Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1

doc 27 trang sklop1 22/11/2023 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1
 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
 “ Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp Một ”
I. Lý do chọn đề tài
 Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn 
ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện 
tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách 
con người.
Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: 
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà 
nói cho vừa lòng nhau”
 Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao 
tiếp hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”.
Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về 
nhiều lĩnh vực: “Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”.
Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, 
chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”.
 Ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã 
được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những 
ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã 
áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
 Trước mục tiêu lớn của nền giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục nói 
chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã được toàn xã hội quan tâm. Đảng và 
nhà nước ta khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Vậy muốn có hệ 
thống giáo dục quốc dân phát triển mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 
và xu thế toàn cầu hoá, chúng ta cần có một nền tảng vững chắc đó là bậc Tiểu 
học, cho nên nhà nước ta đã chỉ đạo xây dựng chương trình Tiểu học mới 
(Chương trình Tiểu học 2000) trong đó bộ môn Tiếng Việt Tiểu học có thể nói 
là môn học "công cụ" có tính chất chủ công mà thứ công cụ này học sinh chỉ bắt 
đầu được học ngay từ lớp 1.
 Thật vậy chương trình Tiếng Việt lớp 1 chiếm tỷ trọng 50% thời lượng dạy 
và học (11/ 22 tiết trong 1 tuần).
 Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới có nhiều ưu việt tập trung 
rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Kiến thức được hình thành và 
cung cấp qua hoạt động giao tiếp tự nhiên của chính các em trong môi trường 
học tập và sinh hoạt hàng ngày trên lớp cũng như ở nhà. Muốn giao tiếp tốt cần 
rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Bởi vậy chương trình Tiếng Việt 1 đã 
 1/27 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
được đọc, giúp các em trình bày tốt nhất trong khi viết và tất cả những cái đó sẽ 
được tác động chính vào cuộc sống của các em.
 Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để 
nghiên cứu để tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một”. 
Góp phần giúp học sinh lớp Một có kĩ năng nói một cách tốt nhất. 
II. Mục đích nghiên cứu:
 Đánh giá thực trạng trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một ở 
trường tôi đang dạy. Từ đó, đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất 
lượng nói và phát triển nhân cách cho học sinh.
III. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
 - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
 - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh 
lớp Một.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của kĩ năng nói.
 - Nghiên cứu thực trạng công tác rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một ở 
trường tôi trong điều kiện giáo dục hiện nay.
 - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng nói.
V. Phạm vi nghiên cứu:
 - Lĩnh vực nghiên cứu: Lí luận dạy học tiểu học
 - Địa bàn nghiên cứu: trường Tiểu học tôi đang dạy.
 - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Giáo viên và học sinh lớp Một trường 
Tiểu học tôi đang dạy.
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017- 2018
IV. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
* Phương pháp thử nghiệm
 3/27 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức 
học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.
 - Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt 
Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy Tiếng việt và 
truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp 
phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng 
thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
 Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đạt hiệu quả chúng ta 
cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng bộ các vấn đề sau:
2. Căn cứ vào đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học
 Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư 
duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi trẻ 
trong giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong 
trường hành động: tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác 
(phối hợp hoạt động của các giác quan). Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến 
hành các hành động để phân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật, các hình ảnh về 
sự vật. Về bản chất, trẻ chưa có các thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác 
trí óc bên trong.
 Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích, 
khái quát, so sánh... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến 
hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực, chưa 
thoát ly khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát 
triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các 
hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác 
về chúng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
1. Rèn nói một cách có ý nghĩa.
 Là nói với sự hiểu biết của chúng ta về một kinh nghiệm hay về một sự 
kiện nào đó mà người nghe hiểu được điều chúng ta muốn nói.
2. Rèn học sinh nói có hiệu quả.
 Trong thực tế hai kĩ năng nghe nói đi liền với nhau. Làm thế nào để HS tự 
tin hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong sự trình bày, phát biểu suy nghĩ, ý tưởng 
của mình trước người khác?
 - Luyện cho học sinh kĩ năng nghe và đáp lời, nói những câu rõ ràng, 
mạch lạc trong giao tiếp, khi trả lời câu hỏi trong bài học.
 - Luyện cho học sinh cách hỏi bằng những câu hỏi để có thể hiểu chính 
xác hơn nội dung khi nghe chưa rõ.
 5/27 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
 III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC 
 SINH LỚP MỘT TRONG CÁC GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT
1. Thuận lợi:
 1.1.Giáo viên:
 Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ 
chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho 
học sinh tiểu học cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, 
giảng dạy.
 Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng 
tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những 
ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
 Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có 
nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng 
giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó 
khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như năng lực và 
phẩm chất.
 1.2.Học sinh:
 Ở độ tuổi 6 - 7 của học sinh lớp Một. Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng 
lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên 
khen thưởng vv.
 Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ 
huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên, 
mà tích cực phối hợp với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: 
Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều 
kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
2. Khó khăn
 Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số 
khó khăn sau:
 2.1. Giáo viên:
 Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn 
tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian 
đầu tư.
 Xét về nguyên nhân chủ quan đầu tiên cần phải kể đến là quan niệm của giáo 
viên, một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú 
trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học Tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt 
động nói của học sinh quá ít. Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh tham gia 
 7/27 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
(Chủ đề về bản thân bé, bạn bè xung quanh, ba mẹ, ông bà, những sinh hoạt thông 
thường của các em : phim hoạt hình, đọc truyện, nhà trẻ, chuối, bưởi, vú sữa )
 - Một số em đã biết trả lời câu hỏi một cách đầy đủ, nhưng đó mới là một số ít em.
 - Chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu đến 
lúc trình bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. Một số 
trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được 
theo ý mình là vì sao có, vì sao không ?
 - Còn ỷ lại hoặc nói theo các bạn chứ chưa chịu khó tự tìm ra câu trả lời 
hay cho chính mình.
 - Một số em đến lớp chưa chú ý nghe giảng, chưa tập trung trong các giờ 
để việc tiếp thu bài đạt hiệu quả.
 - Một số phụ huynh chưa thực sự sát sao trong quá trình học tập của con em 
mình. Khi học sinh ở nhà các bậc phụ huynh không uốn nắn cho các em kĩ năng 
nói, kĩ năng trả lời câu hỏi. Học sinh ở vùng nông thôn ít được tiếp cận với môi 
trường xã hội hiện đại nên vốn ngôn ngữ có được cũng hạn chế.
 Trước những vấn đề đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh tại lớp 
tôi đầu năm học 2017 - 2018 và thu được kết quả như sau:
 * Bài tập khảo sát: 
Bài 1: Phần luyện nói bài 17: u – ư. Chủ đề Thủ đô
 Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Em biết thủ đô của nước mình tên là gì? Ở thủ đô có những gì? Hãy kể 
cho cô và các bạn nghe.
 9/27 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Để giúp học sinh trong lớp mình dạy rèn luyện kĩ năng nói và phát triển 
khả năng diễn đạt ý phong phú, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau: 
1. Xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề luyện nói.
 Muốn luyện nói và diễn đạt ý được tốt thì trước tiên phải xác định rõ chủ 
đề luyện nói trong bài ngày hôm nay là cái gì ? học sinh phải nắm chắc được tên 
bài luyện nói để dựa vào đó để có được sự định hướng tốt nhất cho phần hướng 
dẫn mà giáo viên đưa ra. Đó chính là những gợi ý thiết thực nhất phục vụ cho 
quá trình luyện nói và diễn đạt ý của học sinh. Để từng học sinh có thể được 
cùng luyện nói và không đi lạc với chủ đề.
 -Với phân môn Học vần ở tập 1, ở tiết 2 có phần luyện nói giáo viên nên 
chia khoảng thời gian là 10 phút. 
 Ví dụ bài 55, tiết 120 eng, iêng. Có thể chia:
Hoạt động 1: Luyện đọc – 10 phút
Hoạt động 2: luyện nói – 8 phút
Hoạt động 3: luyện viết – 12 phút
Ví dụ: Trong chủ đề Nói lời xin lỗi
 Nếu giáo viên khai thác quá sâu sẽ dẫn sang việc dạy Đạo đức chứ không 
phải phần luyện nói trong bài.
Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi phù hợp như: 
 + Em chỉ kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã 
cảm ơn ai đó và về điều gì? 
 + Em cần nói cảm ơn trong những trường hợp nào?
 11/27

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_noi_cho.doc