Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1

docx 19 trang sklop1 19/10/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1
 PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học 
tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn 
ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng 
Việt ở bậc Tiểu học.
Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Vì nó 
đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng 
đầu của học sinh ở bậc Tiểu học.
Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận 
dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên 
lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác 
có trong chương trình. 
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng đọc rất quan 
trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt 
cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu 
được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu 
trong các môn học khác.
Mặt khác, nếu ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các 
lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn 
nếu kết quả học tập của các em đạt khá – giỏi.
Hơn nữa trong năm học 2020-2021 này đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu 
học và dạy học phát triển năng lực của HS. Dạy học được coi như là con đường cơ bản phát triển 
năng lực HS Tiểu học, các năng lực chung được phát triển cho HS trong quá trình dạy học tập 
đọc. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh 
lớp Một”. Ngoài ra hãy tham khảo thêm mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 1: luyện viết chữ đẹp 
nhé. Đây là sản phẩm chúng tôi nghiên cứu và biên soạn theo chương trình giáo dục mới hiện 
hành.
Thời gian, địa điểm
Trong phạm vi Trường tiểu học. Học sinh lớp 1.. năm học 2020- 2021. Từ tháng 9/2020 
đến tháng 5/2021.
Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp giúp học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng,HS phát triển được 
năng lực đọc một cách tốt nhất và đồng đều nhất. Giáo viên cần chú trọng phương pháp dạy học phát triển. Các năng lực chung và đặc thù cần 
được phát triển đồng thời qua quá trình dạy học tập đọc mà không thể tách rời nhau. Trong đó 
các năng lực chung đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các năng lực đặc thù, còn kỹ năng 
đọc là cơ sở hỗ trợ việc phát triển năng lực chung.
Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em 
phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết 
đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu, bài mà các em viết.
Cơ sở nghiên cứu
Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1. Các tài liệu liên quan: 
Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa lớp 1 bộ sách ., Các Tham Luận dạy 
Tiếng Việt cho học sinh lớp Một. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. Các ấn phẩm: Để học tốt, 
dạy tốt môn tiếng việt lớp Một. Phần mềm dạy học Tiếng Việt 1. Sách báo, Các loại sách tham 
khảo, Bổ trợ Tiếng Việt lớp 1 . . .
Cơ sở thực tiễn
Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan trọng đối với cấp 
Tiểu học. Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục tình cảm, yêu cái đẹp, rung cảm trước cái 
đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Với mỗi bài tập đọc, việc 
rèn cho học sinh đọc tốt các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung 
bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn.
Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc đúng, đọc hay sẽ góp phần hình thành nhân cách con 
người mới phù hợp với thời đại, hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước và là 
phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu 
cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần 
thiết cho mỗi người.
Từ thực tế giảng dạy nhiều năm khối lớp 5, cũng như qua việc thăm lớp dự giờ môn tập đọc tôi 
thấy các em học sinh đều đã biết đọc nhưng nhiều em đọc còn nhỏ, ấp úng, sai lỗi phát âm, chưa 
biết ngắt nghỉ khi đọc câu văn, phân biệt giọng đọc giữa các nhân vật chưa tốt, chưa thể hiện 
được tình cảm của mình qua bài đọc.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh đọc tốt và để đọc tốt học sinh phải nắm được kiến thức 
cơ bản ngay từ lớp Một.
Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người” (Lê Nin), “Ngôn 
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác).
Ngôn ngữ là là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ 
đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ 
thống giáo dục nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực học cho HS, GV được tập huấn chưa nhiều. 
Áp dụng bộ SGK mới .GV chưa được tiếp cận nhiều do 
vậy phải mất thời gian nghiên cứu để giảng dạy đạt hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng đọc cho 
HS, giúp HS đọc đúng là một nỗi trăn trở rất lâu của GV đối với HS lớp 1.
Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng 
dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
Đèn chiếu, máy tính, trang bị trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải kết nối mất nhiều thời 
gian.
Học sinh và phụ huynh
Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu 
nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát 
triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l/n, r/d, ch/tr vv
Đa số phụ huynh trong lớp là dân làm vườn không, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập 
của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà.
Một số trường hợp học sinh do nhà ở xa phải tam trú trên địa bàn nơi trường đóng, cha mẹ các 
em khoán trắng việc học hành cho người trông nom và nhà trường nên phần nào cũng ảnh 
hưởng đến việc học tập của các em.
II. Các biện pháp thực hiện
Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm
Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinh không đi học Mẫu 
Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học Mẫu 
Giáo.
Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra năm thu 
được như sau:
Tình hình học sinh:
Lớp Một sĩ số: .. học sinh
Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:
Học sinh không biết chữ cái nào: .. em Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ chữ cái đầu tiên. Muốn học 
sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát 
cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em do đâu. Từ đó 
giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện 
cho học sinh tự quan sát và lắng nghe lời đọc của bạn. Cho học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình. 
Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng và nghe cô đọc mẫu. 
Từ đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác.
Khi đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn cho các em kết hợp cả kỹ năng nghe và nhìn (nghe 
cô phát âm, quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Nếu học sinh chỉ nghe mà không nhìn miệng cô 
đọc thì sẽ không đạt hiệu quả cao.
Luyện phát âm đúng âm, vần, tiếng, từ: là yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc đồng thời rèn 
luyện ngữ âm cho học sinh. Lớp tôi thường sai:
Phụ âm đầu: ch/tr, s/x, th-h
VD: “cây tre” đọc thành “cây che”, “con thỏ” đọc thành “con hỏ”, “khỏe mạnh” đọc thành “phẻ 
mạnh”.
Vần: uê/ê; uôn/uông
VD: “Xum xuê” đọc thành “xum xê”, “luôn luôn” đọc thành “luông luông”
Dấu thanh: thanh hỏi, thanh ngã
VD: “ngã ba” đọc thành “ngả ba”
Khi hướng dẫn học sinh phát âm tôi thường phân tích cho các em thấy sự khác biệt giữa cách 
phát âm đúng và cách phát âm sai mà học sinh mắc phải. Điều này cần hướng dẫn tỉ mỉ và có 
trực quan cho các em thấy được sự khác nhau của nó để phân biệt rõ khi đọc, phát âm cho đúng. 
Đặc biệt đối với học sinh yếu tôi còn sử dụng trực quan cụ thể để các em thấy được hệ thống 
cách phát âm như môi, răng, lưỡi (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào? Cụ thể là tôi 
làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát âm.
VD: S: phải uốn lưỡi hơi thoát ra chân răng, đầu lưỡi
Còn X: hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng
Ngoài ra tôi còn ghi các từ khó cần luyện đọc bằng phấn màu lên bảng, bảng phụ. Tôi chỉ dùng 
phấn màu ghi các âm hoặc vần khó, học sinh hay sai để làm nổi bật các âm, vần đó trong các từ 
được đọc. Các em được nhìn bằng mắt, được tập phát âm bằng miệng, được nghe bằng tai và có 
thể được viết bằng tay vào bảng con như vậy các em mới nhớ lâu và đọc đúng. Đồng thời tôi còn 
yêu cầu các em phân tích các từ có tiếng, vần mà các em hay đọc sai để các em nắm bắt rõ hơn.
Quan tâm rèn luyện cho các em mọi nơi, mọi lúc Đối với phần vần: Trong tiết buổi chiều để kiểm tra mức độ nắm bài của các em, tôi thường cho 
các em tự tìm tiếng, từ có vần mới học, khuyến khích những em yếu nêu tiếng, từ, và chỉ ra vần 
đã học trong bài. Sau đó cho các em viết vào bảng con những tiếng, từ vừa tìm được.
VD: Bài oa – oe
Từ, tiếng trong bài có vần oa: hoa, khoa, hòa.
Ngoài bài: lòa xòa, tàu hỏa, chìa khóa, khóa học, tòa nhà, xóa bảng, cái loa
Từ tiếng trong bài có vần oe: xòe, chích chòe, khỏe, khoe 
Ngoài bài: tròn xoe, lóe sáng, loe
Đồng thời để củng cố và khắc sâu các âm, vần đã học cho học sinh, hằng ngày tôi thường cho 
các em đọc bảng âm, vần nhất là những học sinh yếu cho các em đọc nhiều lần không theo thứ tự 
để giúp các em nhớ được một cách chắc chắn. Ngoài bảng âm, vần ở lớp, tôi còn in cho các em 
yếu một bản để đọc ở nhà. Vì để đọc được tốt trước hết các em phải nhớ được bảng âm, vần một 
cách chắc chắn.
Đối với đọc câu ứng dụng: vào tiết buổi chiều tôi phân loại cho các em đọc.
Học sinh khá giỏi: Đọc câu ứng dụng ngoài bài
Học sinh trung bình: Đọc câu ứng dụng trong bài
Học sinh yếu: Đọc âm, vần, từ khóa trong bài
VD: Bài: oa – oe
Học sinh khá giỏi đọc câu ứng dụng ngoài bài.
Ngày mùng tám tháng ba
Chúng em đi hái hoa
Mang về tặng cô giáo
Đóa hoa của em đây.
Học sinh trung bình đọc câu ứng dụng trong bài.
Hoa ban xòe cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng 4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh lòng yêu sách và ham thích đọc sách
Khi các em thích đọc sách thì các em dần dần nâng cao kỹ năng đọc, giúp các em đọc tốt hơn, 
trôi chảy và lưu loát hơn.
Trẻ sáu tuổi rất hiếu động đa số các em chỉ thích chơi game, xem tivi, truyện tranh nhiều màu 
sắc, rất ít trẻ thích đọc sách. Vì vậy tôi giới thiệu cho các em các loại sách chữ, có hình ảnh, có 
nội dung cổ tích, truyện tranh lành mạnh, báo nhi đồng
Xây dựng “ Thư viện vui” của lớp: Các em sẽ tự sắp xếp các loại sách do các em mang vào, giáo 
viên chọn lựa nội dung phù hợp, đối với lớp Một chủ yếu là những quyển truyện tranh vui, 
truyện rèn thói quen tốt cho bé, truyện cổ tích với màu sắc đẹp và hấp dẫn để thu hút các em. 
Các em có thể đọc vào đầu giờ học, giờ ra chơi, hoặc có thể mượn về nhà.
Kết hợp với Phụ huynh trang bị vài loại sách phù hợp với các em để các em đọc và giải trí ở nhà. 
Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc đọc của các em. Do học sinh lớp một các em mới bắt đầu 
học chữ, giáo viên nhờ phụ huynh cho học sinh nhận diện chữ trong những cuốn truyện mà các 
em thích. Các em vừa học, vừa chơi từ đó sẽ dần dần khơi gợi được lòng say mê đọc sách.
VD: Học sinh học âm “ch” phụ huynh yêu cầu học sinh tìm tiếng có âm đó trong một câu, một 
đoạn trong truyện, báo
Khi hết học kỳ I, các em đã học gần hết bảng vần:
Đối với học sinh khá giỏi: Các em đã đọc trôi chảy không đánh vần hoặc đánh vần nhanh, tôi 
khuyến khích các em đọc các câu truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, những câu truyện cổ tích, báo 
nhi đồng, báo ngôi sao nhỏ, tôi nhờ phụ huynh lắng nghe các em đọc và hỏi một vài câu hỏi về 
nội dung câu truyện hoặc kể lại nội dung câu truyện và ở lớp trong giờ sinh hoạt tập thể tôi sẽ 
cho những em đó lên kể cho lớp nghe.
Đối với học sinh trung bình yếu các em còn quên âm, vần đọc còn đánh vần. Tôi nhờ phụ huynh 
cho các em chọn những câu truyện các em thích, cho các em đánh vần. Đồng thời khuyến khích 
động viên các em đọc trơn từ, câu. Phụ huynh ngồi đọc cùng các em để điều chỉnh các lỗi sai cho 
các em.
Kết hợp với phụ huynh thường xuyên động viên, khuyến khích các em để các em ham thích đọc 
nhất là đọc sách, từ đó dần dần nâng cao khả năng đọc, khả năng cảm thụ văn học.
 5. Giải pháp 5: Nêu gương và khen thưởng
Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng 
dẫn HĐTQ lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện cha mẹ HS về việc khen 
thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác 
như sau:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_dung_cho_hoc.docx