Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học vần Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học vần Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học vần Lớp 1
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Ở bậc tiểu học, nội dung các môn học phong phú, mỗi môn đảm nhận một vai trò khác nhau. Trong đó, môn Tiếng Việt mang một nhiệm vụ to lớn đó là hình thành cho HS 4 kĩ năng cơ bản: nghe- nói- đọc- viết. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, phần học vần chiếm chủ yếu thời lượng. Dạy Tiếng Việt cho HS lớp 1 không thể không chú trọng giai đoạn này. Nếu không nắm chắc kiến thức, các em sẽ không ghép vần được, hoặc ghép rất chậm. HS nắm chắc âm vần, các em mới đọc được tiếng. HS đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin, giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Khi HS thực hiện tốt giai đoạn này, các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức ở giai đoạn tập đọc. Từ đó góp phần giúp HS học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Như vậy, có thể nói học âm, vần là nền tảng quan trọng trong việc học tập những kiến thức cơ bản về sau. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học vần là một vấn đề vô cùng cần thiết. Hiện nay, GV các nhà trường đã áp dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới. Các trường đã trang bị thêm một số đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, bộ chữ dạy vầnNhưng vấn đề đặt ra là làm sao để thực hiện, khai thác, vận dụng chúng một cách hiệu quả, phù hợp. Việc đổi mới trong dạy học phải thực hiện được những yêu cầu giáo dục của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đề ra. Đặc biệt, với HS lớp 1, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ trước môi trường học tập mới. Vốn từ của các em còn ít, khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt còn hạn chế; khó khăn trong việc đáp ứng phương pháp dạy học mới. Nhận thức rõ điều đó, để khắc phục khó khăn, giúp HS tiếp thu kiến thức, kĩ năng một cách dễ dàng, nâng cao hiệu quả tiết Học vần, đồng thời hình thành ở các em phương pháp học tập chủ động, tích cực, tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học vần lớp 1” làm nội dung nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu phương pháp dạy học vần là việc tổ chức các hình thức, sử dụng các biện pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Bên cạnh đó, còn góp phần rèn luyện các thao tác tư duy (hiểu, ghi nhớ, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,..) cho các em. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học vần trong dạy học Tiếng Việt 1. - Tìm hiểu thực trạng dạy học vần. - Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vần. 3 Nhiệm vụ của người GV trong dạy học vần là phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục những khó khăn thông qua những hình thức, biện pháp giảng dạy phù hợp. Cũng từ đó, góp phần giúp các em sử dụng đúng, có hiệu quả ngôn ngữ trong học tập cũng như trong giao tiếp. 2. Về phía giáo viên: Những biện pháp mà các GV sử dụng trong giảng dạy học vần thông thường là sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại. Bên cạnh đó là việc sử dụng các thiết bị dạy học, chủ yếu là những bộ đồ dùng như: tranh, ảnh, bộ chữ ghép vần, bảng biểu, mô hình, mẫu vật,Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả dạy Học vần cho HS thì không chỉ đơn thuần là việc GV triển khai hay vận dụng một cách đơn điệu. Vấn đề đặt ra là đối với những lớp học có nhiều đối tượng HS, khả năng tiếp thu bài của các em không giống nhau, GV vần cần vận dụng, kết hợp các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho khéo léo, linh hoạt. Những thiết bị dạy học cũng vậy, để thu hút, kích thích sự chú ý của HS thì không chỉ dừng lại ở tranh, ảnh, bộ chữ mà còn rất cần đến các yếu tố khác. Chẳng hạn như: tính thẩm mỹ, sự phong phú, tính khoa học,... Hiện nay, các nhà trường được trang bị một số thiết bị dạy học về cơ bản song vẫn còn thiếu thốn. Trong quá trình giảng dạy, mỗi GV đã lưu ý sử dụng trò chơi học tập. Song, những trò chơi này còn hạn chế về số lượng, chưa phong phú về nội dung dẫn đến tình trạng không áp dụng thì không có, mà áp dụng thì gây ra nhàm chán. Việc sử dụng trò chơi học tập vào trong bài giảng còn ít và không thường xuyên. 3. Đối với sách và bài soạn: Ở Tiểu học, có nhiều sách phục vụ cho công tác giảng dạy như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo... Đối với mỗi khu vực nông thôn hay vùng sâu vùng xa trình độ nhận thức của HS còn khác biệt, chưa đồng đều. Một số đơn vị kiến thức đưa ra chưa phù hợp với một số đối tượng HS. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của các em. Trên thực tế kết quả thu được chưa đáp ứng thỏa mãn được yêu cầu phân môn đặt ra. • Bảng điều tra kết quả khảo sát sau một thời gian học đầu năm: HS đọc, viết, Hs đọc, viết Hs đọc, viết tốt HS đọc, viết câu nhận diện nhận biết các các từ, hiểu từ thành thạo, làm SÜ phận tích vần, vần, tiếng, từ khóa, từ ứng tốt các dạng bài sè còn chậm ở mức cơ bản dụng trong bài tập liên quan 27 10 37% 8 29,7% 5 18,5% 4 14,8% 5 sẽ giúp các em đọc đúng và viết đúng chính xác các từ đó. Hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi dạy âm và chữ cái, dạy vần, dạy đọc câu và bài ứng dụng GV cần quan tâm cung cấp nghĩa của từ khóa cũng như từ ứng dụng. HS có hiểu được nghĩa thì các em mới dễ nhớ; đọc đúng, viết đúng, nắm chắc chắn được các vần, tiếng đã học. - Việc cung cấp nghĩa của từ có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: + Có thể bằng sách giáo khoa, mẫu vật thật (Vd: bảng, phấn, bàn ghế, hoa, quả, đồ dùng, hoặc bằng các tình huống thật trên lớp) + Có thể dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để diễn tả *Ví dụ: Những từ chỉ hoạt động của con người: cười, khóc, nói, đi, đứng, chạy nhảy; chỉ tính chất: dài, ngắn, to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn + GV có thể sử dụng các chuyện có thật, các hiện tượng, thực tế phổ biến để cung cấp nghĩa của từ cho HS. Việc giúp HS hiểu nghĩa của từ còn được tiến hành bằng cách khai thác, áp dụng bài dạy bằng giáo án điện tử. 3. Thực hành luyện viết: Ngoài cách giúp HS hiểu nghĩa từ để nắm chắc âm, vần, tiếng, GV cần phải thường xuyên cho HS luyện viết. Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần thiết đối với HS Tiểu học. Thật vậy, trong dạy học vần đối với HS lớp 1, kiến thức mà HS chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo. Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho HS. Việc luyện tập ở đây là luyện đọc và luyện viết. Khi HS đọc thông, viết thạo có nghĩa là em đó đã hiểu được vấn đề. Để cho HS học tốt phần học vần, GV phải thường xuyên luyện viết cho các em. Bởi khi HS viết đúng vần, tiếng, từ do GV đọc có nghĩa là các em đã nắm chắc được các âm, vần trong phạm vi đã học. Để đạt được điều đó, khâu làm mẫu từ động tác rê bút đến viết các nét tạo tiếng; mẫu phải to, rõ ràng, chuẩn xác sao cho mọi HS trong lớp đều nhìn thấy được. GV cần tăng cường cho HS viết bảng con. Ngoài thời gian viết bảng con trong giờ học chính khoá, GV còn luyện tập nhiều lần trong giờ Tập viết, giành thời gian cho HS luyện tập trong lúc ôn bài cũ, trong giờ học buổi chiều. Ngoài những từ có sẵn trong SGK, GV cho HS viết thêm các tiếng ngoài bài có vần vừa học. Cho HS luyện viết càng nhiều càng tốt. Việc viết bảng con rất thuận tiện, GV có thể quán xuyến được lớp đồng thời theo dõi, giúp đỡ được HS yếu hằng ngày. Với HS lớp 1 các em rất hay quên do đó để HS lĩnh hội được kiến thức chúng ta cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Để HS học tốt phần học vần, song song với việc dùng những biện pháp trên chúng ta còn cần phải chú ý thay đổi các hình thức dạy học như: 7 sáng, nét đẹp nhân cách của các em được phát triển, tạo nền tảng bước đầu cho sự hình thành nhân cách con người của xã hội mới. * Một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan - Sử dụng đúng mục đích: sử dụng đồ dùng trực quan cần bám sát mục đích, yêu cầu của bài học. Trước khi lên lớp, việc đầu tiên mỗi GV phải làm là xác định mục tiêu, yêu cầu bài dạy. Những mục tiêu này được cụ thể hóa trong những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện ở bài học. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của bài học, GV cần khai thác triệt để các yếu tố tích cực của đồ dùng trực quan để trình bày, giảng giải và quan trọng hơn là hướng dẫn HS quan sát, để tự khai thác nội dung, kiến thức của các bài học. - Sử dụng đúng lúc: đồ dùng trực quan có thể là những đồ dùng được cấp phát hoặc do GV tự làm, HS tự chuẩn bị. Những đồ dùng này có thể đẹp hoặc không đẹp, song nó chỉ có tác dụng khi người sử dụng biết đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Chẳng hạn, khi dạy âm “ ơ ” chứa trong từ “cái nơ”, GV có thể thực hiện việc cho HS quan sát tranh vẽ hoặc chiếc nơ thật vào phần giới thiệu bài mới hay khi dạy phần từ khóa để các em dễ hình dung được kiến thức của bài học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan không đúng lúc, trình bày một cách tràn lan hoặc trong cùng một lúc, cùng một vấn đề đều có tác dụng không tốt đến quá trình tiếp thu tri thức của HS. Hoặc sau khi đã khai thác được nội dung của đồ dùng trực quan mà GV không cất đi, vẫn để trên bàn hoặc trên bảng. Lúc này, các tính năng giáo dục của đồ dùng không những không phát huy được mà còn làm phân tán sự chú ý của HS, kiến thức bài học trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. - Cách trình bày và tính thẩm mỹ: sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy học vần đối với HS lớp 1, GV cần chú ý đến cách trình bày đồ dùng trực quan. Nếu là tranh ảnh, bảng biểu cần treo ở độ cao vừa phải, vị trí giữa bảng, nếu là mô hình, vật thật cần đặt trên bàn GV (đối với mẫu vật nhỏ cần đem xuống dưới lớp để các em quan sát kỹ) với lượng ánh sáng đảm bảo cho việc quan sát. Tính thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng cần được GV chú ý. Màu sắc tranh ảnh không quá rực rỡ, không quá mờ nhạt. Đường nét, kích thước phải rõ ràng, không quá to hoặc quá nhỏ. Khi đảm bảo được các yếu tố này thì đồ dùng trực quan sẽ góp phần tích cực vào quá trình học tập, lĩnh hội, tiếp thu tri thức của các em. 9 học tập để áp dụng một cách linh hoạt trong dạy học vần, tránh tâm lý nhàm chán, không hứng thú cho các em. *Giới thiệu và thiết kế một số trò chơi trong dạy học vần Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - Mục tiêu: rèn luyện cho HS kỹ năng viết đúng, nhanh, đẹp. - Chuẩn bị: một số từ chứa vần đã học (phần chuẩn bị của GV); bảng con, phấn (phần chuẩn bị của HS). - Nội dung: cho HS nghe nhanh các từ GV đọc, sau đó viết lại những từ đó vào bảng con, gạch chân dưới vần chứa trong từ đó. - Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS trong cả lớp chơi. Thời gian chơi bắt đầu, GV đọc từ, HS viết từ nghe được vào bảng con sau đó dùng thước gạch chân dưới những vần đã được học chứa trong từ đó. Các em trong cùng bàn kiểm tra, thi đua xem bạn nào viết nhanh, bạn nào viết đúng từ, trình bày đẹp. GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, những HS tiến bộ; động viên những em có cố gắng trước lớp. - Điều kiện vận dụng: dùng trong các giờ ôn tập hoặc trong các buổi ngoại khoá; các từ GV đọc phải là những từ chứa vần các em đã học ở các bài trước đó. Trò chơi: “Thử tài đoán vật” - Mục tiêu: rèn cho HS kỹ năng nhận biết, gọi tên đồ vật gần gũi trong cuộc sống bằng cách sử dụng xúc giác, rèn kỹ năng viết, bước đầu giúp các em tìm hiểu nghĩa của từ. - Chuẩn bị: một hộp kín, bên trong có chứa các đồ vật gần gũi với HS (quyển sách, hoa quả, cái nơ, viên bi,), dải khăn bịt mắt, phấn viết bảng. - Nội dung: cho HS dùng xúc giác để đoán tên vật được tiếp xúc, miêu tả đồ vật đó cho các bạn khác đoán tên vật. - Cách thực hiện: GV chia đội (mỗi đội từ 4 đến 5 em). Mỗi đội chơi cử ra một bạn để bịt mắt. Số còn lại xếp thành hàng dọc. Khi có hiệu lệnh, HS được bịt mắt có nhiệm vụ dùng xúc giác để hình dung và đoán tên vật vừa tìm được (trong quá trình cảm nhận đồ vật, HS không được đưa đồ vật ra ngoài, dùng ngôn ngữ diễn tả, nếu trong lúc diễn tả có sử dụng từ trong tên của đồ vật thì coi là phạm quy. Sau khi bạn chơi viết tên đồ vật mới có thể cho đồ vật ra khỏi hộp). Các thành viên còn lại phải lần lượt nghe, đoán và ghi tên đồ vật lên bảng. Hết thời gian, GV cùng cả lớp kiểm tra xem mỗi đội đã đoán được bao nhiêu đồ vật, đội nào ghi đúng tên của nhiều đồ vật hơn thì đội đó chiến thắng. - Điều kiện vận dụng: áp dụng trong các giờ ngoại khoá, ôn tập, giờ ra chơi. Đặc biệt, chú ý áp dụng ở học kỳ 2 của năm học. Trò chơi: “Nhìn nhanh, viết đúng” - Mục tiêu: rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, sự nhanh nhẹn, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng viết.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc