Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Lê Dật

doc 15 trang sklop1 23/02/2024 2300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Lê Dật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Lê Dật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường TH Lê Dật
 1. Tên dề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC 
 SINH LỚP MỘT
 2. Đặt vấn đề:
 Như chúng ta đã biết việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không 
chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các 
kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia 
các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao 
tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy 
và năng lực tối ưu của mình.
 Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng , môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn 
luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc 
dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc thông ,viết 
thạo,không tái mù.Giúp các em nắm chắc luật chính tả,nắm chắc hệ thống cấu 
trúc ngữ âm tiếng việt. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn 
Tiếng Việt ở các lớp trên .Có đọc thông thì mới viết thạo .Kỹ năng đọc là sự 
khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học 
tập và trong giao tiếp .Cùng với kỹ năng viết , kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao 
là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập.
 Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói,đọc,viết. Và kỹ 
năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở 
các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư 
duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, 
câu , đoạn văn , bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các 
môn học khác. Mặt khác ở lớp một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, 
đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và 
các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn. Chính vì những lý do trên mà tôi 
chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp một”.
2. Cơ sở lí luận: 
 Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới 
chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ 
về:
 - Mục tiêu giáo dục.
 - Nội dung và phương pháp dạy học.
 - Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
 Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát 
triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá 
trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh 
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
 Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình 
thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ 
đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân 
môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc 
biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát 
triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm 
chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. 
 Là một GV trực tiếp giảng dạy ,Tôi nhận thấy ở lớp 1 hiện nay:
 * Thuận lợi:
 Giáo viên:
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn.Tổ 
chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đầy đủ tài liệu,phương tiện để nghiên cứu 
giảng dạy
 - Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường: Tổ chức thao giảng ,dự 
giờ hàng tháng,tổ chức những buổi học chuyên đề để thảo luận rút ra những ý 
kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
 Học sinh:
 - Ở độ tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, 
nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn.....
 - Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh 
,chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều 
kiện tốt cho con em mình đến lớp học tập.
 b/ Khó khăn
 - Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi còn gặp một số 
khó khăn sau:
 - Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên 
còn tự 
 làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời 
gian đầu tư
 - Trong thực tế giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã gặp không ít lúng túng 
khi tất cả HS vào lớp 1 đều chưa biết chữ cái , Trình độ HS nông thôn không 
đồng đều.
 - Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l / n ; r/d ; 
ch/tr. 
 - Đa số phụ huynh trong lớp là dân làm vườn không , chưa quan tâm đúng 
mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con 
em mình học bài, đọc bài ở nhà.
 * Phương pháp nghiên cứu :
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp quan sát , gợi mở,vấn đáp.
 - Phương pháp phân tích , tổng hợp.
 - Phương pháp trò chơi. GV đưa chữ h in thường ra gắn lên bảng và nói: Đây là chữ h in thường. 
Gồm một nét thẳng đứng và một nét móc xuôi. GV chỉ vào chữ h, học sinh đọc 
(cá nhân, nhóm, tổ, lớp)
 Khi dạy âm, xong phần giới thiệu chữ in thường. Tôi dùng chữ in thường 
đó gắn ngay một góc bảng .Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi 
âm mới.. Cứ như vậy,vào 15 phút đầu giờ,bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp ôn luyện 
đọc các âm GV đã gắn lên bảng . Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và 
đọc tốt hơn. Ở mẫu âm, bài nào cũng vậy Tôi đều luyện tập rất kĩ bước tìm 
tiếng mới (thay âm và thêm thanh để tìm tiếng mới). Mục đích của bước tìm 
tiếng mới là HS có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học, giúp học sinh đọc tốt 
hơn. Đối với bài dạy là phụ âm, bước tìm tiếng mới là thay âm chính bằng 
các nguyên âm đã học để có tiếng mới. Đối với bài dạy là nguyên âm, bước tìm 
tiếng mới là thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.
 Ví dụ: Dạy âm /o/
 - Khi HS đưa được tiếng /nho/ vàovbảng ghép. Tôi yêu cầu học sinh chỉ 
vào bảng ghép đọc.
 - Học sinh chỉ tay vào bảng ghép và đọc: /nhờ/ - /o/ - /nho/-/nho/, phần 
đầu /nhờ/, phần vần /o/.
 Cách đọc như thế giúp học sinh khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong 
bảng ghép tiếng tách thành hai phần.
 GV lệnh: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.”
 học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, GV viết lên bảng (bo, co, cho, 
do, đo,). GV chỉ cho H đọc các tiếng ;GV vừa ghi lên bảng (cá nhân, nhóm, 
lớp).
 Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con học sinh có các tiếng 
không giống nhau. Em thì tiếng /bo/, em thì /co/, em thì /do/,Mục đích của 
GV muốn học sinh cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, GV phải thêm 
lệnh: “Đưa trở lại tiếng /nho/ vào bảng ghép” (hoặc tiếng thanh ngang nào được 
chọn: /bo/ hay /co/ chẳng hạn.
 GV lệnh tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới” HS Viết xong chữ nào đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra. Chữ ghi 
tiếng thanh ngang phải là một khối đúc liền nhìn vào cả chữ và đọc trơn .Đọc 
trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn chữ có các thanh.
 Nếu HS nào yếu ,GV hướng dẫn HS Phân tích trên chữ quen gọi là đánh 
vần. 
 VD: 1. toàn /toan/ - / huyền/ - /toàn/.
 2. toan /tờ/ - /oan/ - / toan/ .
 3. oan /o/ - /an/ - / oan/ .
 Như vậy,GV hướng dẫn HS đọc các tiếng mà HS còn quên theo cơ chế tách 
đôi :
 *Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) - đọc trơn tiếng thanh ngang
 *Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp” thanh 
vào)
 Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm- thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt) vì đọc 
cả 4 mức độ là quá trình chuyển từ ngoài vào trong giúp học sinh dễ dàng ghi 
nhớ nên GV cần huấn luyện ngay từ đầu và làm quyết liệt.
 Mỗi khi HS đọc phân tích:GV quản lý việc học của học sinh (bằng miệng 
và bằng tay) giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và 
tiếng có thêm thanh.
 Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được 
làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh 
nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.
 Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân 
tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.
 VD: Học vần ay :
 1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ay : vần ay gồm 2 âm: âm a và 
âm y đứng sau .
 Vị trí âm trong vần: âm a đứng trước, âm y đứng sau.
 2/ Đánh vần vần ay : chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và 
đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần đọc câu, từ ,bài 
ứng dụng ,giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các 
em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội 
để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động 
của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, 
đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần 
tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ,rồi đọc 
câu,đọc cả bài....
 4.3.Dạy phần tập đọc
 Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh 
chậm tiến. Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ 
nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng 
nhận biết tốt. Còn học sinh chậm tiến, các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn 
chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và 
đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo 
viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em 
đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho 
các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học 
sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh 
vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế 
tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ. 
 VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa tiếng Việt 1)
 1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh 
vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:
 GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?
 HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh 
huyền.
 GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào? 
 HS: trờ - ương – trương – huyền – trường. thấy kỹ năng đọc của các em học sinh tiến bộ hẳn lên .HS học đến âm nào các 
em nắm chắc âm đó ,giờ học nhẹ nhàng thoải mái ,HS nắm chắc cấu tạo ngữ âm 
của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt,đảm bảo tốc độ theo yêu cầu.
 6. Kết luận 
 - Số học sinh chưa hoàn thành giảm dần trong năm học:
 Sĩ số Số học sinh đọc yếu
 học sinh Giữa kỳ I Cuối kỳ I Đến nay
 32 em 2 0 0
 Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn 
của cả GV và HS trong quá trình rèn luyện .
 7.Đề nghị 
 - Đối với nhà trường: Bổ xung thêm nhiều hình ảnh minh họa cho môn 
tiếng việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn
 - Đối với giáo viên: Phải nghiên cứu và nắm chắc bài dạy, phải thực sự yêu 
thương quan tâm gần gũi với các em và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong 
các buổi học để giúp các em ham học và yêu thích môn học.
 - Về phía học sinh: Có đầy đủ Sách TV, có bộ chữ in thường để luyện tập 
thêm, Có ý thức tự giác trong học tập . 
 8.Tài liệu tham khảo
 Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 
1. Các tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa lớp 1, Các Tham 
Luận dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Một.Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. 
Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một .Phần mềm dạy học 
Tiếng Việt . Sách báo , Các loại sách tham khảo, bổ trợ Tiếng Việt lớp 1. 
 Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của Tôi về việc hướng dẫn HS nâng cao chất 
lượng đọc trong các tiết dạy TV. Rất mong Tổ tư vấn và các thầy cô đồng 
nghiệp lớp 1 tham khảo góp ý, giúp Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện 
tốt trong việc dạy học ở những năm tiếp theo. 
 Đại chánh, ngày 10 tháng 12 năm 2019
 Người viết
 Nguyễn Thị Tiên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_h.doc