Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1

docx 17 trang sklop1 01/02/2024 2400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1
 Tên Sáng kiến: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1”
 Tác giả : Trần Thị Duyên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tân Thành
 I. Phần mở đầu:
 1. Lời mở đầu :
 Môn Tiếng Việt ở lớp 1 hình thành bốn kĩ năng: đọc - viết - nói - nghe cho 
học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng đọc rất quan trọng vì đó là kết quả cả một 
quá trình học tập, nhận biết được các âm, vần, tiếng, từ, câu và tiếp đến sẽ đọc các 
bài văn, bài thơ đồng thời hiểu nội dung bài đọc. Khi các em đọc đúng thì mới viết 
đúng, bài chính tả sẽ ít lỗi hơn, diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp các em tự 
tin hơn trong giao tiếp. Ngay từ đầu lớp 1, việc học môn Tiếng Việt theo chương 
trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn 
Tiếng Việt, là môn có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1. Bộ sách “Chân 
trời sáng tạo” đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với 
bộ sách giáo khoa trước đây. Mỗi bài học được xây dựng theo từng chủ đề rất cụ 
thể. Vì vậy giáo viên từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, cụ 
thể là rèn đọc cho các em trong môn Tiếng Việt tạo điều kiện học tốt các môn học 
khác có trong chương trình.
 2. Lý do chọn đề tài:
 Kỹ năng đọc rất quan trọng, vì đọc tốt sẽ giúp các em hiểu nội dung bài đọc, 
phát triển tư duy, cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, mặt 
khác hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Ở lớp Một các em 
được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ 
học vững vàng, học tốt hơn. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số 
biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một”.
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 *Phạm vi nghiên cứu : Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 .
 *Đối tượng nghiên cứu: Rèn đọc cho học sinh lớp 1/2 Trường Tiểu học Tân tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thao giảng, chuyên đề thảo luận về chuyên 
môn rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc 
giảng dạy.
 - Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ đồng 
nghiệp. Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì 
học sinh thân yêu.
 - Các em được học 2 buổi/ ngày, phòng học trang bị đầy đủ cơ sở vật chất 
để phục vụ cho việc học tập của các em. Đa số các em học sinh rất ham tìm tòi 
hiểu biết, ngoan và có ý thức tốt.
 - Sĩ số học sinh bình quân mỗi lớp 31 em thuận lợi trong việc giảng dạy.
 - Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh.
 - Chương trình và sách giáo khoa lớp Một có sự lựa chọn các nội dung cơ 
bản, hiện đại trong từng lĩnh vực học tập, bước đầu thực hiện tích hợp trong từng 
môn học và giữa các môn học có nhiều mối quan hệ với nhau do đó đã tinh giảm 
được các nội dung giáo dục, kênh hình và kênh chữ rõ ràng, đẹp.
 b . Khó khăn :
 - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát 
triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em phát triển chậm về trí nhớ, học 
trước quên sau, chậm nhớ, mau quên, chưa tập trung trong giờ học.
 - Học sinh đọc theo quán tính, đọc dựa vào hình ảnh (học vẹt, học thuộc 
lòng mà không nhớ mặt chữ )
 - Còn một phần không ít cha mẹ học sinh còn bộn bề lo toan cuộc sống, 
không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa phối 
hợp tốt cùng giáo viên nhắc nhở các em đọc bài ở nhà.
 III/ Các biện pháp
 1. Tác động giáo dục Đọc theo nhóm Thi đua đọc theo tổ
 2.Sử dụng đồ dùng dạy học một cách đa dạng, linh hoạt, phù hợp, hiệu 
quả.
 - Đồ dùng dạy học là phương tiện vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm 
giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Từ chỗ tận mắt 
các em nhìn, tự tay các em thực hành dẫn đến các em chiếm lĩnh kiến thức một 
cách tự giác, hứng thú, không bị áp đặt, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn đồng 
thời giúp các em thấy được kiến thức toán học có mối quan hệ chặt chẽ với thực 
tiễn, tạo cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
 - HS phải được quan sát vật thật, tranh ảnh...và cả việc làm mẫu của giáo 
viên.
 Vỉ dụ : Khi dạy bài âm “e, ê
 Bước 1: Quan
 sát tranh
 Bước 2: Nêu những gì em nhìn thấy trong bức tranh
 Bước 3: Rút
 được âm cần đọc, viết 
 trong bài e, ê
 Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi - Giáo viên cho HS xem tranh ảnh hoặc vật thật để 
 rút ra từ khoá và câu
ứng dụng
 nải chuối trái bưởi
 - Đối với vần khó hay nhầm lẫn như vần uôm, ươu, oach... Các em phải 
nghe giọng đọc kết hợp nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm, hình ảnh hoặc 
vật thật. Đồ dùng dạy học tự làm
 Đồ dùng dạy học tự làm
 3. Phân tích tổng hợp:
 - PP này được sử dụng trong dạy Học vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn 
ngữ theo các cấp độ: âm - vần - tiếng - từ
 * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi
 - Phân tích cấu tạo vần uôi - HS ghép vần - đánh vần - đọc trơn vần.
 - Ghép tiếng chứa vần uôi, ươi : chuối - HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc 
trơn.
 - Đọc từ khoá: nải chuối
 * Tác dụng: HS tự ghép vần tiếng và phân tích nên nắm chắc chắn bài học, tiếp 
thu kiến thức có hệ thống .
 4. Thực hành giao tiếp:
 - PP này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của giáo viên và sự trả lời của 
HS để tìm ra tri thức mới.
 - Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn tập trung nội dung kiến thức - Khi sử dụng PP này làm cho tiết học sinh động, duy trì được hứng thú của HS. 
Các em được học tập một cách chủ động tích cực.
 Do đặc trưng tâm lí lứa tuổi, học sinh lớp 1 đặc biệt hào hứng với các trò chơi. 
Nắm được điều này, giáo viên có thể động viên học sinh chủ động, tự giác học bài 
thông qua các trò chơi học tập. Đây là dạng hoạt động học tập được tiến hành thông 
qua các trò chơi có mục đích hình thành kĩ năng Tiếng Việt. Có thể tổ chức cho học 
sinh chơi sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập) hoặc sau khi luyện tập. Tùy theo bài 
học và mục đích “chơi”, giáo viên tổ chức hoạt động chơi của học sinh một cách linh 
hoạt. Trong quá trình chơi, các em có thể sử dụng đồ dùng dạy học, lời nói hay thao 
tác của tay, chân... để chơi một số trò chơi như đố chữ, thi tìm đúng, nhanh âm- vần 
vừa học, thi ghép vần, hái quả, hái hoa dân chủ, ong tìm hoa, thỏ tìm nhà, ...
 Trò chơi học tập góp phần làm cho giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của 
học sinh .Qua trò chơi, các em được học tập một cách chủ động, tích cực.
 * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi
 Trò chơi : Ong tìm hoa
 - HS chơi tiếp sức 3 tổ để đính những chú ong chứa tiếng có vần uôi, ươi
vào bông hoa mang vần uôi, ươi.
 Trò chơi tiếp sức: “Ong tìm hoa”
 * Tác dụng: HS nhận diện được tiếng chứa vần uôi, ươi, nắm chắc chắn bài học, 
tiếp thu kiến thức một cách tích cực, lớp học sôi nổi, HS tự tin tham gia trò chơi.
 6. Rèn cho học sinh đọc âm, vần, tiếng, từ, câu. khởi, các em tham gia sôi nổi nhiệt tình.
 - Rèn đọc câu: HS nắm vững, nhớ được các âm, vần, ghép được tiếng, từ thì 
các em sẽ nhớ được mặt chữ đọc đúng và nhanh các câu thơ, câu văn trong bài.
 Bài “Thăm quê” ( trích 1 khổ thơ đầu) trang 138 - tập 1
 “Em về / thăm nội
 Thăm ông / thăm bà
 Sum vầy / cô bác
 Sau ngày / cách xa.”
 Bài “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh”- trang 118 - tập 2
 “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh / còn có tên là / Bưu điện Trung tâm Sài 
Gòn”
 Như vậy: đọc câu suông sẻ hơn, giúp học sinh dễ nhớ và đọc tốt. Từ đó xây 
dựng được học sinh thói quen phân tích câu và hiểu nghĩa của câu, biết cách dùng từ.
 GV thường xuyên tạo cơ hội cho HS được chia sẻ với người thân về kiến thức 
đã được học trên lớp áp dụng vào cuộc sống thực tế ở nhà:
 VD: Bài uôi - ươi, sách TV, tập 1, trang 158
 Phần trò chơi, GV yêu cầu HS đọc lại các từ chứa tiếng có vần uôi-ươi.
 7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Tiếng Việt
 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có rất nhiều kênh hình, đoạn clip nên việc thiết 
kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ 
giúp học sinh khắc sâu hơn. Các hoạt động trong bài có thể dùng hình ảnh phù hợp để 
minh họa cho đề bài. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, 
tiếng vỗ tay, .. .để thu hút sự chú ý của học sinh. Khen thưởng học sinh có tiến bộ
 IV. Phần kết luận:
 l.Hiệu quả mang lại của sáng kiến:
 Qua thời gian vận dụng các biện pháp rèn đọc trên vào môn Tiếng Việt, 
chúng tôi thấy chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, học sinh 
tiếp thu kiến thức một cách chủ động, các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn, tích 
cực tham gia học tập hơn, các tiết học lúc nào cũng sôi nổi, nhẹ nhàng, đạt hiệu 
quả tốt. Đến nay, tất cả các em đều thích học môn Tiếng Việt và học tập ngày càng 
tiến bộ, số lượng học sinh hoàn thành tốt tăng lên, học sinh chưa hoàn thành giảm 
xuống đáng kể, giảm thiểu số học sinh đánh vần và chưa đọc được.
 Qua quá trình giảng dạy tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các biện pháp 
trên vào giảng dạy. Tôi thấy chất lượng giảng dạy của bản thân được nâng lên và 
có hiệu quả rõ rệt với học sinh, kết quả học tập của học sinh được đánh giá là có 
tiến bộ rõ rệt.
 - Học sinh chủ động tiếp thu được kiến thức, đọc lưu loát hơn, hình thành kỹ 
năng nghe viết tốt ở mỗi học sinh.
 - Qua việc rèn đọc cho học sinh với những biện pháp nêu trên giúp cho học 
sinh lớp tôi đạt được kết quả như sau : dưỡng, rèn luyện cho học sinh.
 - Trong từng bài dạy giáo viên phải xác định rõ năng lực, phẩm chất mà học 
sinh cần đạt được qua kế hoạch bài dạy.
 - Khi giảng dạy thì giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, đổi mới 
phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, khen ngợi và động viên học 
sinh có tiến bộ để các em ham thích đọc bài.
 - Luôn có sự đồng hành, phối kết hợp của Cha mẹ học sinh.
 Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 đã được vận dụng 
và đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sự 
giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Ngày 27 tháng 2 năm 2023
 Người viết
 Trần Thị Duyên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx