Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Phú Cát

docx 20 trang sklop1 23/02/2024 2330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Phú Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Phú Cát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Phú Cát
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CÁT
 ____ộộộ_______
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC
 CHO HỌC SINH LỚP 1
 Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt
 Cấp học : Tiểu học
 Tên tác giả : Đỗ Thị Thu Hằng
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Phú Cát
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC: 2020-2021 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hình 
thành 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, việc 
học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 (Thông 
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018) đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng 
của môn học này bởi nó chiếm 420 tiết/năm học. Là môn học có số tiết nhiều nhất 
trong các môn học chính ở lớp Một. Điều này đã chứng tỏ môn Tiếng Việt đang 
được chú trọng.
 Trong đó kĩ năng đọc là sự khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ 
mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nhất là đối với học sinh lớp 1, 
lớp đầu cấp việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng. Nếu kĩ năng đọc 
được rèn luyện tốt, các em sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, 
hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các 
lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác, giúp các em học tốt hơn các môn học 
khác. Mặt khác, ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo thì khi lên các lớp trên 
các em sẽ học tốt và tích cực trong học tập hơn.
 Nhưng một nỗi vất vả cho mỗi thầy cô dạy lớp 1 là đối tượng học sinh vừa 
mới đến trường còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều em chưa nắm vững được chữ cái, do ảnh 
hưởng của đại dịch Covid-19 nên các em không học tuần đầu làm quen như các 
năm trước. Không những vậy, năm học 2020 - 2021 thực hiện chương trình giáo 
dục tổng thể thay đổi về chương trình sách giáo khoa lại là một thách thức đối lớn 
với giáo viên và các em. Bên cạnh đó sách Tiếng Việt trong bộ sách Cùng học và 
phát triển năng lực năm học (2020 - 2021) tập trung nhiều vào các hoạt động học 
tập của học sinh. Chính vì vậy nếu các em không được quan tâm, rèn luyện thì 
chất lượng học tập của các em sẽ không cao. Theo tôi, để nâng cao chất lượng học 
sinh phải giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ lớp 1. Mà đa số các 
em chưa đọc tốt đều do chưa thuộc kĩ âm, vần, chưa đọc thông, viết thạo cho nên 
việc giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt hơn rất quan trọng. Đó là lí do tôi chọn: 
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu và áp dụng vào 
thực tế lớp tôi chủ nhiệm, mong muốn các em đều đọc tốt, có nền móng cơ bản 
để học các lớp trên.
II. THỜI GIAN, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
 Từ tháng 9 năm 2020 đến ngày 5/5/2021. PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
I.CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1:
1. Đặc điểm chung của địa phương.
 Năm học 2019- 2020 chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên nửa học kì 
II học sinh không đến trường học Mầm non mà học sinh học online ở nhà. Do đặc 
điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em còn quá nhỏ, chưa nhận thức được việc học nên 
phần nắm bắt, nhận diện chữ cái của các con còn nhiều hạn chế. Hơn nữa Phú Cát 
lại là một trong những xã khó khăn của huyện Quốc Oai, đa số học sinh là con em 
thuộc vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, phụ 
huynh chưa có đủ điều kiện và chưa có sự quan tâm đến việc học của con em. 
Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao và kịp 
thời của chuyên môn nhà trường, tổ khối, đã vận động, huy động để các em đến 
lớp đều có đủ đồ dùng học tập, đặc biệt là những em học sinh còn đọc chưa tốt, 
giúp các em có cơ hội rèn luyện việc đọc của mình nhiều hơn.
2. Đặc điểm chung của lớp 1A.
 - Tổng số lớp là 31 em, trong đó có 15 nữ, khuyết tật 2 em.
 - Học sinh chưa quen với môi trường học tập ở trường Tiểu học, còn rụt 
rè.
 - Cơ sở vật chất còn thiếu. (Chưa có bộ đồ dùng Tiếng Việt dành cho học 
sinh)
3. Khảo sát sự nắm bắt, nhận diện chữ cái của học sinh đầu năm học.
 Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp 1A Trường Tiểu 
học Phú Cát với nội dung sau :
 *Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái đã học trong trường Mầm non.
 Không biết Nhận biết hết
 Lớp 1A chữ cái nào Biết 10-15 chữ
 Biết 5-10 chữ
 31 học sinh 9 11 6 5
 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện chưa chắc chắn, chính xác bảng chữ cái 
quá thấp nên dẫn đến kết quả học tập của học sinh sẽ không cao. Một trong những 
lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình, các em chưa chăm + Nét cong kín
 + Nét khuyết trên
 + Nét khuyết dưới
 + Nét thắt
 + Nét khuyết, có nét thắt ở giữa.
 * Nhược điểm:
 Sau bài học, các em có thể đọc, viết được các nét trên tuy nhiên các em vẫn 
hay bị nhầm giữa các nét: nét xiên phải và nét xiên trái, nét móc xu ôi và nét móc 
ngược, không những vậy khi các em học sang bài tiếp theo, tôi hỏi lại kiến thức 
bài cũ một số em còn không nhớ được tên gọi một số nét như: Nét cong hở trái, 
nét móc xuôi, nét thắt, nét móc hai đầu, phải chăng trong bài dạy tôi chưa giúp 
các em khắc sâu được đặc điểm của từng nét?
 *Cách làm mới:
 Nhận thức được tồn tại trong những năm học trước khi hướng dẫn các em 
học các nét cơ bản, năm học 2020- 2021 chỉ ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, 
tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và 
cách viết các nét chữ đó. Tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần 
giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét 
chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình 
dáng cấu tạo giống nhau.
 Ví dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi.
 Nhóm 1 Nét sổ thẳng
 Nét ngang
 Nét xiên phải (giống dấu thanh huyền)
 Nét xiên trái (giống dấu thanh sắc)
 Nhóm 2 Nét móc xuôi (chữ l)
 Nét móc ngược (chữ n, m)
 Nét móc hai đầu (chữ h, p, ph)
 Nhóm 3 Nét cong hở phải (chữ c)
 Nét cong hở trái (chữ x)
 Nét cong kín (chữ o, ô, ơ) - Nhận diện chữ và âm mới.
 + Cho học sinh phát âm. Ví dụ âm “a”.
 - Cho học sinh phát âm và đánh vần tiếng “cá”.
 + GV cho học sinh phân tích tiếng có vần mới.
 + Cho học sinh đánh vần và uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
 Trong phần đọc, tiếp theo là tôi hướng dẫn cho các em đọc từ, câu ứng 
dụng và đọc tiếng, từ ngoài bài.
 *Nhược điểm:
 Sau bài học, học sinh đã đọc được âm, tiếng, từ, câu nhưng ngay hôm sau, 
khi tôi kiểm tra lại kiến thức của học sinh bằng cách cho các em đọc từ, câu trong 
bài và ngoài bài có chứa âm đã học. Hầu hết các em chỉ đọc được từ, câu trong 
bài (các bạn học mức 3, mức 4 cũng chỉ đọc được từ trong bài). Còn từ, câu ngoài 
bài chỉ có một số em đọc được. Tôi nghĩ với phương pháp dạy và hướng dẫn học 
sinh học như trên thì học sinh có thể hiểu bài và đọc được âm, tiếng, từ, câu trong 
bài chứ các con chưa đọc được từ, câu có các âm đã học ở ngoài bài.
 *Cách làm mới:
 Để học sinh có thể áp dụng kiến thức môn Tiếng Việt của mình để đọc yêu 
cầu, bài đọc ở các môn học khác hay đọc sách, báo.... và để phù hợp với chương 
trình sách giáo khoa mới - “bộ sách Cùng học và phát triển năng lực” thì tôi có bổ 
sung thêm trong khi dạy phần học âm cho học sinh như sau:
 Tôi dạy cho các em phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu 
chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong 
sách báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó là: 
chữ a, chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong sách báo các em dễ hiểu và không bị 
lúng túng.
 Ví dụ:
 Âm: a - a , g - g.
+ Âm a gồm hai nét: nét cong khép kín nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên 
phải; chữ a cũng gồm nét cong khép kín và nét móc ngược.
+ Âm g gồm : nét cong khép kín và nét móc dưới.
Từ việc học kỹ cấu tạo âm tạo bởi các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp học 
sinh phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của bốn âm sau: d; b; 
p; q.
 Ví dụ:
+ Âm d gồm hai nét: nét cong khép kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng nằm bên từ mới trẻ được hiểu biết thêm nhiều từ và ý nghĩa của các từ mà các em tìm được 
của hôm trước nay viết vào bảng. Do đó phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất 
hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Những đọan văn hay bài văn 
mang tính chất:
 - Cung cấp kiến thức về âm, vần, tiếng.
 Ví dụ:
 o a c dđ
 / \? ~ . giỏ đỏ có 
 - Cung cấp vốn từ, câu phongcà.
phú.
 - Ví dụ:
 Uư y n m l b
 Dì Ly là y tá ở tổ y tế.
 Bà Tư bế bé Lệ đi
 từ từ. Bố Tú đi mô
 tô đỏ.
 Mẹ Na mổ cá mè.
 * ng, ngh, nh,
 th. Má Nga
 là ca sĩ
 Ba Tú đi xe mô tô về nhà cô Thu.
 Bé Nhã khệ nệ bê ghế gỗ gụ ra ngõ để bà nghỉ.
 Để rèn kĩ năng sống cho học sinh, thông qua hoạt động luyện nói tôi vận 
dụng các vần, tiếng, từ đã học để tạo thành những câu văn, đoạn văn có nội dung 
mang tính giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh theo chủ điểm các đợt thi đua 
như kỷ niệm các ngày lễ: 8/3, 26/3, 15/5, 19/5, 20/ 11, 22/12... để xây dựng bài 
cho học sinh đọc và nói.
 *Hiệu quả:
 Sang tiết học mới, tôi có kiểm tra lại kiến thức cũ của học sinh, tôi cũng 
cho các em đọc tiếng, từ, câu trong bài và ngoài bài có chứa âm đã học. Hầu như 
tất cả các em đều đọc được tiếng, từ, câu trong bài. Các em mức 1, mức 2 đều đọc 
hết được tiếng, từ, câu ngoài bài. Các em mức 3, mức 4 đọc được các tiếng, từ 
ngoài bài. Về câu ngoài bài thì các bạn đọc vẫn còn chậm và đánh vần nhiều. Tôi 
thấy từ cách hướng dẫn học sinh học trong phần học âm như trên tôi thấy rất hiệu 
quả, học sinh nhớ, nắm chắc được các âm đã học và đọc được các yêu cầu bài tập, được dễ tiếp thu hơn. Bởi vì ông cha ta đã dạy:" Học thầy không tày học bạn ".
 Đúng thế trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hòa đồng với nhau. Tuy nhỏ song 
trẻ cũng có lòng tự trọng thấy bạn hơn và lại dạy mình thì cũng phải cũng cố gắng 
học để đỡ thua kém bạn.
 *Hiệu quả:
 Chất lượng đọc của học sinh trong lớp tôi tương đối đồng đều. Các em đã 
nắm chắc được các vần đã học. Song không phải giao phó hoàn toàn cho học sinh 
đọc tốt mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh đọc được một số 
chữ, vần và chưa đọc được. nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững 
vàng hơn.
 4. Biện pháp 4: Giúp học sinh đọc tốt các bài đọc và đọc hiểu văn bản.
 *Tác dụng:
 - Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm các bài đọc.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, giúp các em hiểu được nội dung bài 
đọc.
 *Cách làm cũ:
 Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh 
đọc chưa tốt. Học sinh đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào 
bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết 
tốt. Còn học sinh đọc chưa tốt các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác 
vần nên ghép tiếng rất chậm dẫn đến việc đọc từ, đọc câu và nhất là việc tìm hiểu 
bài đọc trở nên rất khó khăn.
 Ở năm trước, trong phần luyện đọc các bài đọc tôi quan tâm chủ yếu đến 
các em học chưa tốt. Tôi đã cho các em học tốt đọc mẫu cho các em đọc còn chưa 
tốt đọc theo.
 Phần đọc hiểu tôi đưa ra câu hỏi và cho các em trả lời theo cá nhân, theo 
nhóm đôi tìm hiểu câu trả lời.
 *Nhược điểm:
 Kết quả là các bạn đọc còn chưa tốt đọc được ngay lúc đó nhưng sau đó 
tôi cho các bạn đọc lại các từ đã đọc trong câu khác thì các bạn không đọc được, 
một số bạn trả lời được câu hỏi ứng với nội dung bài đọc ngay hôm đó nhưng hôm 
sau hỏi lại các bạn không trả lời được.
 Tôi nghĩ có lẽ các bạn đọc chưa tốt này chưa hiểu cách đọc của các tiếng 
từ đó và chưa hiểu được nội dung các bài đọc. Còn các bạn đã nắm vững các chữ 
cái, nắm vững phần vần thì các bạn đọc được bài đọc nhưng các bạn lại chưa đọc 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Phú Cát.pdf