Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 – Công nghệ giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 – Công nghệ giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 – Công nghệ giáo dục
Đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1- Công nghệ giáo dục” Năm 2017- 2018 PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Năm 2017 – 2018 tôi được phân giảng lớp Một/1 với sĩ số lớp 31 gồm 17 nam và 14 nữ (trong đó có 5 em tiếp thu chậm). Từ khi nhận lớp tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thấy được một số thực trạng như sau: - Nội dung kiến thức chương trình Công nghệ dài và khó, học sinh đọc chưa chuẩn. - Chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kỹ năng đọc. - Tuy có được sự quan tâm của phụ huynh về việc học tập của các em như: chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho các em đến lớp học tập, nhưng vẫn còn một số tồn tại sau: + Do bản thân các em đọc chậm, đọc sai mà lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa. Nhìn vào nội dung sách Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục thì số lượng kiến thức trong mỗi tiết học rất nhiều, mà yêu cầu học sinh phải đọc trơn các chữ sau khi học xong. Thời gian dành đọc trong mỗi tiết còn ít. + Phụ huynh chưa nắm rõ cách đọc mới của chương trình Công nghệ giáo dục nên còn lúng túng khi hướng dẫn các em học ở nhà. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 – Công nghệ giáo dục”. PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tốt tôi đã áp dụng những biện pháp sau: 1/. Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn. 2/. Hướng dẫn học sinh phát âm, học phần âm, vần. 3/. Giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh lẫn nhau. 4/. Giúp học sinh kiên trì trong giờ luyện đọc. 5/. Rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc. 6/. Tác động giáo dục. 7/. Tuyên dương, khuyến khích học sinh. PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1/ Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn xem thầy cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các Người Thực hiện: Nguyễn Thị Phương Mai 1 Đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1- Công nghệ giáo dục” Năm 2017- 2018 + Âm /n/: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài. Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêu cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm /l/ (đối với âm /n/, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được). Ví dụ: Học sinh sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần /ac/ đọc thành /at/, giáo viên cần hướng dẫn: + /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. + /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi. Ví dụ: Học sinh sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có hệ thống bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh) giáo viên cần hướng dẫn: - Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: (nghỉ - nhọ, cử - tạ , củ - sạ) + Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên. + Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu. - Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã (những – chá, mỡ - má, ghế gỗ - ngô ngố) + Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. + Những tiếng có thanh sắc: đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngắn, đọc nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao. Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Học sinh có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu. Do vậy ở giai đoạn học sinh học phần âm, tôi giúp học sinh nắm chắc 23 phụ âm và 14 nguyên âm của Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản (phụ âm) hay luồng hơi đi ra tự do (nguyên âm). Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc luôn được các tiếng đó. Ngoài ra tôi cũng hướng dẫn cho các em nắm vững các nguyên âm đôi như: /iê/, /yê/, /ia/, /ya/, /uô/, /ua/, /ươ/, /ưa/. Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần: phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). Người Thực hiện: Nguyễn Thị Phương Mai 3 Đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1- Công nghệ giáo dục” Năm 2017- 2018 - Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con học sinh có các tiếng không giống nhau. Em thì tiếng /ba/, em thì /ca/, em thì /da/,Mục đích của tôi muốn học sinh cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, tôi phải nêu thêm: “Đưa trở lại tiếng /ha/ vào mô hình”. Nêu tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới”. Các em đọc nối tiếp tiếng các em có, tôi viết lên bảng ở việc 1 (ha, hà, há, hả, hã, hạ). Chỉ vào các tiếng vừa viết cho học sinh đọc trơn, đọc kết hợp vỗ tay (cá nhân, nhóm, lớp). Tôi có thể nêu: “Thay nguyên âm /a/ bằng các nguyên âm đã học để có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, tôi viết lên bảng ở việc 1. Việc 3: Tôi yêu cầu học sinh đọc trơn bài ở việc 1 theo thứ tự và không theo thứ tự. Đọc sách Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục tôi thực hiện các thao tác sau: Thao tác 1: Trò tự đọc: đọc nhỏ, đọc bằng mắt. Thao tác 2: Đọc theo mẫu của thầy- đọc trơn. Thao tác 3: Đọc cá nhân để kiểm tra. Thao tác 4: Đọc theo tổ để củng cố. Khi chỉ vào các tiếng mới cho học sinh đọc ở bảng việc 1 (kể cả đọc tiếng khó ở việc 3) tuyệt đối giáo viên không đọc mẫu. Những tiếng nào học sinh không đọc được thì che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang. Nếu tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp học sinh nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc tiếng có dấu thanh. Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của các em thông qua các bài đọc ở các môn... từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh. Khi học sinh đã nắm chắc tất cả các âm đã học và ghi nhớ các chữ in thường thì việc đọc bài của học sinh ở sách giáo khoa dễ dàng. Tôi luôn hiểu rõ là dạy cho học sinh âm nào chắc âm đó. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng. Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua nghĩa, chương trình trước hết giúp học sinh nắm được Tiếng Việt trong mối quan hệ ngữ âm của nó. Tiếng là vật thật, chữ chỉ là vật thay thế. Cái mà học sinh lớp Một muốn nắm và cần phải nắm trước hết là “vật thật”. Khi nắm được “vật thật” một cách chắc chắn rồi thì các em mới có thể sử dụng nó trong học tập và giao tiếp. Khi đó nghĩa sẽ được các em nắm bằng nhiều con đường mà không cần giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp Một nắm chắc về Người Thực hiện: Nguyễn Thị Phương Mai 5 Đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1- Công nghệ giáo dục” Năm 2017- 2018 - Đọc trơn vần: /ay/ - Tương tự với vần /ây/. Với cách dạy phân tích, nhận diện như thế, nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh. Dạy vần /ay/ cho học sinh so sánh với vần /ai/, từ đây học sinh tìm ra giống nhau âm nào, khác nhau âm nào? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học: /ay/, /ây/. Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần. Việc 3: Tôi chọn viết những từ khó, hay nhầm lẫn lên bảng lớp để học sinh đọc. Tôi đọc mẫu, học sinh đọc theo cả 4 mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm). Đọc cá nhân, tổ, đồng thanh. Nếu cá nhân nào đọc không được tôi hướng dẫn đọc theo cơ chế tách đôi. Đọc bài trong sách giáo khoa tôi thực hiện theo quy trình sau: + Học sinh đọc thầm cả trang một lượt. + Giáo viên đọc mẫu cả trang một lượt (phát âm thật chuẩn, to, rõ ràng) từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. + Gọi học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh (khi đọc cá nhân các học sinh khác chỉ tay theo dõi bài bạn đọc. Giáo viên có thể gọi bất kì học sinh khác đọc nối tiếp để kiểm soát sự chú ý của học sinh.) + Giáo viên nghe, uốn nắn, sửa chữa học sinh kịp thời. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc. Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần, sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài. Và áp dụng xuyên suốt quy trình đọc và cách hướng dẫn học sinh đọc tôi nghĩ học sinh sẽ đọc rất tốt. Việc 4: Tôi áp dụng như ở phần dạy âm. 3/ Giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh lẫn nhau. Trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục trọng tâm là “thầy thiết kế - trò thi công”. Trong quá trình rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kỹ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kỹ năng ấy thường xuyên trong các Người Thực hiện: Nguyễn Thị Phương Mai 7 Đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1- Công nghệ giáo dục” Năm 2017- 2018 Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất tôi cũng dùng những lời động viện để khuyến khích các em (Ví dụ: “Em đã đọc tốt hơn hôm qua rồi, cố lên em nhé!”, “Em đã có tiến bộ nhiều hơn rồi, cô khen em!”...). Không chỉ khen những em đã đọc tốt hơn mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn đọc đúng, để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với công việc đó hơn. PHẦN IV: KẾT QUẢ Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp về việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục ở lớp đang dạy. Kết quả bước đầu từ thực nghiệm thực tế đến nay được kết quả như sau: Giai Đọc trôi chảy to, rõ Đọc chậm, không sai lỗi Đọc chậm , còn sai lỗi TSHS đoạn SL TL% SL TL% SL TL% GHKI 31 10 32,3% 15 48,4% 6 19,3% HKI 31 15 48,4% 13 41,9% 3 9,7% GHKII 31 20 64,5% 10 32,3% 1 3,2% 100% các em đã đọc được hết bài. Tuy nhiên vẫn có em đọc nhỏ, đọc chậm và có em còn sai lỗi, nhưng nhiều em đã có sự tiến bộ trong cách đọc cũng như số lượng mắc lỗi trong bài đọc của các em đã giảm. Từ kết quả đạt được, tôi thấy khả năng đọc của các em được nâng lên, học sinh hứng thú học tập, tạo không khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà học. Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy, tôi đã vận dụng sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh lớp Một để giúp các em đọc tốt, đọc chuẩn, đọc không sai lỗi. Tuy rằng các em đọc còn sai lỗi nhưng những biện pháp mà tôi đưa ra đã giúp em đọc tốt hơn phần nào, nhìn nhận ra lỗi đọc của mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý. Người Thực hiện: Nguyễn Thị Phương Mai 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_h.doc