Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1A1 I. Điều Kiện hoàn cảnh tạo ra SKKN. Bậc tiểu học nói chung và khối lớp một nói riêng, vấn đề giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em đó là cơ sở, là nền tảng ban đầu để học sinh tiếp tục học lên các lớp khác. Ngày nay nhà nước ta rất trọng việc giáo dục. Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong những năm gần đây đã tiến hành cải cách giáo dục, đầu tư cho giáo dục nhiều tiền của và công sức để tìm ra những biện pháp mới, những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học lên một bước theo quá trình phát triển của xã hội. Song trong quá trình giảng dạy theo chương trình cải cách giáo dục của nền giáo dục nước nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bât cập, một số vấn đề còn chưa giải quyết được. Đặc biệt ở học sinh lớp một, các kĩ năng nghe nói đọc viết của các em còn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Vì vậy, để giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để viết lên đề tài này, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng học sinh khối lớp một (người chủ tương lai của đất nước). Đáp ứng nguồn nhân lực kịp thời theo yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường tiểu học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học do quá yếu không theo học được . Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này, với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết được.Có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác .Mà từ xưa các nhà trường nói chung trường tiểu học Nghĩa Hồng. nói riêng chú trọng tổ chức đi học mẫu giáo mẫu giáo không đều 15học sinh 1 11 3 Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái: Không biết chữ Lớp 1A Biết 10-15 chữ Nhận biết hết cái nào 15 học sinh 8 4 3 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện 1 cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái quá thấp dẫn đến kết qủa học còn chưa cao . Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình. Các em chưa chăm chỉ học. Vì vậy là giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng phát huy những mặt tích cực của học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Giáo viên phải gần gũi, yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học. Nhận thức rõ điều này, thấy rõ được những khó khăn cơ bản, tôi đã thực hiện 1 số biện pháp: Rèn cho học sinh lớp 1 để cho học sinh học tốt. I. Biện pháp: A/ Biện pháp tác động giáo dục: - Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở đồ dung cần thiết phục vụ cho môn học. - Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của học sinh. - Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập,sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nét thắt * Phần học âm: Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và thành câu. Giai đoạn này tôi dạy cho trẻ phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó là: chữ a, chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong sách báo trẻ dễ hiểu và không bị lúng túng. Thí dụ: Âm: a - a , g - g. + Âm a gồm hai nét: nét tròn nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải; a cũng gồm nét tròn và nét móc trên. + Âm g gồm : nét tròn và nét móc dưới; g gồm nối với nét cong phải. Từ việc học kỹ cấu tạo âm tạo bởi các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của bốn âm sau: d; b; p; q. Thí dụ: + Âm d gồm hai nét: nét tròn nằm ở bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải. đọc là: “ dờ ”. + Âm b gồm hai nét: nét tròn nằm ở bên phải và nét sổ thẳng nằm ở bên trái. đọc là: “ bờ ”. Sang phần âm ghép nghĩa là âm gồm hai âm đơn ghép lại với nhau. Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để nói lên được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Những đoạn văn hay bài văn mang tính chất: - Cung cấp kiến thức về âm, vần, tiếng. Thí dụ: o a c d đ / \ ? ~ . giỏ đỏ có cà. cò đã có cá. - Cung cấp vốn từ, câu phong phú. Thí dụ: u ư y n m l b dì nụ là y tá ở tổ y tế. bà tư bế bé lệ đi từ từ. bố tú đi mô tô đỏ. mẹ na mổ cá mè. ng ngh nh th. má ngà là ca sĩ ba tứ đi xe mô tô về nhà cô thu bé nhã khệ nệ bê ghế gỗ gụ ra ngõ để bà nghỉ - Hợp thành đoạn hay bài văn có nội dung mang tính giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh theo chủ điểm các đợt thi đua như kỷ niệm các ngày lễ: 8/3, 26/3, 15/5, 19/5, 22/12... để xây dựng bài cho học sinh đọc. * Phần học vần: lại cho học sinh giỏi mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh trung bình và yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến kinh nghiệm mang lại. Hết phần học âm (chữ) 100% học sinh yếu lớp tôi dạy đều nắm vững chữ, âm và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn. Đến phần vần: Học sinh nắm vần tốt. - Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay bài văn dài. - Cuối học kì I số học sinh yếu bước đầu đã đọc trơn tốt. Song cũng còn 1-2 học sinh đôi lúc còn phải đánh vần . III- Hiệu quả do sáng kiến kinh nghiệm mang lại. 1.Hiệu quả về mặt kinh tế. Tóm lại, ở tất cả các trường hợp học sinh yếu đọc, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận chữ nhanh sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chất lượng đọc ở cấp tiểu học Song nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì thế tôi nghĩ, trong tất cả các khâu soạn, giảng, kiểm tra người giáo viên vẫn phải lấy trình độ tiếp thu chung của lớp làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề là, trong cái chuẩn mực chung ấy người giáo viên thấy còn phải luôn luôn lưu tâm đến những em học yếu (đọc, viết yếu) luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích lệ, động viên, những lời chỉ bảo ân cần và sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô giá đối với mỗi người giáo viên chúng ta. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. Để cuối năm xóa hết được số học sinh đọc yếu lớp 1 tôi có 1 số kiến nghị như sau : Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm 1.Tên sáng kiến. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1a1. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Học sinh lớp 1a1 Trường tiểu học Nghĩa Hồng. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến. Từ ngày 05/9/2020 đến ngày 11/05/2021. 4. Tác giả. Họ và tên: Vũ Thị Nụ Năm sinh: 05/01/1972 Nơi thường trú: Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm. Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường tiểu học Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định. Địa chỉ liên hệ: Trường tiểu học Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định. Điện Thoại: 0394803951 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tên đơn vị: Trường tiểu học Nghĩa Hồng. Địa chỉ: Trường tiểu học Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định. Điện thoại: 02283 872 917 -Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 1a2. Trường Tiểu học Nghĩa Hồng. -Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 15/9/2020 đến ngày 11/05/2021. - Mô tả bản chất của sáng kiến: - Những thông tin cần được bảo mật - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh trường Tiểu học Nghĩa Hồng - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Kết quả thu được trong năm học 2020 - 2021 ‘Một số biện pháp rèn luyện chư viết cho học sinh lớp 1. Học sinh lớp tôi các em thay đổi hoàn toàn, viết chữ đẹp hơn, rõ ràng hơn, nhanh hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Hồng, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Na
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc