Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hằng

docx 25 trang sklop1 12/01/2024 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hằng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hằng
 MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1
II. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................1
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................1
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................2
VI .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................3
I. VÍ TRÍ, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY ĐỌC ........................................3
1. Ví trí của việc dạy đọc...............................................................................................3
2. Nhiệm vụ của việc dạy đọc : .....................................................................................3
3. Ý nghĩa của việc dạy đọc ..........................................................................................3
II. CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC ........................................................4
1. NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1.....................................................4
1.1. Kỹ năng:..................................................................................................................4
1.2 . Kiến thức :...............................................................................................................4
1. 3. Ngữ điệu : ..............................................................................................................4
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................5
III. THỰC TRẠNG RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG GIỜ TẬP ĐỌC...........................................5
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH .....................................6
1. Chuẩn bị cho việc đọc...............................................................................................6
2. Rèn phát âm cho học sinh .........................................................................................7
3. Luyện đọc đúng.........................................................................................................8
4. Luyện đọc lưu loát (trôi chảy) ..................................................................................9
V. VẬN DỤNG LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC .......................................................................10
5.1.
Phương pháp trực quan .................................................................................................10
5.2. Phương pháp đàm thoại :......................................................................................13
5.3. Phương pháp luyện tập.........................................................................................14
VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................................22
PHẦN THỨ III- KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................24
I. KẾT LUẬN..............................................................................................................24
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAMKHẢO...........................................................................................25
 PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ thức kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 1.
 *Nghiên cứu thực tiễn:
 -Khảo sát thực tế dạy tập đọc ở lớp mình dạy
 -Dạy thực nghiệm
 -Kiểm tra đánh giá
 VI .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Khi nghiên cứu đề tài này, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và 
học của giáo viên - học sinh trong giờ tập đọc, tôi tìm ra phương pháp và các hình 
thức tổ chức dạy học phù hợp giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước 
nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay cho học sinh.
 + Đọc đúng : Học sinh đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh đọc đúng tiếng 
từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.
 + Đọc hay: Học sinh phải biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, 
dấu hỏi chấm, dấu chấm cảm. Khi đọc các em biết lên giọng, hạ giọng ở những câu 
văn, câu thơ, nhấn giọng các từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh ... cao hơn nữa là đọc 
phân vai thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
 + Học sinh hiểu được nội dung văn bản và thể loại (thơ, văn xuôi) từ đó học 
sinh có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
 + Thông qua việc dạy học giúp các em tiếp cận và nắm bắt các môn học, 
hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần 
hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt 
đức - trí - thể - mĩ cho học sinh. một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn 
ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự 
học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng tự học không thể thiếu được 
của con người thời đại văn minh. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tới trình 
độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người học.
 II. CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC
 1. NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1
 1.1. Kỹ năng:
 * Nghe :
 - Nhận biết sự khác nhau giữa các âm, các thanh và kết hợp của chúng, nhận 
biết về sự thay đổi về độ cao, ngắt nghỉ hơi.
 - Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
 - Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
 - Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp1.
 * Nói:
 - Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
 - Biết chào hỏi , chia tay trong gia đình trường học.
 - Kể lại câu chuyện đơn giản đã đọc, đã nghe.
 * Đọc :
 - Đọc thành tiếng: Biết cách cầm sách đọc đúng tư thế. Đọc đúng và trơn 
tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu, tập ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Đọc hiểu: hiểu các từ ngữ thông thường, hiểu được ý diễn đạt trong câu 
đã đọc ( độ dài câu khoảng 10 tiếng )
 - Học thuộc lòng một số bài thơ trong SGK.
 1.2. Kiến thức :
 - Học sinh học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ và tục ngữ )
 - Ghi nhớ các nghi thức lời nói.
 - Làm quen với các dạng bài văn vần, văn xuôi .
 1.3. Ngữ điệu :
 Giai điệu sau học chữ là những câu, những đoạn văn nói về thiên nhiên, gia 
đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ điệu diễn đạt trong sáng, dễ hiểu có tác dụng giáo 
dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc 
sống. Bên cạnh đó một số học sinh chưa chăm học, hay quên đồ dùng học tập, 
chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Một số học sinh đọc chậm từng tiếng 
một, vừa đọc vừa đánh vần. Những học sinh đọc chậm là do các em phần học vần ở 
kì 1, các em nhận biết âm, vần còn chậm, đọc chưa tốt.Trong lớp có nhiều em đọc 
ngọng dấu thanh (hỏi, ngã, sắc), đọc ngọng vần (vần anh, inh, ach), đọc ngọng phụ 
âm (tr/ch, s/x, l/n). Một số em được gọi đọc bài còn sai nhiều lỗi phát âm, đọc và trả 
lời câu hỏi còn nhỏ, trả lời không đủ câu.
 Ví dụ: Đây là những lỗi phát âm sai của học sinh
 *Sai vần anh / ăn và ach / ăt
 “Anh “học sinh đọc là” ăn “
 “Anh em” học sinh đọc là “ăn em”
 “Tờ tranh “học sinh đọc là “ tờ trăn”
 “Khách khứa” học sinh đọc là “ khắt khứa”
 *Sai thanh :Thanh ngã và thanh sắc
 “Ăn cỗ” học sinh đọc là “ăn cố”
 “Thịt mỡ” học sinh đọc thành “thịt mớ”
 “Sữa tươi” học sinh dọc thành” sứa tươi”
 “Dũng sĩ” học sinh đọc thành “dũng sí”
 *Sai phụ âm: tr/ ch ,s / x, l/ n
 “Buổi sáng” học sinh đọc thành “buổi xáng”
 “Lúa nếp” học sinh đọc thành “núa lếp”
 “Châu chấu” học sinh đọc thành “trâu trấu”
 Chính vì sự phát âm sai cho nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản rất hạn chế. 
Mặt khác theo yêu cầu học sinh còn phải đọc hay, đọc diễn cảm, có giọng đọc phù 
hợp với từng câu, từng đoạn, giọng đọc sao phù hợp với từng văn cảnh, từng nhân 
vật. Điều này đối với học sinh lớp 1 còn nhiều khó khăn.
 Ở lớp 1G do tôi chủ nhiệm, qua một thời gian dạy các con, tôi thấy các con 
đọc còn gặp một số hạn chế. Tôi đưa ra số lượng học sinh cụ thể như sau :
 Đọc ngọng Đọc ngọng Đọc ngọng 
 TSHS Đọc chậm Đọc đúng
 vần phụ âm dấu thanh
 TS % TS % TS % TS % TS %
 51 9 17,6 10 19,6 6 11,7 7 13,7 19 37,4
 IV. MỘT SÓ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH
 1. Chuẩn bị cho việc đọc
 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc phải ngồi 
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30 đến 35 Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tay lên thanh quản, phát âm p và b, 
khi phát âm /p/, thanh quản rung rất nhẹ, nhưng khi phát âm /b/ thanh quản rung 
mạnh hơn.
 Cách 2: Âm / p /: môi mím chặt sau đó bật môi mạnh cho hơi dứt khoát ra 
ngay ở môi. Âm / b /: môi mím nhẹ, sau đó mở to miệng cho hơi ra từ trong cổ .
 Phân biệt l / n khi phát âm: Để rèn phát âm đúng cho học sinh tôi phải trực 
quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình 
đang phát âm âm nào: / n / là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi 
rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không rung. Sau đó, tôi cho học sinh luyện phát 
âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la, lo, lô, lu, lư,....Khi bịt chặt mũi học sinh không 
thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm 
/l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ 
thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng.
 Phân biệt tr/ ch khi phát âm : Khi phát âm phụ âm /tr/ lưỡi hơi cong lại, 
đầu lưỡi chạm vào phần chân răng, còn khi phát âm /ch/, lưỡi thẳng, chạm nhẹ vào 
phần ngạc cứng, bật hơi ra.
 Phân biệt t/ th khi phát âm: Phụ âm /t/ khi phát âm luồng hơi ra đằng mũi 
còn phụ âm /th/ thì luồng hơi sẽ ra theo miệng. Học sinh quan sát khẩu hình và 
thực hiện, cảm nhận luồng hơi đi ra.
 Phân biệt s /x khi phát âm: Khi phát âm s, đầu lưỡi cong lên, rồi bật
 mạnh xuống giữa hai hàm răng tạo thành luồng gió rít mạnh còn khi phát 
âm x thì đầu lưỡi chỉ đặt giữa hai hàm răng tạo ra luồng gió rít mạnh.
 Ngoài ra, các em đọc còn nhầm lẫn chủ yếu giữa thanh ngã và thanh sắc, 
thanh hỏi và thanh ngã. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉ.. .Thì giáo viên 
cho học sinh nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu, nắm nghĩa của từ qua đồ 
dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai 
các dấu thanh.
 3. Luyện đọc đúng
 *Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, 
không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc 
đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác 
là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc 
đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ 
điệu).
 * Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh th ể hiện chính xác các âm vị Tiếng 
Việt.
 - Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc: “dà 
cửa ”, “sinh sắn ” mà phải đọc là “nhà cửa ” ,“xinh xắn”, chú ý phân biệt giữa 
âm d và âm nh, âm x và âm s ...v.v... Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
pháp khác nhau để phù hợp với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung 
của bài dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng 
phương pháp làm mẫu. Nghĩa là giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu 
giọng đọc của giáo viên phẩi chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của 
bài học để học sinh bắt chước đọc theo. Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp 
luyện đọc theo mẫu, luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm 
cuối, dấu thanh .Đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu câu. 
Từ đó hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà 
tác giả mong muốn và gửi gắm trong bài tập đọc.
 Rèn đọc cho học sinh là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học 
sáng tạo của người thầy Tiểu học. Rèn đọc phải tinh tế, sáng tạo, hiệu quả nhưng 
phải gần gũi với thực tế cuộc sống của các em.
 V. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỎ CHỨC DẠY HỌC
 Để giúp cho học sinh có kĩ năng đọc tốt, tôi luôn nghiên cứu SGK, SGV tập 
đọc lớp 1. Đặc biệt tôi bám sát cuốn “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ 
năng các môn học lớp 1” để nắm chắc mục tiêu cần đạt sau bài dạy là gì ?
 Bên cạnh đó, tôi rất chú ý đến việc rèn đọc mẫu. Trước hết tôi đọc thầm để 
xác định cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng...Sau đó tôi đọc thành tiếng nhiều lần kết hợp 
nghe chính giọng của mình để xem cách đọc đó đã phù hợp chưa ? Trong quá trình 
rèn đọc mẫu kết hợp với kinh nghiệm dạy lớp 1 nhiều năm tôi đã dự kiến những 
lỗi phổ biến mà học sinh hay mắc phải khi đọc. Khi đã đọc đúng, đọc hay thì bản 
thân người đọc sẽ cảm nhận rõ hơn về nội dung của câu văn, đoạn văn mình đọc. 
Trên cơ sở bám sát mục tiêu bài dạy và SGK, tôi nghiên cứu rất kĩ câu hỏi định 
hướng để tìm hiểu nội dung bài.Từ đó tôi soạn hệ thống câu hỏi cụ thể và bám sát 
vào trình độ nhận thức của học sinh lớp mình dạy.
 Trong thực tế giảng dạy ,tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học 
đem lại hiệu quả rất lớn. Chính vì vậy tôi sưu tầm tranh ảnh trên mạng để làm tư 
liệu minh họa.
 Căn cứ vào mục tiêu bài dạy và trình độ nhận thức của học sinh lớp mình, 
tôi chủ động lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn học. 
Để tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh hoạt động tích cực tôi luôn thay đổi hình 
thức tổ chức học kích thích sự hứng thú, say mê học tập của các em. Đây là một số 
phương pháp mà tôi áp dụng trong khi dạy tập đọc.
 l. Phương pháp trực quan :
 Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lí lứa tuổi ở bậc tiểu học. Ở 
phương pháp này giáo viên dưa ra những bức tranh minh họa bằng vật thật cho
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
từng bài để phục vụ cho quá trình rèn đọc của học sinh kết hợp đọc hiểu và bước 
vào đọc diễn cảm tốt .

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hằng.pdf