Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1-CGD
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1-CGD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1-CGD
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều nhất, nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để không ngừng bổ sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Trong nhà trường, thông qua hoạt động đọc giúp học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán của dân tộc trên đất nước mình và trên thế giới. Đọc các tác phẩm văn học, học sinh được bồi dưỡng về năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ năng sử dụng ngôn từ, mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống. Vì vậy việc đọc có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người mà nhất là học sinh lớp 1. Đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Kĩ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao đó là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo.. Từ đó, các em có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình. Ở lớp 1, các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết,. Kĩ năng đọc rất quan trọng, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác, ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn, các em sẽ ham học, tích cực trong các hoạt động học tập. Chính vì vậy, việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh là một việc làm rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, tôi chọn và viết sáng kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1” . Với mong muốn tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1. 1. 2. Điểm mới của sáng kiến: Mặc dù sáng kiến này đã có rất nhiều người nghiên cứu, áp dụng nhưng điểm mới của sáng kiến mà tôi đưa ra là: Nêu lên những biện pháp nhằm hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh từ kĩ năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em. *Khó khăn: Bước vào lớp Một các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen được với việc học ở Tiểu học. Một số em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp (Thành B, Vũ, Huy, Thành A,). Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày như: Bảo, Hải Dương, Đại Dương, Thành B, Vũ, Huy,). Vốn từ của các em còn quá ít ỏi, việc hiểu nghĩa của từ còn hạn chế. Kĩ năng đọc, nói, viết, nghe chưa thực sự tốt. Hệ thống phát âm của một số em chưa hoàn chỉnh. + Cách phát âm của một số em theo thói quen (nghe người lớn phát âm và thực hiện lại). + Một số em có người thân hướng dẫn đọc trước theo chương trình hiện hành nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sửa lại lỗi phát âm sai. + Lỗi về phát âm: sai phụ âm đầu tr/ch; s/x; p/b (Hải Dương, Huy, Vũ, Ngọc Hoài, Bảo,), sai do phương ngữ “âm trờ đọc thành chờ”, “âm sờ đọc thành xờ”, “âm pờ đọc là bờ” (em Đại Dương, Bảo, Hải Dương, Thành A,). * Ví dụ: “trà mi” đọc thành “chà mi”; “cá trê” đọc thành “cá chê”; “số ghế” đọc thành “ xố ghế”; “sẻ” đọc thành “xẻ”; “pô – li – me” đọc thành “bô – li – me”; “pa – nô” đọc thành “ ba – nô” + Lỗi về dấu thanh “thanh hỏi và thanh ngã” (Thảo Vy, Hà Vi, Oanh, Thành B, Lâm,). * Ví dụ: “khe khẽ” đọc thành “khe khẻ”; “ngã ba” đọc thành “ngả ba”; “ngẫm nghĩ” đọc thành “ngẩm nghỉ”, + Lỗi về “thanh sắc và thanh huyền” (Vũ, Thành B, Huy,). *Ví dụ: “kha khá” đọc thành “kha khà”; “số ghế” đọc thành “số ghề”; “cá thu” đọc thành “cà thu”. + Lỗi về “thanh huyền và thanh sắc” (Thành A, Vũ,). *Ví dụ: “trà mi” đọc thành “trá mi ”; “cà phê” đọc thành “cá phê”; “nhà ga” đọc thành “nhá ga”. + Sai phần vần: vần anh đọc thành ân; vần ân đọc thành âng; vần at đọc thành ac ; vần an đọc thành ang ( Hà Vi, Thành B, Vũ, Lâm,). *Ví dụ: “nhà tranh” đọc thành “nhà trân”; “quả chanh” đọc thành “quả chân”; “nhà bạt” đọc thành “nhà bạc”; “lan man” đọc thành “lang mang”; “hoa Từ những thực trạng trên và qua giảng dạy hằng ngày tôi đã nghiên cứu đưa ra một biện pháp khả thi nhất để rèn đọc cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả cao, cụ thể: 2.2.1. Hình thành các kĩ năng và động lực học tập Đối với những tiết học đầu tiên (đặc biệt là tuần 0) tất cả đều mới mẻ, lạ lẫm với các em. Giáo viên cần xác định được mọi thao tác, mọi tư thế, cách đọc, nói, giao tiếp, được hình thành trong giai đoạn này là hết sức quan trọng. Vì nó rất bền vững và theo suốt các em trong cuộc đời học tập, công tác. Những thao tác, những thói quen, tư thế tác phong đúng, đẹp sẽ rất có lợi lâu dài và ngược lại. Bởi thế rèn luyện các thao tác, động hình, tư thế ở tuần 0 phải hết sức chuẩn mực, rõ ràng, dứt khoát (không sai, không thừa, nhẹ nhàng nhưng không khoan nhượng). Để cho tuần học đầu tiên được diễn ra nhẹ nhàng, hấp dẫn, thực sự làm cho các em cảm thấy “ Đi học là hạnh phúc”; “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đòi hỏi giáo viên phải đa dạng hóa việc tổ chức dạy học. Đặc biệt cần coi trọng việc tổ chức các trò chơi để củng cố kĩ năng và kiến thức. Giáo viên không chỉ đọc kĩ các trò chơi trong sách thiết kế mà còn phải tìm hiểu nhiều trò chơi khác, cải tiến luật chơi, cách chơi để học sinh thấy mới lạ, hứng thú tham gia chơi tích cực. Điều quan trọng không thể thiếu là giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm quen và thực hiện theo các kí hiệu học tập. Bản thân đã sử dụng các kí hiệu để hướng dẫn học sinh như sau: “B” học sinh lấy bảng; “S” học sinh lấy sách giáo khoa, kí hiệu theo 4 mức độ “ to - nhỏ - nhẩm - thầm (vẽ 4 hình vuông theo bốn mức độ); N2 hoạt động đọc hoặc thảo luận nhóm đôi,”. GV chỉ dùng nam châm gắn vào các kí hiệu đã viết sẵn trên bảng lớp, học sinh quan sát và thực hiện theo. * Ví dụ: Ở bài học “Tách lời ra từng tiếng” giáo viên đưa ra câu thơ”: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Để giúp học sinh đọc được và học thuộc câu thơ trên, mặc dù các em chưa biết chữ cái. Giáo viên dùng các vật liệu như: mô hình hình tròn, hình vuông, nam châm, nắp bia, viên sỏi, mỗi một hình vuông, hình tròn, nam châm, nắp bia, viên sỏi thay thế cho một tiếng trong câu thơ, sau đó cho học sinh luyện đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. Khi học sinh đã nắm được các kí hiệu giáo viên chỉ giao việc 1 lần, câu lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao việc giáo viên đứng vị trí thích hợp để quan sát tất cả học sinh trong quá trình thực hiện. Việc rèn đọc cho học sinh không thể thiếu hướng dẫn tư thế cầm sách: khi đứng đọc (tay trái cầm giữa thân quyển sách theo chiều dọc, tay phải giữ ở góc tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. +Ví dụ: vần /ân / đọc thành vần /anh/; “cân bàn” đọc thành “canh bàn”; có em đọc vần /anh/ thành vần /ân/ ; “đi nhanh” đọc thành “đi nhân”; “để dành” đọc thành “ để dần”;... Để sửa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. + Khi học sinh phát âm sai giáo viên phát âm lại và yêu cầu những em sai thực hiện theo yêu cầu. + Có thể gọi học sinh đọc tốt hướng dẫn bạn. Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” và “gi”: + Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt khoát. + Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài. Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”. + Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên. + Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm vào chân răng. + Giáo viên làm mẫu chậm (hoặc gọi những học sinh có năng khiếu phát âm), yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm theo. *Ví dụ: trả /chả (trả giá/giò chả); sấu/xấu (cá sấu/xấu xí);... - Hướng dẫn học sinh nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm (thông qua việc phát âm), để đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng đúng. Tránh nhầm lẫn khi đưa tiếng vào mô hình (phần đầu là phụ âm, phần vần bao giờ cũng là nguyên âm). *Ví dụ: tiếng /da/ d a Phụ âm Nguyên âm * Về phần vần: Để học tốt phần vần của Tiếng Việt lớp 1 - CGD, trước hết các em phải nắm chắc năm kiểu vần và cơ chế đánh vần, phân tích vần. Nắm chắc mẫu vần để khi đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng không bị nhầm, sai. Bước 3: Trả lại thanh Ví dụ 4: Khi đọc, phân tích tiếng /bàn / đánh vần là “ /bàn/ /ban/ - /huyền/ - /bàn/”; âm đầu /b/, vần /an/, thanh huyền. Đọc kết hợp làm động tác tay “bàn” hai tay vỗ vào nhau, đọc “ban” đưa tay trái ra, đọc phần thanh huyền đưa tay phải ra, đọc “bàn” hai tay vỗ vào nhau). + Đối với những học sinh chậm tiến nếu các em không đọc được, thì chúng ta cần chia nhỏ ra nữa. Ví dụ 5: Tiếng /bàn/ các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: /bàn/ /ban/ - /huyền/ - /bàn/, nếu không đọc được nữa, cho học sinh phân tích tiếng /ban/ /bờ/ - /an/ - /ban/, không đọc được nữa thì gợi mở cho các em đọc vần /an/ /a/ - /nờ/ /an/ hoặc nhớ lại các nét cơ bản cấu tạo nên /b/ và /an/. Nắm được cơ chế đó các em sẽ đọc được dù bất kể tiếng nào. Riêng vần có đủ các thành phần (mẫu 4) có hai cách đánh vần như sau: Ví dụ : Vần /oang/ + Cách 1: /oang / /oa /- /ngờ/ /oang/. + Cách 2: /oan/ /o/ - /ang/ /oang/. Cách đánh vần có chứa nguyên âm đôi (iê, ươ, uô) + iê : /yên/ /yê /- /nờ/ /yên/. + ươ ; /ương/ /ươ/ -/ngờ/ /ương/. + uô ; /uông/ /uô/ - /ngờ/ /uông/. 2.2.3. Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết, Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng nói của giáo viên. Vì vậy giáo viên cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc