Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học vần Lớp 1

doc 33 trang sklop1 02/03/2024 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học vần Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học vần Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học vần Lớp 1
 Sở giáo dục và đào tạo hà nội
 ---------------
 Mã SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng
 Hiệu quả dạy học vần lớp một
 Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt
 Cấp học : Tiểu học
 Năm học: 2016 -2017 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Giai đoạn tuổi thơ của con người có nhiều mốc cực kỳ quan trọng: biết đi, 
biết nói, đi học phổ thông và đi làm. Mỗi cá thể trẻ em đi qua một phần duy nhất 
của những mốc đó trên một đoạn đường thời gian. Tròn 6 tuổi tạm biệt ông bà, 
cha mẹ bé đến trường phổ thông với thầy cô giáo, với bạn bè đồng lứa tuổi để 
tiếp thu nền văn minh nhân loại đã được tinh chế bằng phương pháp nhà trường. 
Vào lớp 1, trẻ trở thành “học sinh Tiểu học” hoạt động vui chơi không còn là chủ 
đạo nữa, thay vào đó là hoạt động học tập để lĩnh tri thức hoàn toàn khác trước. 
Sự chuyển đổi có tính chất bước ngoặt này có tác động rất lớn đến đời sông tâm 
lý của trẻ. Vì thế người giáo viên phải nắm chắc được điểm này để giúp trẻ 
“chuyển giai đoạn” một cách tự nhiên, không quá khó khăn.
 Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở trẻ 6, 7 tuổi khối lượng bộ 
não đạt tới 90% khối lượng bộ não người lớn. Sự chín muồi về mặt sinh lý cùng 
sự phát triển của quá trình tâm lý (như cảm giác, tri giác, trí nhớ) tạo điều kiện 
để các em có thể thực hiện hoạt động mới: hoạt động học tập. Nhưng cũng chính 
do hoạt động có ý thức này còn mới mẻ nên có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, đôi 
khi làm giảm hiệu quả học tập. Chẳng hạn khi đến lớp các em phải học thuộc 
bài, phải kiểm tra bài, ngồi đúng vị trí thật ngay ngắn. Bởi thế nhiều học sinh lớp 
1 vẫn hay rụt rè, sợ học, thậm chí không dám đọc to, đọc lạc cả giọng, làm cho 
hiệu quả của giờ Học vần không được cao.
 Thêm vào đó, học sinh Tiểu học rất hăng hái và ham thích vận động. Tính 
hiếu động này kèm theo việc học sinh chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của 
mình, dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, không kiềm chế được hành vi của 
mình, vô tổ chức. Nhưng không phải vì thế mà ta cấm trẻ vận động, ngược lại 
cần làm cho tính hiếu động được biểu hiện dưới những hình thức đúng đắn. Các 
trò chơi vận động để rèn luyện thân thể, phát triển tư duy được vận động đứng 
thời điểm là rất thích hợp. ở lứa tuổi này năng lực vận động của trẻ cũng đạt 
được những bước phát triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các 
 2/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà 
cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết.
 - Khi đủ tuổi vào lớp 1, các em đã phát âm được một số âm và các tiếng 
của mẹ đẻ. Một số em đã học mẫu giáo thì nhận diện được chữ cái, biết gọi tên 
các chữ cái trong chữ nhưng chưa biết dùng kí hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn 
học Tiếng Việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, học để giao tiếp 
bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và 
phần nào hiểu được những vấn đề của cuộc sống.
 V. Thời gian nghiên cứu:
 - Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017.
 4/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
lặp đi lặp lại các hành động cần thiết. Do đó trong quá trình dạy vần giáo viên 
cần cho học sinh đọc nhiều, viết nhiều ở mức có thể. Đồng thời phải thay đổi 
thường xuyên nội dung đọc – viết để việc học trở nên sinh động, hứng thú, thu 
hút trẻ một cách tự nhiên, thoải mái.
 Cũng bởi Học vần là hoạt động có ý thức, nên trong dạy vẫn cần đảm bảo 
cho học sinh hiểu được những gì mà các em đã học, đã viết. Nếu đánh vần từng 
chữ một cách máy móc mà không cần biết đến ý nghĩa của câu chữ thì sẽ làm 
hạn chế kết quả học tập. Người giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn các em 
nắm được nghĩa của những câu từ mình đã đánh vần, đã tô nháp qua các hình 
thức trò chơi, kể chuyện, tạo được các tình huống ngôn ngữ làm cho hoạt động 
đọc – viết có ý nghĩa, nâng cao chất lượng môn Học vần.
 III. thực trạng:
 Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy ở tiểu học các em thường coi nhẹ 
môn Học Vần vì các em cho rằng môn Học Vần là môn dễ, không phải suy nghĩ 
như môn Toán mà chỉ cần phát âm đúng là được. Các em cũng chưa để ý đến 
việc đọc của mình như thế nào. Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen đã có 
từ trước hoặc do tiếng địa phương. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 
nói riêng phần lớn các em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên.
 iv. một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy Học 
vần lớp 1.
 1. Chuẩn bị cho học sinh học vần.
 Lần đầu tiên bước chân vào trường Tiểu học trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ, còn 
mải chơi, chưa chú tâm học hành và cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của 
việc học. Điều quan trọng là giáo viên phải uốn nắn dần dần, từng bước giúp trẻ 
làm quen với các quy định cần thiết của học sinh Tiểu học nhưng không gò ép 
mà phải tiếp nhận thật thoải mái và hào hứng. Mỗi môn học đều có phương pháp 
riêng đặc trưng, cụ thể ở phân môn Học vần lớp 1, để giúp học sinh tốt cần lưu ý 
một số điều sau:
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên có thể dạy trẻ làm theo các hiệu lệnh của 
mình. Ví dụ như gõ thước một nhịp thì mở sách, gõ hai nhịp thì giơ bảng con lên, 
 6/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
 -Sau khi học sinh ghộp vần , tiếng trờn bộ thực hành.Tụi cho học sinh xem 
video về mụn bơi.
 -Khi giảng từ mới tụi cho học sinh xem hỡnh ảnh trờn thực tế như: hỡnh 
ảnh đồ chơi và hỡnh ảnh ngúi mới.
 Khi hướng dẫn học sinh viết tụi cho học sinh quan sỏt video cỏch viết chữ 
ụi,ơi, ổi,bơi.
 Phần củng cố tụi cho học sinh chơi trũ chơi đuổi hỡnh bắt chữ
 3. Sử dụng phiếu bài tập trong giờ dạy học vần.
 Phiếu bài tập sử dụng nhiều trong giờ hướng dẫn học nhằm củng cố kiến 
thức bài học và thay đổi hình thức dạy học, tạo cho học sinh biết hợp tác nhóm, 
tổ chức nhóm phát huy tính tập thể. Nó giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức và 
tạo được không khí học tập sôi nổi. 
 Ví dụ như khi dạy bài âm “tr”, trước khi dạy bài mới, giáo viên kiểm tra 
kiến thức của học sinh thông qua phiếu học tập. Âm trước các em học là âm “ng 
– ngh”. Để kiểm tra học sinh có nắm bài, học bài ở nhà tốt không, giáo viên 
đọc cho học sinh viết vào phần kiểm tra bài cũ ở phiếu.
 Viết: ng, cá ngừ
 ngh, củ nghệ
 Vào tiết hướng dẫn học, sau khi cho học sinh viết chữ “tr”, cho các em lấy 
phiếu học tập và viết vào phiếu một dòng “tr”. Trong khi học sinh dưới lớp viết, 
giáo viên có thể gọi hai học sinh lên bảng viết “tr” và cho học sinh nhận xét bạn 
viết. Phương pháp vừa giúp học sinh nhớ âm, viết đẹp, viết đúng, vừa phát huy 
được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Ngoài ra, viết vào phiếu 
học tập cũng giúp các em hạn chế dùng phấn viết bảng con, biện pháp vừa lâu, 
vừa bụi, vừa mất trật tự bởi đây là học sinh lớp 1.
 Một loại bài tập nữa cũng được sử dụng trong phiếu học tập là bài tập điền 
âm. Nó giúp học sinh biết tư duy, sáng tạo và nhất thiết phải hiểu, nắm chắc bài 
mới làm tốt được.
 Chẳng hạn bài tập điền âm “k, c” vào chỗ chấm.
 ẻ, ô, ì, á.
 8/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
thời loại bài tập này cũng giúp giáo viên đánh giá đúng sự hiểu bài và sức học 
của từng học sinh.
 Trên đây là một số loại hình bài tập mà giáo viên lớp 1 có thể áp dụng với 
hình thức phiếu bài tập để hướng dẫn truyền đạt kiến thức cho học sinh trong giờ 
dạy học vần. Tất nhiên không thể áp dụng tất các loại bài tập trên vào phiếu học 
tập trong một giờ học, vì như vậy không đủ thời gian. Cần có sự lựa chọn cho 
phù hợp đảm bảo tiết dạy đủ thời gian. Cần có sự lựa chọn cho phù hợp và cũng 
cần lưu ý đến từng đối tượng học sinh. Có như vậy giờ Học vần mới đem lại kết 
quả như mong muốn.
 10/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
 Hướng dẫn học
 Môn: TiẾng Việt
Bài 1: Nối các tiếng có âm đầu giống nhau (theo mẫu):
 lê cá
 cò lá
 hổ hồ
Bài 2: Điền chữ:
 .ồ ba l.
 
 v....ổ
Bài 3. Nối tiếng với tiếng để tạo thành từ đúng:
 thể mỏ vé chú củ đủ
 lơ đỗ chả xe bì thư
 thợ lệ cô vở chó từ
 thi mơ kẻ cá đu xù
 12/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
 4. Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho Học sinh lớp 1.
 ở phân môn Học vần, Tập đọc giúp học sinh đọc thông còn Tập viết giúp 
các em viết thạo. Đọc và viết có liên quan mật thiết với nhau, giúp trẻ đọc và 
hiểu được những điều mình viết. Viết đúng mẫu, rõ ràng, nhanh và đẹp, học sinh 
sẽ có điều kiện học tốt trong cả quá trình học tập sau này. Ngược lại nếu không 
chú ý quan tâm đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút và viết chữ không đúng cơ bản 
từ ban đầu thì sẽ rất khó sửa, có thể tạo thành thói quen xấu sau này. Trên thực tế 
nhiều giáo viên đã bỏ sức nghiên cứu cách dạy, phương pháp dạy tập viết song 
kết quả vẫn chưa khả quan lắm. Cần chú ý đối tượng học sinh phần lớn có yếu tố 
thể chất tốt, số đông được học ở Mẫu giáo và ở nhà ít nhiều trước khi đến lớp. 
Hơn nữa trẻ sẵn có khí chất hoạt bát, biến động, kèm theo biểu hiện tâm lý ganh 
đua. Đó là những cơ sở khách quan vô cùng thuận lợi cần được khai thác triệt để.
 Muốn viết đúng, viết đẹp cần lưu ý một số điểm sau:
 Rèn luyện cho học sinh tư thế ngồi viết: Khi ngồi viết phải ngay ngắn, tinh 
thần thoải mái, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25 
đến 30cm. Tay trái dặt bên trái vở và giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay 
phải có thể dịch chuyển thuận lợi, mềm mại. Hai tay đặt đúng điểm tựa quy định 
mới có thể điều khiển được cây bút theo sự chỉ huy của não.
 Tư thế ngồi viết không được gò bó vì dễ gây tê mỏi. Tuyệt đối không được 
quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với 
mặt ghế ngồi, không được ngồi vặn vẹo, lâu dần sẽ thành cố tật khó sửa. Hai 
chân vuông góc mặt sàn, không để chân co chân duỗi khiến cột sống vặn vẹo 
chữ viết cũng sẽ xiên lệch theo. 
 Để học sinh ngồi viết đúng tư thế, giáo viên phải hết sức kiên nhẫn, phải 
nhắc đi nhắc lại liên tục nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong cả học kỳ và cứ 
thế tạo thành một phản xạ không điều kiện. Ngay từ buổi đầu vào lớp 1, giáo 
viên có thể ngồi mẫu để học sinh quan sát. Bên cạnh đó giáo viên có thể treo 
tranh vẽ bạn nhỏ đang ngồi viết để học sinh luôn được nhìn tư thế ngồi đúng và 
học theo.
 14/31 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy Học vần lớp 1.
mực nhưng vẫn không quên nhắc cách bơm mực cho các em. Các em luôn có 
một chiếc khăn nhỏ để lau mực ở bút. Khi viết không được ấn mạnh bút, ngòi 
bút bao giờ cũng úp xuống, không tô đi tô lại chữ. Tốt nhất không nên cho học 
sinh dùng tẩy, yêu cầu các em phải viết đúng, nếu chữ nào sai thì để lại gạch 
chân bằng bút chì viết chữ đúng khác sang bên cạnh chứ không được tẩy cũng 
như gạch xóa.
 Còn việc sử dụng bút khi viết cũng nên lưu ý. Hướng dẫn học sinh cầm bút 
xuôi chiều ngồi. Góc độ đặt bút so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không 
đặt bút dựng đứng 90 độ. Khi viết bút đưa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 
Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút 
vào mặt giấy.
 Sau khi viết xong, cần xem xét nét nào viết được, nét nào hỏng và tìm 
nguyên nhân vì sao hỏng: tại tư thế cầm bút, tại tay đặt bút hay tại chỗ ngồi quá 
chật. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đạt yêu cầu, quan 
trọng là giáo viên cần chỉ ra để trẻ rút kinh nghiệm, tránh phạm phải sai lầm 
tương tự vào lần sau. Có thể dành một ít phút để hướng dẫn và sửa một số lỗi viết 
chữ cho học sinh vào mỗi giờ Học vần, có như vậy học sinh mới nhớ lâu. Muốn 
viết đúng và đẹp còn chú ý cả cách để vở. Giáo viên hướng dẫn các em đặt vở 
hơi nghiêng khoảng 30 độ, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút viết, đặt tay xuôi 
theo chiều vở và bên dưới dòng kẻ để dịch chuyển tay thuận lợi và nhìn rõ dòng 
kẻ để viết. Với những em đặt tay ngang thì giáo viên phải luôn nhắc nhở và sửa 
thường xuyên.
 Muốn đạt kết quả như mong muốn thì giáo viên luôn phải làm mẫu cho 
học sinh học tập. Những lúc viết mẫu giáo viên nên viết chậm và để học sinh 
nhìn thấy tay mình khi viết. Có như vậy thì học sinh mới làm theo được vì đặc 
điểm nổi bật của học sinh Tiểu học là hay bắt chước. Cũng có nghĩa là giáo viên 
cũng phải luyện chữ hàng ngày cùng với học sinh. Chữ viết ở vở học sinh, trên 
bảng lớp, dù viết to hay nhỏ bao giờ cũng phải thật đúng, thật đẹp. Điểm đặt bút, 
điểm dừng bút, cỡ chữ, khoảng cách làm sao để học sinh nhìn bảng có thể viết 
theo vào vở cho đúng.
 16/31

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc