Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Phước Lâm

docx 18 trang sklop1 20/01/2024 1921
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Phước Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Phước Lâm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 1 Trường TH Phước Lâm
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIUỘC
 TRƯỜNG : TIỂU HỌC PHƯỚC LÂM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG 
CHO HỌC SINH LỚP 1/1 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC LÂM
 Người thực hiện : Tô Ngọc Thuỷ 
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường tiểu học Phước Lâm
 SKKN Thuộc lĩnh vực (môn ) :Tiếng Việt SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG 
 CHO HỌC SINH LỚP 1/1 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC LÂM
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
1.1.Cơ sở lí luận 
 Khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng 
kém phát triển thì giáo dục và đào tạo phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng to 
lớn là phải đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực hùng hậu, để đáp ứng hu 
cầu phát triển và hội nhập. Đó là tất cả những người làm công tác trong ngành 
giáo dục nói chung và bản thân Tôi nói riêng, cũng rất trăn trở và suy nghĩ làm 
thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em nắm được kiến thức cơ 
bản ngay từ đầu lớp 1, giúp các em học tốt yêu thích môn học. Nhất là giúp các 
em có nền móng vững chắc trong học tập, bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển 
của các em sau sau này ở các lớp kế tiếp như người ta thường nói “ Cấp một là 
nền, lớp 1 là móng ” Vì thế móng có chắc thì nền mới vững.
 Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với phân môn tập đọc giáo viên cần 
hướng dẫn cho các em đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, bước đầu tìm hiểu nội 
dung bài văn, bài thơ trong chương trình sách giáo khoa. 
 Để thực hiện đổi mới giáo dục và nhằm nâng cao chất lượng dạy học phù hợp 
với sự phát triển của đất nước hiện nay. Việc rèn đọc ở tất cả các bậc học nói 
chung và bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết. Dạy môn Tiếng Việt là nhiệm 
vụ hết sức cần thiết giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, hình 
thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong suốt quá trình học tập cũng như áp 
dụng vào công việc, cuộc sống sau này.Tiếng Việt được thực hiện thông qua việc 
hình thành, rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe - nói - đọc - viết. Tức là, với 
quan điểm giáo dục mới thì “đọc” là kĩ năng đặc biệt quan trọng trong chương 
trình giáo dục Tiếng Việt lớp 1.
 3 và “đọc đúng” nói riêng. Đó là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu 
 học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp 
 nhận tri thức loài người. Đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của 
 nghệ thuật ngôn từ. Đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, 
 cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào 
 việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt 
 phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được chính 
 xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và 
 nói đúng, Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng 
 lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa Tiếng 
 Việt 3 là những câu chuyện gần gũi, những bài văn, bài thơ hay. Chính vì thế mà 
 các em có vốn văn học phong phú. Cũng như các môn học khác ở các cấp học.
 Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các 
biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; 
yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham 
thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện 
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
 Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực 
ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, 
trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so 
sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài 
văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người 
nói.
 Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết 
cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng 
tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới 
xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
1.3.Mục đích
 Qua nghiên cứu thực trạng học sinh trong lớp với việc đề ra một số biện pháp 
giáo dục đem lại hiệu quả, vận dụng kinh nghiệm với kết hợp các biện pháp giáo 
 5 Về phía giáo viên
 Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ 
chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho 
học sinh tiểu học, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng 
dạy.
 Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng 
tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những 
ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
 Bản thân đã được tập huấn chương trình lớp 1 theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới - 2018 nên nắm rõ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình do 
đó có sự chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù 
hợp đối với học sinh.
 Khi nhà trường họp thống nhất lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp để phụ 
vụ công tác giảng dạy năm học 2021- 2022, tôi đã nghiên cứu kĩ và lựa chọn sách 
cánh diều làm công cụ hỗ trợ để phục vụ mục tiêu giáo dục Tiếng Việt lớp 1 theo 
chương trình tổng thể.
 Bản thân tôi là một giáo viên có phát âm chuẩn nên gặp nhiều thuận lợi 
trong việc dạy chữ cho học sinh lớp 1. Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với 
học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mĩ. Có ý thức 
vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo. Tự 
học hỏi trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn
Luôn đúng phương pháp, sách giáo viên
Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa bài 
nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ.
Giáo viên luôn có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên nắm 
chắc tiến trình tiết dạy, đi đúng mục tiêu của bài.
Về phía học sinh
Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp 1 
Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập. 
Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời. 
 7 ĐỌC - KĨ THUẬT ĐỌC
Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). 
Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm.
 Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần 
khó, ít dùng).
Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 
tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ 
kết thúc dòng thơ.
Bước đầu biết đọc thầm.
Nhận biết được bìa sách và tên sách.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể 
hiện tường minh.
Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý,
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ 
trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên. Nhận biết được lời nhân vật trong 
truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.
Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài 
tương đương với các văn bản đã học
Căn cứ vào mục tiêu , yêu cầu cần đạt mà chương trình tổng thể đưa ra. Kết hợp 
quá trình nghiên cứu, lựa chọn các loại sách giáo khoa phù hợp để phục vụ 
giảng dạy. 
1.4. Những biện pháp thực hiện
 9 Biện pháp 2: Xây dựng ban cán sự lớp- Cánh tay phải đắc lực
 Việc bầu ban cán sự lớp là một việc hết sức quan trọng. Ban cán sự lớp 
ngoài nhiệm vụ quản lý lớp còn thực hiện việc truy bài đầu giờ, nhắc nhở các học 
sinh khác tự ôn bài... Ban cán sự lớp là những học sinh học tốt, năng nổ, nhiệt 
tình, biết giúp đỡ các bạn trong lớp. Chính vì vậy, giáo viên phải tận dụng điều 
này để phát huy khả năng của ban cán sự. 
 Hàng ngày tôi đi sớm hơn 10 phút trước giờ truy bài để ghi lên bảng các 
âm, tiếng, từ mà các bạn chưa tiếp thu kịp ở bài học trước và giao nhiệm vụ cho 
ban cán sự lớp hướng dẫn các bạn yếu đọc. Sau đó báo cáo với giáo viên về kết 
quả cụ thể của các bạn. Biện pháp này được thực hiện ở 15 phút đầu giờ hoặc cuối 
tiết học. Việc cho các bảng đọc bài là nhiệm vụ chính của lớp trưởng. 
 Tuy nhiên, để tạo cơ hội cho các bạn khác thể hiện mình tôi đã sử dụng biện 
pháp thứ 2, đó là: Biện pháp Cùng nhau là “Lớp trưởng”:
Biện pháp 3. Cùng nhau là “Lớp trưởng”:
 Khi được phân công chủ nhiệm lớp Một thì giáo viên phải xác định là mình 
sẽ vất vả hơn những giáo viên khác rất nhiều. Việc đi sớm về trễ là điều tất nhiên. 
Chính vì thế mỗi buổi sáng, tôi luôn có mặt ở lớp lúc 6g30’. Tôi ghi các âm, vần, 
từ đã học lên bảng. Sau đó, bạn nào đi học trước tôi cho bạn đó đọc trước. Bạn 
nào đọc xong sẽ được làm “lớp trưởng” để chỉ bảng cho bạn tiếp theo đọc. Nếu 
bạn tiếp theo không đọc được thì bạn “lớp trưởng” đó sẽ hướng dẫn cho bạn đọc. 
Như vậy, khi học sinh được phong làm “lớp trưởng” các em sẽ ý thức hơn, luôn 
muốn thể hiện bản thân mình giỏi hơn bạn thì bạn ấy sẽ cố gắng đọc tốt để bạn 
đọc theo. Vì vậy, bắt buộc học sinh đó phải tự động não để nhớ và tự nhẩm để đọc 
đúng. Đây là biện pháp mà tôi cho rằng rất hiệu quả và học sinh cũng rất thích 
được làm “Lớp trưởng”. Sau một thời gian, dù giáo viên không có mặt trong 15 
phút đầu giờ thì các em cũng tự thay nhau chỉ bảng cho các bạn đọc.
Biện pháp 4. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”
 Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”, bởi lẽ đó phong trào “Đôi 
bạn cùng tiến” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và khơi gợi tình đoàn kết giữa các 
em. Phong trào này đã được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả rất cao. 
 11 Biện pháp 6. Sử dụng trò chơi tạo hứng thú đọc cho học sinh
 Trên thực tế, hiện nay, GV thường chú trọng tới việc dạy kiến thức, kĩ năng 
cho HS chứ chưa quan tâm nhiều đến việc HS có thích học hay không. Đó là một 
trong những nguyên nhân dẫn đến các tiết học Học vần rất nhàm chán, đơn điệu, 
hiệu quả không cao. Vì vậy, trong quá trình dạy Học vần tôi đã sử dụng phương 
pháp trò chơi để giúp trẻ vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ 
vừa góp phần phát triển kĩ năng đọc cho trẻ. 
Tôi xây dựng một ngân hàng trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tổ chức như: 
Đi chợ, tìm tiếng chứa vần,ong tìm hoa,thỏ tìm thỏ. Khi tổ chức trò chơi cho HS 
trong giờ học vần cần lưu ý:
 Lựa chọn trò chơi phù hợp, vừa sức học sinh
 Xác định rõ mục tiêu trò chơi
 Luật chơi rõ ràng, dễ hểu
 Nhiều học sinh được tham gia chơi trò chơi.
 Biện pháp 7: Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh
 Rèn cho học sinh có tính kiên trì là nhiệm vụ quan trọng. Bản thân người 
giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học sinh. Khi có 
được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn để đạt tới cái đích cao 
nhất. Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều 
chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn 
luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh 
phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen 
“Em đã đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa nhé”, “em đã đọc được rồi đấy, 
em cố gắng lên nhé”được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì 
nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm 
đượctừ đó học sinh sẽ quyêt tâm hơn. Trong số những học sinh phát âm sai, có 
một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát 
âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm 
không chuẩn xác. Với những đối tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc, khen 
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_dung_cho_hoc.docx