Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1

doc 37 trang sklop1 30/01/2024 3102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
 A. PHẦN MẦ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong chương trình giảng dạy ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng một 
vai trò rất quan trọng. Nó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng 
Tiếng Việt (nghe, nói, đọc viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt 
động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác 
tư duy, củng cố cho học sinh những kiến thức sơ giản về TiếngViệt và những hiểu 
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và 
nước ngoài. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn như Tập đọc, 
Tập làm văn, Luyện từ và Câu, Chính tả, Kể chuyện. Trong mỗi phân môn lại có 
những đặc trưng riêng trong việc hình thành và phát triển tư duy. 
 Kể chuyện là phân môn học tập lý thú, hấp dẫn với học sinh Tiểu học nói 
chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Tiết kể chuyện thường được các em chờ đón, 
tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Phân môn Kể chuyện ở tiểu học 
giúp học sinh củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình 
tượng và tư duy lô gích cho học sinh, nâng cao hiểu biết của các em về đời sống.
 Thật vật, thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Từ tuổi lên ba bập 
bẹ tập nói các em đã say mê nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện. Đến tuổi mẫu giáo 
nhu cầu thích nghe kể chuyển lại tăng lên nhiều vì thế giới của những câu chuyện 
bao gồm những điều vô cùng mới lạ, hấp dẫn đối với các em. Bước vào tuổi Tiểu 
học nhu cầu đó vẫn không hề giảm mà tiếp tục được tăng lên. Chính vì vậy kể 
chuyện có một sức mạnh rất lớn trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn 
từ công cụ mà phân môn Kể chuyển sử dụng. Các câu chuyện được đưa vào giảng 
dạy cho học sinh là các tác phẩm văn học nghệ thuật có tác động lớn đến tâm hồn 
và cảm xúc của trẻ, đem lại những cảm xúc mạnh mẽ, lành mạnh, giúp cho các em 
mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, khơi gợi trí tưởng tượng, chắp cánh 
cho những ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống. Hơn nữa, được sống 
với các nhân vật trong truyện tư duy hình tượng của các em được khêu gợi và có 
điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Mặt khác giờ kể chuyện còn phát 
triển ngôn ngữ nói của học sinh. Điều đáng chú ý ở đây là tiết Kể chuyện dạy cho 
học sinh kỹ năng nói trước đám đông một cách nghệ thuật. Cần phải rèn luyện giúp 
học sinh nắm được các thủ thuật nói hấp dẫn người nghe, để có thể điều khiển 
được giọng kể hợp với từng loại truyện khác nhau.
 1 /37 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận.
 - Đề tài có nhiệm vụ khảo sát chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên 
khối 1.
 - Nghiên cứu thực trạng dạy và học Kể chuyện ở trường Tiểu học.
 - Phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia 
dạy và học phân môn Kể chuyện từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện ở lớp 1.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Nội dung chương trình phân môn Kể chuyện lớp 1. Các bài học có nội 
dung kể chuyện trong sách giáo viên, sách Tiếng Việt 1.
 - Thực trạng dạy học kể chuyện ở khối lớp 1.
 - Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy kể chuyện ở lớp 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu văn bản liên quan nhằm 
khái quát, hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài.
 - Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát hoạt động dạy, hoạt 
động của học sinh trong tiết kể chuyện. Phỏng vấn một số học sinh để nắm bắt chất 
lượng học phân môn kể chuyện.
 - Điều tra, thống kê thực trạng dạy và học phân môn Kể chuyện khối lớp 1.
 - Khảo sát chất lượng giảng dạy và sử dụng đồ dùng trong phân môn Kể 
chuyện.
 - Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm khi triển khai áp dụng một số biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy kể chuyện ở khối lớp 1.
VI. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
 - Chương trình của phân môn Kể chuyện ở lớp Một gồm 2 phần:
 + Các truyện kể trong các tiết “Ôn tập” của phần học vần (24 tuần đầu).
 + Các tiết kể chuyện trong phân phối chương trình của phần “ Luyện tập 
tổng hợp” (Từ tuần 25 đến hết tuần 35).
 + Các tiết kể chuyện trong sách giáo viên (Các tiết hướng dẫn kể chuyện 
trong sách giáo viên). 
 + Học sinh khối 1.
 + Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh 
khối 1.
 3 /37 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
trình sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn và sử dụng hợp lý, sáng 
tạo và có hiệu quả phương pháp dạy học của mình.
2. Cơ sở khoa học:
 Kể chuyện là một khái niệm vô cùng gần gũi với trẻ em nhưng để biến 
chúng thành kỹ năng cho trẻ thì quả không dễ dàng. Để đảm bảo xây dựng cho học 
sinh kỹ năng kể chuyện người giáo viên cần phải nắm vững những cơ sở khoa học 
của việc dạy kể chuyện. 
2.1. Thế nào là kể chuyện ?
 Để hiểu đúng thuật ngữ này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem thế nào là 
“ Kể” thể nào là “chuyện”?.
 Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì “Kể” là “nói một cách có 
đầu có cuối cho người khác nghe những điều tai nghe mắt thấy”. Còn “chuyện” là 
“ sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gì đó”. Như vậy “Kể chuyện là một 
phương thức tự sự, một phương thức biểu đạt để kể lại các chuyện.” với phương 
pháp này chúng ta đều có thể tạo nên các truyện - một thể loại văn học tự sự.
 Do đó, chúng ta có thể hiểu Kể chuyện là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu 
âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa nhất định. Dưới góc độ giao tiếp thì Kể 
chuyện là một hoạt động giao tiếp mà ở đó có người phát, người nhận. Nội dung 
thông tin là toàn bộ các sự việc xảy ra trong đời sống của con người.
2.2 Đặc điểm của kể chuyện:
 Như chúng ta đã biết, đặc điểm đầu tiêu của kể chuyện là phải có cốt truyện 
để kể. Truyện ở đây có thể xem là những sự việc có diễn biến và các ý nghĩa của 
truyện.
 Đối với “ những sự việc có diễn biến”, thành phần thứ nhất của truyện chỉ 
đóng vai trò phương diện, còn ý nghĩa của truyện mới là cái đích của câu chuyện 
đó. Bởi lẽ, những sự vật, sự việc, nhân vật hay tình tiết... trong truyện có thể có 
thật song cũng có thể do hư cấu; còn ý nghĩa thực hiện của truyện thì luôn gắn liền 
với niềm tin, lí tưởng đạo đức và quan điểm của thời đại. Như vậy, để đánh giá một 
câu chuyện là hay hoặc dở chúng ta cần căn cứ vào ý nghĩa cuộc sống mà nó mang 
đến cho người thưởng thức.
 Đặc điểm thứ hai của kể chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào cách dẫn dắt của 
người kể. Kể chuyện là một dạng độc thoại mang tính nghệ thuật nên sự thành 
công của công việc kể chuyện phụ thuộc rất nhiều vào người kể. Điều đó thể hiện 
qua việc sắp xếp các tình tiết của truyện, cách mở đầu và kết thúc câu chuyện, cách 
lựa chọn ngôi kể, chi tiết tình huống.... Hơn nữa người kể chuyện phải biết sắp xếp 
 5 /37 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
ra các ngôn bản, dựa vào đó người ta xây dựng quy trình kể chuyện thông qua 4 kỹ 
năng cơ bản.
 - Phân tích đề (yêu cầu kể)
 - Tìm ý, lập dàn ý
 - Dùng từ đặt câu để nói
 - Kiểm tra, phát hiện, sửa lỗi sai
 Các nhân tố giao tiếp được xác định trong bước phân tích đề sẽ quyết định 
tới việc thực hiện những kĩ năng kể chuyện tiếp theo. Chỉ cần thay đổi một trong 
các nhân tố có ở đề bài thì chúng ta sẽ nhận được những câu chuyện khác hẳn. 
Chính vì vậy khi dạy học kể chuyện ở tiểu học giáo viên cần phải tính toán, cân 
nhắc đến các nhân tố giao tiếp.
 7 /37 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
 - Giúp học sinh nhớ và kể lại được câu chuyện
 - Góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, 
rèn luyện tư duy lô gic, tư duy hình tượng cho học sinh. 
 - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách, đem lại những xúc 
cảm thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh.
2.3 Nội dung chương trình phân môn kể chuyện lớp 1:
 - Nội dung chương trình kể chuyện lớp 1 được chia ra làm 2 phần:
1) Phần 1: Được dạy kết hợp trong các bài “Ôn tập” của phân môn Học vần. 
 + Ở giai đoạn này phần kể chuyện theo tranh nhằm giúp nội dung học tập 
của học sinh thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tên truyện gắn với những âm, 
vần học sinh đã học.
2) Phần 2: Phần “Luyện tập tổng hợp”.
 Ở giai đoạn này học sinh tiếp tục được rèn kĩ năng nghe, nói thông qua tiết 
kể chuyện. Việc dạy kể chuyện ở giai đoạn này dựa trên các văn bản tự sự. Cuối 
mỗi tuần có 1 một câu chuyện. Các văn bản truyện dùng để kể chuyện được biên 
soạn lại sao cho phù hợp đối với học sinh lớp 1. Đó là những câu chuyện dễ hiểu, 
gắn với các tình tiết đơn giản, độ dài dao động khoảng từ 120 đến 300 chữ. Văn 
bản truyện không được in trong sách giáo khoa chỉ in trong sách giáo viên, dùng 
cho giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị trước khi dạy tiết kể chuyện. Sách giáo khoa 
của học sinh chỉ thể hiện: 
 + Hoạt động của thầy và của trò trong tiết kể chuyện.
 + Các tranh minh hoạ tình tiết chính của truyện kèm theo các câu hỏi gợi ý 
dưới tranh. Câu hỏi gợi ý dưới tranh là cơ sở giúp học sinh dựa vào đó để tập kể 
lại từng đoạn truyện -> tiến tới tập kể toàn bộ câu chuyện.
 Qua nghiên cứu chương trình SGK Tiếng Việt lớp 1, sách giáo viên lớp 1 tôi 
nhận thấy chương trình SGK, SGV có những ưu điểm và hạn chế sau:
 *Ưu điểm:
 - Sách giáo khoa có tranh ảnh đẹp, màu sắc tươi tắn phù hợp với học sinh 
lớp1.
 - Các câu chuyện (tên truyện) chứa vần, tiếng, từ học sinh đã được học. 
 - Các văn bản kể chuyện được lựa chọn phù hợp với học sinh lớp 1, thường là 
những câu chuyện có các tình tiết đơn giản hấp dẫn học sinh. Thông qua các câu 
chuyện giáo viên giúp học sinh bước đầu mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh, 
rung động trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của con người. Mục đích 
của các câu chuyện nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảm và thái độ đúng 
 9 /37 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện cho HS lớp 1.
 - Tranh ảnh minh hoạ truyện có màu sắc tươi tắn nhưng 1 số tranh minh hoạ 
trong một số truyện chưa thống nhất với nội dung truyện, chưa thể hiện rõ tình tiết 
chính của câu chuyện.
 Ví dụ 1: Truyện “Chuột đồng và chuột nhà” - Sách Tiếng Việt tập 1. Màu sắc 
minh hoạ 2 con chuột “ Chuột đồng và Chuột nhà” không rõ khi kể giáo viên rất 
khó hướng dẫn học sinh phân biệt: đâu là con Chuột đồng, đâu là con Chuột nhà.
 Ví dụ 2: Niềm vui bất ngờ
 Nội dung truyện trong sách giáo viên được chia làm 3 đoạn nhưng tranh 
minh hoạ lại có 4 tranh. Tranh lại chưa minh hoạ được tình tiết chính của truyện.
 + Tranh 1: Cô giáo dẫn các cháu đi ngang qua Phủ Chủ Tịch (phù hợp) 
 + Tranh 2: Tình tiết chính của truyện là Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi vào 
thăm nhà và dẫn các cháu đi thăm vườn hoa, ao cá. Tranh in trong sách như vậy 
chưa thể hiện được vì phía trước Bác là anh cán bộ.
 + Tranh 3: Minh hoạ tình tiết Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu nhi (tranh thể 
hiện chưa rõ) 
 + Tranh 4: Cảnh chia tay (hình ảnh không rõ, chưa thể hiện được cảnh các 
cháu và cô giáo đưa đôi bàn tay bé xíu lên vẫy chào Bác).
 Tóm lại: Với các bức tranh minh hoạ như vậy giáo viên gặp rất nhiều khó 
khăn trong quá trình dạy kể chuyện.
 b) Sách giáo viên 
 - Đối với sách giáo viên tôi nhận thấy phần hướng dẫn giáo viên tiến hành 
chuẩn bị một tiết kể chuyện, đặc biệt là phần kể chuyện ở giai đoạn 1 rất đơn giản, 
chưa gợi ý được cho giáo viên tình tiết chính (trọng tâm) của từng đoạn truyện, 
giọng kể hay một số câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu truyện để giáo viên có một 
điểm tựa dựa vào để soạn giảng tiết kể chuyện được tốt.
 c) Về đồ dùng học tập 
 Để giúp giáo viên thực hiện tốt phong trào “ Đổi mới phương pháp dạy học, 
nâng cao chất lượng giáo dục” Đảng và nhà nước, Bộ giáo dục Đào tạo, Ban giám 
hiệu các nhà trường đã đầu tư cho giáo viên rất nhiều đồ dùng học tập như tranh 
ảnh, máy vi tính, máy đa vật thể.... để giáo viên, học sinh tiếp cận với công nghệ 
thông tin. Tuy nhiên tranh ảnh để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Kể chuyện chưa 
nhiều, thiếu gần như hoàn toàn các truyện ở giai đoạn 1. Trang phục, phục trang 
dụng cụ dùng để hướng dẫn học sinh tập kể phân vai hầu như không có. Mặt khác 
các tranh minh hoạ cho các văn bản truyện dạy trong chương trình kỳ II trong bộ 
đồ dùng cung cấp được in có phần không thống nhất với tranh minh hoạ trong sách 
 11 /37 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc