cuối năm học tỷ lệ học sinh đọc đúng, hoàn 
thành nội dung học tập môn Tiếng Việt tăng rõ rệt.
 - Kết quả năm học 2021 – 2022, lớp tôi số HS hoàn thành tốt môn Tiếng 
Việt 20/35 em, đạt: 57,1%, số HS hoàn thành môn Tiếng Việt 15/35 em, đạt: 
42,9%.
 - Số học sinh đạt giải tăng cao. 
 + Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng việt cấp Tỉnh đạt : 1 giải Ba.
 + Cuộc thi Trạng nguyên Toàn tài cấp Tỉnh đạt 1 Giải Nhì.- Trình độ Nội dung 
 Số Năm Nơi công Chức 
 Họ và tên chuyên công việc
TT sinh tác danh
 môn
 hỗ trợ
 Trường Tác giả thực 
1 1992 TH Đông Giáo viên ĐHSP hiện chính
 Trương Thị Chinh Sơn
 Trường Góp ý, xây 
2 1975 TH Giáo viên ĐHSP dựng, tìm tư 
 liệu
 Ninh Thị Dần Đông Sơn
 Tam Điệp, ngày 5 tháng 4 năm 2023 
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
 (Tác giả sáng kiến ký, ghi rõ họ tên)
 Trương Thị Chinh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx