Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1

doc 14 trang sklop1 29/02/2024 1930
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1
 Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
 KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
 A MỞ ĐẦU
1. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Đọc là một hoạt động của lời nói là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có 
dấu thanh chính vì vậy sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học, 
được viết, được vui chơi cùng bạn bè. Đọc nhằm nêu lên những biện pháp nhằm hình 
thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh. Xuất phát từ 
quan điểm chung của ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đã và đang 
tiến hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. 
Mặt khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học 
chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo 
dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, trong đó kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học 
sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp là chìa 
khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện 
nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo.. Từ đó, các 
em có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình. 
 Ở lớp 1các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết,. Kĩ năng 
đọc rất quan trọng, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em 
đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp 
trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, 
hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Nếu các em đọc không được 
thì các em không viết được, không hiểu được văn bản và không thể học tốt các môn 
khác trong chương trình bậc học. Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu là rất quan 
trọng, lớp 1 là lớp “nền móng” nên rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 càng quan trọng 
hơn. 
 Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một là nhu cầu cấp thiết, đó cũng là sự phản hồi của 
kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó giúp học sinh nhận biết các 
con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần 
thành tiếng và đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn 
v..v 
 Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn 
yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm 
chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý 
của tiếng, từ, câu, bài mà các em viết.
 Từ đó, thông qua hoạt động đọc giúp học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên 
nhiên, về đất nước, về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán 
của dân tộc trên đất nước mình và trên thế giới. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa 
rất to lớn
ở Tiểu học. Nên nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là
một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Chính vì
vậy, là một giáo viên giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề này. Nên tôi đã
lực chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh lớp 1” 
2. MỤC TIÊU:
 Mục tiêu môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh:
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 1 Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
 5.1. Phương pháp chính: Phương pháp hỏi đáp, đàm thoại mở, học nhóm, thi đọc, 
thăm dò ý kiến về đọc đúng, luyện tập, nêu gương.
 5.2. Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp điều tra. Đọc tài liệu. 
 5.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1.
 5.4. Phương pháp trắc nghiệm. 
 5.5. Cơ sở nghiên cứu: Trường tiểu học Hiếu Thành. Tập thể lớp 1/5.
 B NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Học sinh lớp 1 đã chuyển từ giai đoạn hoạt động vui chơi ở mẫu giáo, sang giai 
đoạn hoạt động học tập. Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động lớn đến tâm 
lý của trẻ. Những hiểu biết về về tâm sinh lý của trẻ lớp 1 đã hình thành khả năng tư 
duy bằng tín hiệu, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Từ đây các em có khả năng tập 
tách từ thành tiếng, thành âm và chữ. Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết. Có 
đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới 
học tốt được các môn học khác. 
 Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Tình 
trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách thức về phương 
pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Trên thực tế, nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh 
không có điều kiện để học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhân loại. 
Vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn.
 Rèn đọc tốt cho học sinh chính là công cụ tốt nhất để các em học tốt các môn khác. 
Đó chính là hành trang theo các em vào đời. để rèn đọc tốt cho học sinh đòi hỏi người 
giáo viên dạy lớp 1 phải có một phương pháp dạy tốt, lòng say mê nghề nghiệp và sự 
nhiệt tình, bền bỉ để giúp các em đọc tốt, đọc hay.
2. THỰC TRẠNG:
 2.1.Thuận lợi:
 - Năm học 2019 – 2020, tôi được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp Một/5. Tổng 
số học sinh là 19 em trong đó có 8 nữ, bố trí tại điểm Kinh B. Gia đình học sinh phần 
lớn sống bằng nghề nông.
 - Bản thân đã được tập huấnvề chương trình Tiếng Việt 1- CGD
 - Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (nhận xét bài thường 
xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục).
 - Học sinh gia đình ở gần trường được gia đình quan tâm đến việc học của các em.
 - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của 
lớp, của nhà trường. Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp Một. Học 
sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập. 
 - Được sự giúp đõ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự 
giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra 
những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy
 2.2. Khó khăn:
 - Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 3 Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
Nhóm 1: Nét xiên: \ Nét xiên phải 
 / Nét xiên trái
Nhóm 2: Nét móc: Nét móc xuôi
 Nét móc ngược
 Nét móc hai đầu
Nhóm 3: Nét cong: Nét cong phải
 Nét cong trái 
 Nét cong kín
Nhóm 4: Nét khuyết: Nét khuyết trên
 Nét khuyết dưới
 Nét thắt
 3.2.2. Phần học âm:
 Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể 
ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần cho nên giáo viên phải phát âm 
chuẩn để học sinh phát âm theo. Chỉ phát âm một lần, nhưng phải rõ ràng, chính xác. 
Đối với các em còn chậm, cần quan tâm chú trọng đến các em nhiều hơn. Nếu các em 
phát âm sai, giáo viên phải phát âm lại 2 -3 lần, để giúp các em sửa chữa và nắm được, 
nắm chắc các âm đó. Dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng 
nghe. Ở đây giọng đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và phát âm có mối quan 
hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. 
Lỗi học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân:
 + Nguyên nhân chủ quan: như nói lắp, nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm sinh. 
 Ví dụ: s/x: sẻ/xẻ; sả/xả; sò/xò; sơ sơ/xơ xơ;...
 + Nguyên nhân khách quan: do cách phát âm của phương ngữ địa phương tạo cho 
các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ.
 +Ví dụ: vần /ân / đọc thành vần /anh/; “cân bàn” đọc thành “canh bàn”; có em đọc 
vần /anh/ thành vần /ân/; “đi nhanh” đọc thành “đi nhân”; “để dành” đọc thành “ để 
dần”;...Để sửa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm 
và ý nghĩa từ. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều 
lần.
 + Khi học sinh phát âm sai giáo viên phát âm lại và yêu cầu những em sai thực 
hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 + Có thể gọi học sinh đọc tốt hướng dẫn bạn. Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” 
và “gi”:
 + Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra 
mạnh, dứt khoát.
 + Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi trên, cho 
hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có 
thể kéo dài. Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”.
 + Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên.
 + Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm vào chân 
răng.
 + Giáo viên làm mẫu chậm (hoặc gọi những học sinh có năng khiếu phát âm), yêu 
cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm theo.
 *Ví dụ: trả /chả (trả giá/giò chả); sấu/xấu (cá sấu/xấu xí);...
 - Hướng dẫn học sinh nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm (thông qua việc phát 
âm), để đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng đúng. Tránh nhầm lẫn khi đưa tiếng 
vào mô hình (phần đầu là phụ âm, phần vần bao giờ cũng là nguyên âm).
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 5 Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
 Ví dụ 5: Tiếng /bàn/ các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: 
/bàn/ /ban/ - /huyền/ - /bàn/, nếu không đọc được nữa, cho học sinh phân tích tiếng 
/ban/ /bờ/ - /an/ - /ban/, không đọc được nữa thì gợi mở cho các em đọc vần /an/ /a/ - 
/nờ/ /an/ hoặc nhớ lại các nét cơ bản cấu tạo nên /b/ và /an/. Nắm được cơ chế đó các 
em sẽ đọc được dù bất kể tiếng nào. Riêng vần có đủ các thành phần (mẫu 4) có hai 
cách đánh vần như sau:
 Ví dụ : Vần /oang/
 + Cách 1: /oang / /oa /- /ngờ/ /oang/.
 + Cách 2: /oan/ /o/ - /ang/ /oang/.
 Cách đánh vần có chứa nguyên âm đôi (iê, ươ, uô)
 + iê : /yên/ /yê /- /nờ/ /yên/.
 + ươ ; /ương/ /ươ/ -/ngờ/ /ương/.
 + uô ; /uông/ /uô/ - /ngờ/ /uông/.
 3.2.4. Phần đọc
 Đối với chương trình Tiếng Việt 1 - CGD quyển tập 1 không yêu cầu giải nghĩa từ 
và
 tìm hiểu nội dung bài đọc. Sang quyển tập 2 - 3 học sinh đọc, giải nghĩa một số từ và 
kết 
hợp tìm hiểu nội dung bài đọc. Nên yêu cầu quan trọng nhất đối với TV1 - CGD là học 
sinh đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài. Học sinh nắm âm để tìm và ghép vần, 
ghép âm với vần tạo thành tiếng. Chương trình TV 1 - CGD khác với chương trình 
hiện hành yêu cầu học sinh vẽ mô hình tiếng, đưa tiếng vào mô hình, đọc trơn, đọc 
phân tích. Cũng chính từ việc đọc phân tích nên học sinh nắm chắc cấu tạo của âm, 
vần, tiếng. Đọc đúng giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật 
ngôn từ. Đọc đúng giúp các em nói, viết, sử dụng ngôn từ một cách trong sáng có nghệ 
thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học 
sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ chỗ đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn 
tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn (ngắt, nghỉ đúng nhịp, vần thơ, câu 
văn, đọc cao giọng, nhấn giọng để biểu đạt cảm xúc,...). Hướng dẫn học sinh đọc theo 
từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc.
 * Đọc thể thơ:
 Ví dụ 1:
 + Đọc bài “Con cò mà đi ăn đêm; TV1 - T3/Tr58
 + Hướng dẫn để học sinh phát hiện được cách ngắt, nghỉ như sau: đối với dòng thơ 
6 chữ ngắt theo nhịp 2/4; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4.
Con cò /mà đi ăn đêm /
Đậu phải cành mềm / lộn cổ xuống ao.//
 Ví dụ 2:
 + Bài: Con gà cục tác lá chanh”; TV1 - T3/Tr37
 + Học sinh đọc và phát hiện được cách ngắt như sau: đối với dòng thơ 6 chữ ngắt 
theo nhịp 2 /2/ 2; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4.
Con gà / cục tác / lá chanh /
Con lợn ủn ỉn / mua hành cho tôi.//
 * Đọc văn xuôi:
 Ngoài việc hướng dẫn đọc đúng từ, cụm từ, ngắt hơi sau các dấu phẩy, nghỉ hơi 
sau dấu chấm. Cuối câu hỏi học sinh phải biết lên giọng, nhấn giọng những từ để hỏi.
 Ví dụ 1:
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 7 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_ren_doc_cho_hoc_sinh_lo.doc