Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Phạm Ngũ Lão

doc 22 trang sklop1 27/01/2024 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Phạm Ngũ Lão", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Phạm Ngũ Lão

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1 Trường TH Phạm Ngũ Lão
 1
 UBND HUYỆN LONG ĐIỀN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM NGŨ LÃO
 BÁO CÁO TÓM TẮT
 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
 CẤP TRƯỜNG PHỤC VỤ THI ĐUA KHEN THƯỞNG NĂM 2021 - 2022
 GIẢI PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
 Họ và tên: Biện Thị Hồng Thanh – Giáo viên
 Long Hải, năm 2021
Tác giả: Võ Đình Định
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Năm học 2015 – 2016 3
 BÁO CÁO TÓM TẮT 
 Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1
 2. Cơ sở đề xuất
 2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp: 
 2.1.1. Đánh giá thực trạng trước đây khi chưa có sáng kiến; 
 - Trong công cuộc đổi mới giáo dục, toàn ngành quyết tâm thực hiện nói 
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. 
 - Theo thống kê của các trường tiểu học trên toàn quốc nói chung và các 
trường tiểu học của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng, đã có biết bao học sinh lớp 
1 ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ,.. Điều đó khiến tôi rất trăn trở 
làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được 
kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của 
học sinh sau này. 
 -Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc và viết được. Có đọc được tốt học 
sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được 
các môn học khác. 
 -Đặc biệt ở học sinh lớp một, các kĩ năng nghe- nói- đọc- viết của các em 
còn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Vì 
vậy, để giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh 
dạn nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để rút ra 
những biện pháp cho mình trong việc phụ đạo cho các em gặp khó khăn ở môn 
Tiếng Việt, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách phương pháp dạy học, 
nâng cao chất lượng học sinh khối lớp một. 
 -Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp 1C Trường tiểu 
học Phạm Ngũ Lão với nội dung sau :
 + Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu 
giáo hoặc đi học không đều, tìm hiểu lý do học sinh không đi học mẫu giáo. 5
 - Về phía học sinh: nhìn chung học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý 
đến chữ viết, đến sách vở của mình. Vậy tại sao vẫn còn những học sinh đọc 
chậm như vậy ? Ở đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân mắc lỗi của 
học sinh như sau:
 + Nguyên nhân trước hết phải nói đến là do bản thân các em: Một số em 
phát âm chưa chuẩn (nói ngọng). Chưa nắm chắc về âm – vần nên khi phân tích 
để viết một số tiếng khó còn lúng túng, không phân tích được. Các em nghe hiểu 
còn hạn chế. Còn nhiều em không nắm được nghĩa các từ. Gia đình các em đa 
phần tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện đảm bảo giao tiếp ở nhà còn 
hạn chế, khi các em nói sai, nói ngọng thì bố mẹ, anh em, chưa sửa cho các 
em. Đến trường giáo viên chú ý đến sửa lỗi cho học sinh nhưng trong giờ ra chơi 
các em vui đùa, nói chuyện, khi nói ngọng, nói sai, các em không tự sửa cho 
nhau chưa ý thức tự sửa cho mình.
 + Về phía giáo viên: Giáo viên luôn quan tâm đến việc rèn kĩ năng đọc cho 
học sinh. Nhưng do số lượng học sinh của lớp quá đông, một buổi học có nhiều 
môn. Nhiều giáo viên chưa tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp, kĩ 
thuật dạy học, các biện pháp luyện đọc cho từng đối tượng học sinh. Mặt khác, 
bản thân một số giáo viên còn phát âm sai do phương ngữ. Trong các giờ học Tập 
đọc, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương 
pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức. 
 + Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc đọc 
sai, viết sai của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em. Ở 
nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là phụ 
huynh sửa sai cho con em mình. Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con em ở 
nhà không qua tâm đến việc học của con em mình.
 + Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi trao 
đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc. 
Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh 
viết sai thì các em thường cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai. Chỉ có phần 7
 - Một số trường hợp học sinh do hoàn cảnh gia đình phải xa ba mẹ, ở với 
ông bà đã lớn tuổi, cha mẹ các em khoán trắng việc học hành cho người trông 
nom và nhà trường nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em .
 - Hơn nữa, chương trình học của mầm non chỉ lướt qua loa các chữ cho các 
bé làm quen chứ chưa đi sâu vào việc dạy chữ. 
 3. Tóm tắt nội dung giải pháp 
 3.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng: 
 - Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
 - Nghiên cứu việc đọc chính tả, lỗi dùng từ, hạn chế của học sinh khi đọc 
bài là các từ ngữ, đoạn văn, hay đoạn thơ.
 - Tìm hiểu sự cần thiết của việc luyện đọc cho học sinh lớp 1. Tìm hiểu các 
biện pháp khi giảng dạy phân môn Tập đọc.
 - Học sinh lớp 1C trường tiểu học Phạm Ngũ Lão
 3.2. Nội dung của giải pháp mới hiện nay như thế nào, trong đó tóm 
tắt các điểm mới của sáng kiến: 
 Biện pháp thứ nhất: Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo 
sát điều tra kiến thức đầu năm.
 - Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu giáo và số học sinh 
 không đi học Mẫu giáo, hoặc đi học không đều. Chương trình giáo dục mầm 
 non không bắt buộc dạy chữ cái, nên các trường chỉ lướt qua loa.
 - Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu giáo và kết quả 
 điều tra năm thu được như sau:
 Tình hình học sinh: lớp 1C sĩ số: 31 học sinh
 Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:
 + Học sinh không biết chữ cái nào : 10 em
 + Biết 10-15 chữ cái : 12 em
 + Nhận biết hết bảng chữ cái : 9 em
 + Nhận biết âm hai chữ cái : 9 em 9
 Ví dụ: Khi dạy âm t, giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau: răng khép 
lại, nâng đầu lưỡi sao cho đầu lưỡi chạm vào chân răng cửa trên, hạ đầu lưỡi 
xuống đồng thời bật hơi ra.
 Ví dụ: Học sinh sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần /ac/ đọc thành 
/at/, giáo viên cần hướng dẫn:
 + /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi.
 + /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi.
 Ví dụ: Học sinh sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có hệ thống bộ 
máy phát âm chưa hoàn chỉnh) giáo viên cần hướng dẫn: 
 - Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: (nghỉ - nhọ, cử - tạ , củ - sạ)
 + Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, 
hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng 
mắt lên trên. 
 + Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo 
dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu. 
 - Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã (những – chá, mỡ - má, ghế gỗ - 
ngô ngố)
 + Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên 
cao giọng.
 + Những tiếng có thanh sắc: đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi 
ngắn, đọc nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu 
trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao.
 Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Học sinh có nắm chắc từng chữ cái thì 
mới có thể ghép được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép 
các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu.
 Do vậy ở giai đoạn học sinh học phần âm, tôi giúp học sinh nắm chắc 23 
phụ âm và 14 nguyên âm của Tiếng Việt 1. Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm 
qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản (phụ âm) hay luồng hơi đi ra tự do (nguyên 
âm). Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép 
tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc luôn 11
nét móc hai đầu), cho học sinh đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp). Tôi còn cho học 
sinh so sánh âm mới học với âm đã học để học sinh phân biệt, từ đó nhớ lâu hơn. 
 Đến phần tìm tiếng mới tôi nêu: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để 
có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, tôi viết lên bảng ở 
việc 1. Học sinh nối tiếp nêu, tôi ghi lên bảng (ba, ca, cha, da, đa,). Chỉ cho 
học sinh đọc các tiếng vừa ghi lên bảng (cá nhân, nhóm, lớp).
 - Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con học sinh có các 
tiếng không giống nhau. Em thì tiếng /ba/, em thì /ca/, em thì /da/,Mục đích 
của tôi muốn học sinh cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, tôi phải nêu thêm: 
“Đưa trở lại tiếng /ha/ vào mô hình”. Nêu tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới”. 
Các em đọc nối tiếp tiếng các em có, tôi viết lên bảng ở việc 1 (ha, hà, há, hả, hã, 
hạ). Chỉ vào các tiếng vừa viết cho học sinh đọc trơn, đọc kết hợp vỗ tay (cá 
nhân, nhóm, lớp). Tôi có thể nêu: “Thay nguyên âm /a/ bằng các nguyên âm đã 
học để có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, tôi viết lên 
bảng ở việc 1.
 Việc 3: Tôi yêu cầu học sinh đọc trơn bài ở việc 1 theo thứ tự và không 
theo thứ tự. Đọc sách Tiếng việt 1 tôi thực hiện các thao tác sau:
 Thao tác 1: Trò tự đọc: đọc nhỏ, đọc bằng mắt.
 Thao tác 2: Đọc theo mẫu của cô- đọc trơn.
 Thao tác 3: Đọc cá nhân để kiểm tra.
 Thao tác 4: Đọc theo tổ để củng cố.
 Khi chỉ vào các tiếng mới cho học sinh đọc ở bảng việc 1 (kể cả đọc tiếng 
khó ở việc 3) tuyệt đối giáo viên không đọc mẫu. Những tiếng nào học sinh 
không đọc được thì che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang. Nếu tiếng 
thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp học sinh nhận ra âm đầu, vần của 
tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc tiếng có dấu thanh. 
Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến 
bộ của các em thông qua các bài đọc ở các môn..., từ đó củng cố thêm kiến thức 
cho học sinh. Khi học sinh đã nắm chắc tất cả các âm đã học và ghi nhớ các chữ 
in thường thì việc đọc bài của học sinh ở sách giáo khoa dễ dàng. Tôi luôn hiểu 13
 Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm - thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt) vì đọc 
cả 4 mức độ là giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên tôi cần huấn luyện ngay từ đầu 
và làm quyết liệt. Mỗi khi học sinh đọc phân tích tôi quan sát việc học của học 
sinh, giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có 
thêm thanh. Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn 
được làm quen với các kiểu chữ hoa như chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho 
học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng. Để 
giúp học sinh học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân 
tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em đọc vững.
 * Ví dụ: Học vần /ay/, /ây/:
 Việc 1:
 - Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần /ay/: vần /ay/ gồm 2 âm: âm /a/ và 
âm /y/. Vị trí âm trong vần: âm /a/ đứng trước, âm /y/ đứng sau.
 - Đánh vần vần /ay/ : 
 - Hướng dẫn học sinh: âm /a/ đứng trước, ta đọc /a/ trước, âm /y/ đứng sau 
ta đọc /y/ sau : /ay/ - /a/ - /y/ - /ay/ (đọc có vỗ tay).
 - Đọc trơn vần: /ay/
 - Tương tự với vần /ây/.
 Với cách dạy phân tích, nhận diện như thế, nếu được áp dụng thường 
xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận 
diện dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em 
học phần vần đạt hiệu quả tốt. Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh 
vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh. Dạy vần /ay/ cho học sinh 
so sánh với vần /ai/, từ đây học sinh tìm ra giống nhau âm nào, khác nhau âm 
nào? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học: /ay/, /ây/. Từ đây giúp các em có kỹ 
năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần.
 Việc 2: 
 Tôi chọn viết những từ khó, hay nhầm lẫn lên bảng lớp để học sinh đọc. 
Tôi đọc mẫu, học sinh đọc theo cả 4 mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm). Đọc cá nhân, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc