Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học kể chuyện

doc 26 trang sklop1 19/11/2023 6036
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học kể chuyện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học kể chuyện
 1
 PHẦN I: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo 
dục phổ thông GDPT 2018, thay sách giáo khoa lớp Một. Cũng giống như các 
môn học khác, môn Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào 
tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi 
nếu chỉ dạy cho học sinh (HS) những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, 
trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập 
sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương 
pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của HS. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen 
phấn trắng thì HS sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên 
(GV) không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng 
thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các 
hoạt động học tập. HS ở lớp Một còn rất nhỏ, vốn từ ngữ hạn chế; vốn sống 
đơn giản; hiểu biết về thế giới con người, thế giới tự nhiên còn hạn hẹp nên 
khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn 
đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ.
 Việc đến trường là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời các em. Các 
em rất ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên, các hiện 
tượng về đời sống con người và biết bao lĩnh vực nhận thức khác. Một lời nói 
sâu sắc, một câu chuyện kể hấp sẽ dẫn gây nên một tiếng vọng trong tâm hồn 
các em và tạo cho các em những tiền đề thuận lợi trong việc hình thành nhân 
cách, hình thành những tình cảm đạo đức cao cả như tình cảm gia đình, tình yêu 
Tổ quốc và đặc biệt giúp các em vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các 
vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt.
 Nhìn chung, các em học sinh lớp Một có nhu cầu cao trong việc giao tiếp 
với người lớn (đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo) và với bạn cùng lớp. Các em 
hay làm theo thầy cô giáo, bạn bè và những gì mà các em yêu thích. Có khá 
nhiều trường hợp các em học sinh lớp Một thực hiện các nhiệm vụ mà thầy cô 
giáo yêu cầu ở trường cần mẫn hơn cả việc thực hiện các yêu cầu do cha mẹ đề 
ra. Ngược lại, nếu GV không chú ý tới tính hưng phấn cao về cảm xúc của đối 
tượng học sinh lớp Một thì rất dễ làm cho các em nảy sinh những biểu hiện tiêu 
cực trong học tập và nhân cách, gây nên những hậu quả lâu dài có khi theo suốt 
cuộc đời một con người.
 Kể chuyện là một kiểu bài có tầm quan trọng giống như các kiểu bài khác 
trong môn Tiếng Việt. Các tiết Kể chuyện đáp ứng nhu cầu được nghe kể 
chuyện của học sinh, đồng thời có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, 
tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn hai kĩ năng nghe, nói cho các em. 3
Một trong Chương trình GDPT 2018. Đó chính là lí do khiến tôi quan tâm đầu 
tư nghiên cứu, thực hiện và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp dạy học Kể 
chuyện lớp Một “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong 
giờ học kể chuyện" thông qua một số giải pháp cụ thể như sau:
 Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy kiểu bài 
Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Giải pháp 2: Phân loại HS theo nhóm năng lực học ngay từ những tiết học 
đầu tiên.
 Giải pháp 3: Người giáo viên cần trau dồi nghệ thuật kể chuyện để 
phát huy hiệu quả của từng tiết dạy.
 Giải pháp 4: Cách khai thác học liệu điện tử để tạo hứng thú cho các em 
trong giờ học Kể chuyện.
 Những giải pháp thực hiện mà sáng kiến chỉ rõ đã giúp giáo viên và học 
sinh khai thác hết giá trị của các phương tiện dạy học hiện đại (sách giáo khoa 
điện tử, máy tính, màn hình ti vi có kết nối mạng Intrnet), tiết kiệm thời gian cho 
GV trong quá trình thiết kế bài giảng. Đặc biệt những giải pháp trên đã giúp HS 
vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, tạo môi trường 
học tập thân thiện, vui vẻ, biết hợp tác và chia sẻ.
 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
 * Điều kiện áp dụng sáng kiến:
 - Đối với giáo viên: Đạt trình độ chuẩn đào tạo; Nắm vững được đặc 
điểm tâm sinh lí của HS lớp Một để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy 
cho học sinh cái gì, dạy như thế nào? Tích cực chủ động đổi mới phương 
pháp dạy học.
 - Ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho GV dạy học chủ động, sáng 
tạo để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ học Kể chuyện cho học sinh.
 - Sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh.
 * Thời gian áp dụng sáng kiến: 
 - Năm học 2021 - 2022: Nghiên cứu, đề ra một số giải pháp và áp dụng 
vào thực tế về “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong 
giờ học kể chuyện". 
 * Đối tượng áp dụng sáng kiến: 
 Học sinh lớp Một - Trường Tiểu học TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
 3. Nội dung sáng kiến
 * Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đề ra một số giải pháp
nhằm tạo hứng thú cho HS lớp Một trong giờ Kể chuyện. Nhằm phát huy năng 
khiếu, sở trường của mỗi HS trong mỗi giờ học qua việc các em được tham gia 
vào các hoạt động học tập cũng như việc phối hợp với phụ huynh tổ chức quay 5
giúp HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, bồi 
dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho các em.
 Cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của Tiếng Việt 
sẽ là hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế 
giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Tiếng Việt ở trường Tiểu 
học được dạy và học thông qua các kiểu bài: Học vần, Tập viết, Chính tả, Kể 
chuyện, Tập đọc, Góc sáng tạo, Tự đọc sách báo, ôn tập. Trong đó kiểu bài Kể 
chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt. Vì nó là kiểu bài mang tính 
thực hành tổng hợp của tất cả các kiểu bài thuộc môn Tiếng Việt. Chính vì thế, 
dạy và học kiểu bài Kể chuyện là một vấn đề tương đối khó ở Tiểu học nói 
chung và ở lớp Một nói riêng. Kiểu bài kể chuyện đòi hỏi các em kĩ năng quan 
sát tỉ mỉ, cách kể chi tiết, diễn cảm và sáng tạo nhằm nêu lên các đặc điểm của 
sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp 
(tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động như thật 
khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ được.
 Với mong muốn giúp HS phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo trong giờ học Kể chuyện, kết hợp với các kĩ thuật dạy học đa dạng, tôi 
mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Kể 
chuyện” 
 2. Cơ sở lí luận
 2.1. Cơ sở khoa học
 Trong thời gian những năm đầu của các em, làm cách nào để tạo được hứng 
thú qua môn học là đề tài rất trăn trở. Đó là cơ sở đầu tiên để đưa trẻ em hình thành 
và phát triển nhân cách con người để bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn lứa tuổi của 
học sinh lớp Một, ở lứa tuổi này các em tiếp tục diễn ra sự phát triển tâm sinh lí ở 
mức độ cao hơn, khả năng tri giác của học sinh lớp Một mang tính chất đại thể ít đi 
sâu vào chi tiết, không mang tính chủ động. Trẻ em luôn hứng thú về một cái gì đó 
nhưng hứng thú biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Mỗi xúc động của các 
em lại kích thích đến cảm xúc và mỗi cảm xúc lại ảnh hưởng đến tri giác một cách 
khác nhau. 
 Việc các em tham gia vào hoạt động kể chuyện và nghe kể cũng là một trong 
những hình thức để tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Một điểm quan trọng trong sự 
phát triển tâm sinh lí của HS lớp Một là sự tưởng tượng. Giàu sức tưởng tượng là 
thuộc tính của trí tuệ gắn với năng lực hiểu biết của các em. Lứa tuổi các em đặc biệt 
là lớp đầu cấp, có thể nói đó là mảnh đất phì nhiêu để bồi đắp trí tưởng tượng cho 
con người. HS lớp Một thường nói lên những điều quá sự thật với niềm tin ngây thơ, 
những biểu hiện trên đều nằm trong sự tưởng tượng. Hoạt động tưởng tượng phải 
dựa trên nền tảng liên tưởng dựa trên sự ghi nhớ các sự vật hiện tượng. Ý thức được 
vai trò của trí tưởng tượng phong phú của lứa tuổi học sinh lớp Một và sự hấp dẫn 7
 Thứ tư: Nhằm đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ 
thông mới “Chuyển đổi từ phương thức dạy học định hướng nội dung sang dạy 
học định hướng phát triển năng lực”. 
 Thứ năm: Học sinh lần đầu tiên được tiếp cận với công nghệ thông tin qua 
các video, tranh ảnh và các tài liệu khác của học liệu điện tử.
 2.4. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến
 - Nâng cao kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học
 - Học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học
 - Lớp thực nghiệm: lớp 1C 
 - Lớp đối chứng: lớp 1D
 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo 
dục phổ thông 2018 và cũng là năm đầu tiên HS, GV dạy lớp Một được tiếp cận 
với bộ sách giáo khoa mới – sách Cánh Diều nên còn gặp khá nhiều những băn 
khoăn, trăn trở trong quá trình dạy - học. 
 Về phía HS: Các em học sinh lớp 1 vừa rời trường Mầm non để bước vào 
môi trường học tập hoàn toàn mới nên các em nhút nhát, rụt rè và chưa chủ động 
trong học tập.
 Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn 
từ nên các em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè.. Bên cạnh 
đó là sự nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp với thầy cô và các bạn. Đó cũng là 
một rào cản khiến các em chưa thực sự hứng thú trong giờ học Kể chuyện.
 Ở giai đoạn đầu năm học do chưa đọc thông viết thạo nên chưa đọc được 
các câu hỏi tìm hiểu nội dung mỗi bức tranh, phần lớn phải nhờ sự trợ giúp của 
thầy cô.
 Về phía GV: Sách giáo khoa được xem như một ngữ liệu, nhằm giúp học 
sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định, cũng theo lẽ đó sách giáo khoa 
không còn là pháp lệnh như trước đây. Tuy vậy, GV chưa mạnh dạn trong việc 
thay đổi ngữ liệu, hay sử dụng các tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự được triển 
khai theo hướng mở và sáng tạo; mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. Nói 
cách khác, việc bóc tách ngữ liệu trong chuỗi hệ thống kiến thức của sách giáo 
khoa đã được Bộ giáo dục và đào tạo thẩm định hay việc lựa chọn nội dung thay 
thế để giảng dạy và học tập ở lớp Một gặp nhiều khó khăn.
 Đặc biệt là làm thế nào để dạy học Kể chuyện theo định hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực cho học sinh thì GV cũng còn nhiều lúng túng.
 Một số GV rất ngại đổi mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy, khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho bài 
giảng còn gặp nhiều khó khăn. 9
 Ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp, học sinh phải kể lại được từng đoạn câu 
chuyện theo tranh.
 Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể trước đây là các văn 
bản truyện trong SGV Tiếng Việt 1 rất ngắn gọn. Các truyện đều được chia 
đoạn, mỗi đoạn được thể hiện trong SGK bằng một bức tranh. Mỗi truyện có từ 
4 đến 6 tranh. Dưới mỗi tranh có 1 đến 2 câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để giúp học 
sinh nhớ các nhân vật, tình tiết của câu chuyện. Trong SGK điện tử Tiếng Việt 1, 
có 14 truyện được chuyển thể thành phim hoạt hình. Đây là một hình thức thiết 
kế rất sáng tạo của sách giáo khoa điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong 
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tiết kể chuyện. Mặt khác, thiết kế này 
rất phù hợp với đặc điểm tâm lí HS lớp Một. Vì vậy, khi dạy học tiết kể chuyện, 
GV có thể sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, màn hình ti vi có 
kết nối Internet để khai thác học liệu điện tử, cho HS xem các video này thay 
cho lời kể. Thông qua các video kể chuyện, giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, tạo 
môi trường học tập thân thiện, các em cảm thấy “ được học mà chơi – được chơi 
mà học”. Các câu chuyện không được chuyển thể thành phim hoạt hình thì cũng 
được thiết kế bằng một video lời kể với giọng kể truyền cảm, gần gũi, thể hiện 
được đặc điểm của mỗi nhân vật trong câu chuyện.
 ( Tham khảo tài liệu: Tập huấn giáo viên Theo sách giáo khoa lớp 1 
Cánh Diều – Môn Tiếng Việt )
 4.1.2.2. Nghiên cứu phương dạy môn Tiếng Việt – Kiểu bài Kể chuyện 
 Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt nói chung và kiểu bài Kể 
chuyện nói riêng được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng 
lực. Chính vì thế mà mỗi giáo viên cũng cần phải thay đổi phương pháp sao cho 
phù hợp. 
 Quá trình dạy học là quá trình linh hoạt, không mang tính một màu và có 
tính mở. Vì thế mà mỗi GV cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn 
cảnh của mỗi lớp để chủ động lựa chọn, điều chỉnh hoặc bổ sung phương pháp 
cho phù hợp.
 a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài
 - Quan sát và phỏng đoán (khai thác kênh hình): GV cho học sinh quan 
sát tranh ảnh minh họa. HS quan sát tranh, nói tên các nhân vật trong tranh. Dựa 
vào nội dung tranh, đoán nội dung câu chuyện. GV dẫn dắt để giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu vắn tắt câu chuyện, tạo hứng thú cho HS.
 Ví dụ: Khi dạy kể chuyện Bài 20 “Đôi bạn” – SGK Tiếng Việt 1, trang 40
 Để dẫn dắt học sinh vào câu chuyện, giáo viên đọc cho học sinh nghe bài 
thơ “Đôi bạn”. (Từ xa xưa thuở nào; trong rừng xanh sâu thẳm; Đôi bạn sống 
bên nhau; Bê vàng và dê trắng; Một năm trời hạn hán; Suối cạn cỏ héo khô; Lấy 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc