Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình theo hướng mở mang lại nhiều ý nghĩa cho nền giáo dục. Đó là tạo ra sự cạnh tranh giữa các tác giả viết sách giáo khoa, từ đó chất lượng của sách được nâng cao, bảo đảm định hướng thống nhất về những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường và giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp [2]. Nghĩa là sách giáo khoa chỉ là một kênh tài liệu chính để tham khảo, nhà trường, giáo viên có quyền chủ động trong việc lựa chọn bài dạy cũng như là phương pháp dạy học. Đối với những người làm công tác giáo dục, vấn đề lựa chọn sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với mỗi chương trình là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra để nhằm nâng cao chất lượng cho giáo dục đào tạo nói chung và dạy học nói riêng. Đối với chương trình giáo dục Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng và cần thiết nhất. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, năng lực tính toán, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh một công cụ để học tập các môn học khác. Học tốt môn Tiếng Việt là điều kiện, là cơ sở để học tốt các môn học khác. Theo chương trình giáo dục mới, mục tiêu của các môn học nói chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt nói riêng cũng có những điểm mới so với chương trình giáo dục cũ. Đối với chương trình giáo dục cũ, mục tiêu của chương trình và các môn học hướng tới là hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ, chú trọng nhiều đến việc cung cấp kiến thức “học để biết gì”. Còn mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 thì chú trọng vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của người học, tập trung nhấn mạnh “học xong không những biết gì mà còn làm được gì?”[1]. Trong môn Tiếng Việt, ngoài những năng lực chung cần bồi dưỡng cho học sinh như: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, môn Tiếng Việt đặc biệt chú trọng vào việc bồi dưỡng các năng lực đặc thù, đó là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học [2]. Việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho học sinh được chú trọng ở cả bốn năng lực đọc, viết, nói và nghe. Chúng ta đều biết, lớp 1 là lớp đầu cấp nên việc dạy Tiếng Việt cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo nền tảng, tiền đề để các em tìm tòi, phát hiện kiến thức trước mắt cũng như trong tương lai. Ở lớp 1, các em phải học tốt Tiếng Việt thì khi chuyển sang học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của các môn học khác, thuận lợi cho việc học tập sau này. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018. Việc đổi mới phải mang tính đồng bộ cả về người dạy, người học, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy cũng như phương triện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học thì mới mang lại hiệu quả và chất lượng dạy học. Nghĩa là để đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo chương trình mới, chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy và đi kèm với đó là cần phải đồng bộ đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cũng như phải có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của người dạy và người học. Trước thực trạng trên, bài viết của chúng tôi đi vào đề cập tới một số biện pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của chương trình mới. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu “một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới”. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1- SÁCH GIÁO KHOA MỚI 2.1. Sử dụng trò chơi học tập hay chơi để gây hứng thú, tạo tâm thế vào bài học mới (trò chơi hái táo, lật mảnh ghép, ô cữa bí mật,..) Để đạt hiệu quả trong việc tổ chức trò chơi Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, cần phải đọc tài liệu, sách báo, tạp chí, có liên quan đến bài học. Chính sự nghiên cứu, tìm tòi ở tài liệu sẽ giúp tiết học sử dụng trò chơi đạt kết quả tốt hơn. Bước 2: Chọn trò chơi Việc lựa chọn trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lớp 1 phải đáp ứng yêu cầu của mục đích dạy học, phải lựa chọn các thời điểm thích hợp để tổ chức các trò chơi học tập. Các thời điểm thích hợp có thể là ở bước Khởi động để củng cố kiến thức bài cũ và kích thích hứng thú của các em sẵn sang tâm thế bước vào học bài mới; ở bước Khám phá – hình thành kiến thức mới, hoặc sử dụng ở bước Vận dụng, củng cố kiến thức. Việc tổ chức trò chơi sẽ kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, tránh được không khí căng thẳng trong giờ học. Việc lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với học sinh. Bước 3: Xây dựng và thiết kế trò chơi - Xác định được nhiệm vụ học tập của trò chơi đây chính là nội dung trò chơi. Tức là khi chơi trò chơi này xong, học sinh phát triển được gì về phẩm chất và năng lực. - Lựa chọn các hoạt động của trò chơi: Dựa vào nội dung kiến thức, nhiệm vụ học tập xác định và điều kiện của trường lớp về phương tiện sử dụng trò chơi, ví dụ như máy chiếu, bảng phụ từ đó lựa chọn, thiết kế trò chơi phù hợp. - Xác định luật chơi của trò chơi: Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ học tập, hành động chơi, phương tiện sử dụng và kết quả chơi của trò chơi. Luật chơi phải biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, nói rõ số lượng thành viên tham gia và cần phân biệt rõ ràng cho học sinh những việc phải làm và những việc không được làm trong quá trình chơi. - Đặt tên trò chơi: Tên trò chơi cũng là một yếu tố quan trọng, tên trò chơi là điều tiên quyết quyết định đến tính hấp dẫn của trò chơi, kích thích sự tò mò, tạo hứng thú của các em. Do đó, việc lựa chọn tên cần đơn giản, dễ hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ học tập, hành động chơi. Ví dụ như: Lật mảnh ghép, đào vàng, hái táo, 2.1.3.2. Tổ chức chơi và đánh giá kết quả chơi Có thể nói rằng, tổ chức trò chơi học tập chính là hình thức vận động có chứa nội dung học tập, chúng gắn liền với hoạt động của giáo viên giúp giáo viên hoàn thành được nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đặt ra. Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập đòi hỏi giáo viên có nghệ thuật sư phạm, có năng lực sư phạm hiểu được hứng thú cũng như ý tưởng của học sinh, có kĩ năng hành động cùng học sinh, và biết cách hướng học sinh tới những ý tưởng mới. Cũng không nên biến một giờ học thành một giờ chơi mà chơi là phục vụ cho việc học. Do vậy, việc tổ chức trò chơi học tập có thể được tổ chức theo các bước sau: * Chuẩn bị chơi: Lập kế hoạch tổ chức chơi thực hiện những nhiệm vụ sau: xác định mục đích, yêu cầu; lựa chọn nội dung trò chơi học tập và hình thức tổ chức chơi; lựa chọn các biện pháp và các phương tiện tiến hành các hoạt động của giáo viên và học sinh trong trò chơi; chuẩn bị phương tiện hoặc đồ dùng học tập phục vụ cho trò chơi. * Hướng dẫn trò chơi: gây hứng thú của học sinh đến trò chơi bằng những lời đề nghị, tạo các tình huống, những câu đố, câu thơ...; phổ biến nội dung, luật chơi và cách tiến hành: Giáo viên Trò chơi này có thể thực hiện ngay sau mỗi bài học âm, vần mới với mục đích là giúp học sinh tạo tiếng mới có chứa âm, vần vừa học. Trò chơi này giúp học sinh mạnh dạn hơn, tập trung chú ý cao hơn và bắt buộc thành viên nào trong lớp cũng tự tìm cho mình một tiếng mới chứa âm, vần mới vừa học. Cách tiến hành như sau: Mời cả lớp đứng dậy, gọi 1 bạn lên bảng làm quản trò, quản trò nói to yêu cầu: “Tìm tiếng mới chứa vần anh, vần ach?” và hô to: “Bắn tên, bắn tên!”. Mình bắn bạn A. Bạn A tìm tiếng mới chứa vần anh, ach. Sau khi bạn A tìm được tiếng mới thì bạn A có quyền bắn tên bạn nào bất kỳ trong lớp, tương tự như vậy đến khoảng 5 bạn. Sau đó giáo viên đưa ra nhận xét, tuyên dương cả lớp để tạo hứng thú, động lực cho học sinh. Đây cũng là một hình thức giải trí giữa tiết học đông thời rèn luyện kỹ năng cho học sinh. 2.2.Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những yêu cầu và điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Tất cả các trường đã chuẩn bị các điều kiện để thực hiện. Lớp học đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học, 100% lớp 1 đã có máy chiếu và màn hình chiếu, đồ dùng dạy và học cho lớp 1 tương đối đầy đủ. Đó là một thuận lợi rất lớn cho nền giáo dục hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh, gây được hứng thú của các em, đồng thời giúp các em tiếp nhận tri thức hiện đại. Để dạy môn Tiếng Việt, giáo viên có thể sử dụng nhiều tranh ảnh, trò chơi, bài hát cuối hoặc giữa tiết trong tất cả các tiết học hình thành âm, vần mới. Những yếu tố này nếu được chuyển tải bằng các tính năng của công nghệ thông tìn thì mới phát huy hết được cái hay, cái đọc đáo của nó. Chẳng hạn, khi không có phần mềm PowerPoint, học sinh chỉ quan sát chữ mẫu giáo viên viết lên bảng. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin, từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút mà không bị che khuất như cô viết mẫu hoặc chỉ. Ví dụ: Bài: ng – ngh. Lần 1: giáo viên cho xuất hiện cả hai chữ để học sinh so sánh - Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực về sáng tạo và ngôn ngữ. 2.3.3. Cách thức lựa chọn, thay đổi ngữ liệu Đối với học sinh lớp 1 thì yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng nên các từ ngữ, ngữ liệu cũng phải đi kèm với hình ảnh, vì vậy giáo viên phải linh hoạt trong việc chọn ngữ liệu nào, hình ảnh nào cần dạy cho học sinh . Để thay thế ngữ liệu phù hợp thì giáo viên cần phải chọn lọc thật kỹ càng. Ngữ liệu đó phải đáp ứng kiến thức, nghĩa là có chứa âm vần của bài học, đáp ứng về mặt nhận thức của học sinh, gần gũi với đời sống của học sinh trong từng vùng miền. Với học sinh tiểu học, ngữ liệu cần đơn giản, trong sáng và dễ hiểu. Biện pháp lựa chọn và thay thế ngữ liệu có thể được thực hiện qua các bước sau: - Khảo sát các ngữ liệu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 và phân tích, đối chiếu với sự hiểu biết và vốn sống của học sinh ở vùng miền mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Nếu không phù hợp giáo viên có quyền tìm ngữ liệu thay thế. - Tím kiếm ngữ liệu thay thế phải đáp ứng về mặt kiến thức, nghĩa là có chứa âm, vần của bài học, đáp ứng về mặt nhận thức của học sinh, gần gũi với đời sống của học sinh trong từng vùng miền. Với học sinh tiểu học, ngữ liệu cần đơn giản, trong sáng và dễ hiểu. - Thông qua tổ chuyên môn để thống nhất ý kiến và quyết định làm ngữ liệu chung cho một khối lớp ngay trong một trường; - Thông báo tới phụ huynh để phụ huynh biết, phối hợp với phụ huynh trong quá trình học tập của các em đạt được hiệu quả - Tiến hành sử dụng ngữ liệu: Khi chọn thay thể một ngữ liệu nào đó, thì giáo viên có thể in ngữ liệu mới, kẹp vào sách có bài học rồi dạy theo ngữ liệu mới cho cả lớp, đồng thời nhắn đến nhóm lớp cho phụ huynh được biết. Đối với các em học tốt, giáo viên vẫn nên khuyến khích đọc cả hai phần ngữ liệu nhằm phát triển vốn từ cho các em, đó cũng là một ưu điểm cho việc thay đổi ngữ liệu. Còn đối với các em gặp khó khăn trong việc đọc thì chỉ cần học theo ngữ liệu mới. Khi chọn thay thể một ngữ liệu nào đó, thì ngữ liệu đó phải chứa đơn vị ngôn ngữ cần dạy trong bài học (âm, vần và tiếng,..), đồng thời phải chú ý ngữ liệu đó biểu thị những sự vật hiện tượng gần gủi với sự hiểu biết và vốn sống của học sinh. Ví dụ đối với một số hình ảnh khó như “cầm sâm”, giáo viên có thể giải thích qua và cho học sinh quan sát hình ảnh con cầm sâm trong sách giáo khoa để học sinh có thể biết và phân biệt được với những loài vật tương tự. Bên cạnh đó giáo viên có thể thay đổi hình ảnh “cầm sâm” bằng hình ảnh “mâm cổ” là một hình ảnh khá gần gũi với các em học sinh nên phát huy tính tích cực của học sinh trong việc nói, dễ dàng nhận diện được tiếng mới và phát hiện được âm mới, từ đó có thể phát triển được nhiều tiếng mới hơn. Khi khảo sát bộ sách Tiếng Việt 1 sách Cánh Diều, tôi thấy có sử dụng một số từ ngữ là phương ngữ của miền Nam. Chẳng hạn như từ “nhá”, “vô”,.. Tuy nhiên đây là những phương ngữ thông dụng và tiếp nhận rất nhẹ nhàng bởi sách giáo khoa làm cho cả nước thì không thể tránh khỏi sử dụng phương ngữ. Với những từ này, giáo viên có thể dạy như bình thường, đồng thời giải thích, đưa từ ngữ cùng nghĩa mà người miền Bắc hay dùng để các em hiểu nghĩa và học được thêm từ vựng. 4. KẾT LUẬN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx