Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm, nhận thấy rằng việc học sinh học yếu, không hoàn thành chương trình lớp học đều xuất phát từ nguyên nhân là không biết đọc. Từ chỗ học sinh không biết đọc, dẫn đến không biết viết và không thể hiểu, không thể học được các môn khác. Trong suốt thời gian giảng dạy, tôi luôn luôn đặt ra những câu hỏi nguyên nhân học sinh đọc yếu từ đâu? làm thế nào để học sinh đọc tốt hơn? sử dụng những biện pháp gì?... Vì vậy mà tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Đó chính là điều thôi thúc tôi nghiên cứu sáng kiến này. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic, việc học Tiếng Việt sẽ giúp hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ học được cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn là bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học còn là chìa khóa để mở cửa cho các em đến với những môn học khác. Rèn luyện cho học sinh cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt. Kĩ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Cùng với kĩ năng viết, kĩ năng đọc giúp các em vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy cô giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình. 1 sinh lý của trẻ lớp 1 đã hình thành khả năng tư duy bằng tín hiệu, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ 6-7 tuổi khả năng phân tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đây các em có khả năng tập tách từ thành tiếng, thành âm và chữ. Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu, bài mà các em viết. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập. Các em đa số ngoan, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng. Có được sự quan tâm của một số phụ huynh về việc học tập của con em mình không khoán trắng cho nhà trường và giáo viên. Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. 2. Khó khăn 3 Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học chưa cao. Mặt khác việc học sinh phát âm chưa chính xác còn chiếm tỉ lệ khá cao thực tế nhiều em đọc còn ngọng, đọc sai dấu, đọc chưa chuẩn các phụ âm đầu, âm, vần. Kết quả cụ thể như sau: Kỹ năng đọc Tổng số Lớp Đọc Đọc sai Đọc sai phụ âm học sinh Đọc đúng ngọng dấu đầu, âm, vần 1D 29 3 3 11 12 1C 28 4 4 8 12 Qua việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của các em chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân sau: Một là: Một số em đọc không đúng do đặc trưng của vùng miền nơi các em sống chủ yếu phát âm sai : s / x, l / n, tr/ch và các dấu thanh “ hỏi / ngã ”. Hai là: Chưa ý thức được phải phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu nghĩa mà mình muốn diễn đạt. Ba là: Một số em khác khi đọc, đọc rất rõ ràng lưu loát nhưng tốc độ đọc lại quá nhanh hoặc quá chậm, có em thì đọc quá to hoặc quá nhỏ. Từ việc các em đọc chưa đúng dẫn đến tình trạng các em viết cũng chưa đúng. Bốn là: Do bản thân các em đọc sai lại chưa kiên trì, chưa tự giác luyện tập để sửa. Từ thực tế trên tôi suy nghĩ phải làm sao rèn năng lực đọc, tăng chất lượng đọc cho học sinh lớp mình phụ trách nhằm giúp các em học tập tốt hơn không chỉ ở phân môn Tiếng Việt mà còn làm cơ sở cho nhiều môn học khác. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp vận dụng cho học sinh lớp mình và đã có hiệu quả rõ rệt. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Biện pháp tác động giáo dục 5 rõ ràng, dứt khoát (không sai, không thừa, nhẹ nhàng nhưng không khoan nhượng). Tôi hướng dẫn học sinh làm quen và thực hiện theo các kí hiệu học tập một cách rõ ràng, cách lệnh đưa ra dứt khoát. Tôi quy ước các kí hiệu để hướng dẫn học sinh như sau: “B” học sinh lấy bảng; “S” học sinh lấy sách giáo khoa, “V” lấy vở em tập viết, kí hiệu theo 4 mức độ “ to - nhỏ - nhẩm - thầm (vẽ 4 hình vuông theo bốn mức độ); N2, N4 hoạt động đọc hoặc thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn. Tôi chỉ cần dùng nam châm gắn vào các kí hiệu đã viết sẵn trên bảng lớp, học sinh quan sát và thực hiện theo. Ngoài ra tôi còn sử dụng cách chỉ của thước, đặt thước ngang học sinh đọc phân tích, đặt thước dọc học sinh đọc trơn. Tôi hướng dẫn học sinh cách đọc nối tiếp hàng ngang, nối tiếp hàng dọc, khi nào đọc cả tổ, khi nào đọc đồng thanh, tất cả đều được quy định bằng các lệnh. Ví dụ: Ở bài học “Tách lời ra từng tiếng” giáo viên đưa ra câu thơ”: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Để giúp học sinh học được và thuộc các câu thơ trên thì tôi đã dùng các vật liệu thay thế như nam châm, mô hình hình vuông, hình tròn... Mỗi một nam châm, mô hình hình tròn, hình vuông... thay thế cho từng tiếng trong câu thơ sau đó cho học sinh luyện đọc theo to, nhỏ, nhẩm, thầm; luyện đọc nối tiếp cá nhân, nhóm, cả lớp. Khi học sinh đã nắm được các kí hiệu tôi chỉ giao việc 1 lần, câu lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao việc tôi đứng vị trí thích hợp để quan sát tất cả học sinh trong quá trình thực hiện. 3. Hướng dẫn học sinh cách phát âm, ghi nhớ âm, vần Trong dạy học Tiếng Việt, kĩ năng đọc là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu mà học sinh hướng tới. Để học sinh đọc tốt thì tôi đã hướng dẫn học sinh cách đọc qua cách phát âm, ghi nhớ âm, vần. Trước tiên để giúp học sinh ghi nhớ các âm tốt, tôi chú ý tới việc rèn kĩ học sinh cách ghi nhớ các âm qua việc phát âm. Khi phát âm tôi luôn cố gắng phát âm thật to rõ ràng, chuẩn xác để thông qua đó học sinh có thể tự mình phát âm và ghi nhớ được. Với những âm, vần dễ nhầm lẫn, tôi thường có sự so sánh, phân tích cụ thể khi phát âm ( môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi,...) Ví dụ: Khi dạy âm x/s, tôi hướng dẫn học sinh nắm rõ cách phát âm như sau: + Âm x: lưỡi ép sát răng, bật lưỡi cho hơi thoát ra, dứt khoát. 7 những âm, vần đã học cho em viết vào vở. Đây là một trong những phương pháp giúp cho giáo viên kiểm tra được trình độ của tất cả học sinh. Từ việc nắm chắc được các âm thì việc chuyển sang học phần vần, tiếng rất thuận lợi. Từ các âm mà học sinh đã được học giáo viên sẽ dễ dàng hình thành các mẫu vần rồi từ các vần đã học các em lại có thể tạo thành các tiếng qua việc thêm âm đầu. Khi dạy phần vần giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc được 4 mẫu vần cơ bản và cấu tạo của từng mẫu vần để khi đưa vào mô hình không bị sai. Ví dụ: Khi dạy vần “ai” Tôi thường cho học sinh nhận biết cấu tạo của vần “ai” gồm có âm chính là a , âm cuối là i ( ngắn). Với một số mẫu vần dễ nhầm lẫn, thì khi học phải có sự so sánh. Ví dụ: Khi dạy vần “ ay” + Giống nhau: đều có âm chính là a. + Khác nhau: vần ay kết thúc bằng âm cuối y ( y dài) còn vần ai thì kết thúc bằng âm cuối i ( i ngắn). + Phát âm: Âm a được ghép với i thì đọc ai (phát âm nhẹ) Âm a được ghép với y thì đọc ay (phát âm nặng, nhấn mạnh) Khi ghép với các âm trong bảng chữ cái ta được tiếng hoặc từ có nghĩa Vần ai: tai (chỉ bộ phận “tai”), Vần ay: tay (chỉ bộ phận “tay”) Khi rèn đọc cho học sinh, chú trọng luyện đọc cá nhân nhiều hơn, sau đó cho học sinh đọc theo nhóm, cả lớp vừa để củng cố vừa để kiểm tra xem em nào còn đọc sai, đọc yếu để kịp thời sữa chữa và rèn luyện. Đặc biệt khi hướng dẫn đọc, những tiếng nào học sinh không đọc được tôi thường dùng tấm bìa che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang. Nếu tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp học sinh nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó, từng bước như thế học sinh sẽ đọc được. Với việc áp dụng biện pháp này trong rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tôi thấy học sinh nắm chắc các âm, vần và từ đó giúp cho học sinh khi đọc bài tốt hơn, chất lượng đọc ngày càng được cải thiện. 4. Luyện đọc đúng, đọc có ngữ điệu a. Rèn cho học sinh đọc đúng Việc đọc đúng được tiến hành từng bước để chỉnh sửa, uốn nắn. 9 Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc các câu trong bài “ Họ nhà dế” SGK Tiếng Việt 1 – CGD , tôi tập trung rèn luyện cho học sinh đọc các câu sau và chỉ rõ những chỗ cần ngắt hơi, nghỉ hơi( Có kí hiệu /,//), một gạch là ngắt hơi, hai gạch là nghỉ hơi. “ Các anh dế trẻ đang độ khỏe /, đi nhanh /, ăn nhanh /, làm nhanh //. Có anh trẻ khỏe /, cư xử chẳng có văn hóa /, cứ vênh mặt /, nghênh ngang /, khệnh khạng //.” Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nên giọng đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt. Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em, tôi thường tổ chức cho các đọc nối tiếp các câu trong bài. Khi tổ chức hình thức này tôi thường quy định các em ngồi cùng dãy ( ngang, dọc ) tự động đọc, tôi có thể linh hoạt khi thì gọi em đầu tiên theo dãy dọc, lúc thì gọi em ngồi phía bên trái theo dãy hàng ngang. Bằng cách này tôi yêu cầu tất cả học sinh trong lớp phải chú ý bạn khác đọc. Cuối mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em thi đọc, đọc hay, đọc đúng để học thuộc lòng hai, ba câu thơ có trong bài thơ hoặc hai, ba câu văn có trong bài văn theo nhiều hình thức như cá nhân, tổ, nhóm. 5. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua các trò chơi học tập Trò chơi học tập là một trong những loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Ngoài việc tạo bầu không khí vui tươi thoải mái thì nó còn kích thích được trí tưởng tượng tò mò ham hiểu biết ở trẻ. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, đây là độ tuổi mà các em vừa học vừa chơi nên sự tập trung chú ý của các em thường không được kéo dài như ở các học sinh lớp trên. Vì vậy trong quá trình học tập việc lồng ghép các trò chơi học tập là rất cần thiết. Trong mỗi tiết day, tôi thường lồng ghép vào đó một số trò chơi như: trò chơi đi chợ, trò chơi chèo thuyền...Qua trò chơi đó, các em không chỉ thư giản mà còn có thể củng cố, khắc sâu kiến thức đã học tập của mình và kiểm tra kết quả học tập của bạn. Ví dụ: Trò chơi “ Chèo thuyền” Một bạn quản trò sẽ đứng ra tổ chức trò chơi, cả lớp cùng tham gia chơi. Mỗi học sinh được nhắc tên sẽ đọc tiếng có chứa âm hoặc vần của mình vừa học để cả lớp phân tích. Những bạn đọc đúng, phát âm chuẩn sẽ được tiếp tục “Chèo thuyền” (nêu tên bạn khác), bạn nêu chưa được sẽ bị phạt bằng các trò vận động nhỏ. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.docx