Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

docx 10 trang sklop1 24/01/2024 2410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
 Mã số
 - Tên sáng kiến: “Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong 
môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1”
 - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến này được đưa ra, nghiên cứu và 
thực hiện trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt để rèn kĩ năng đọc cho học 
sinh lớp 1.
 - Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Huế - Tổ trưởng chuyên môn Tổ 1
 - Đơn vị công tác: : Trường TH& THCS Trung Mỹ.
 Trung Mỹ, tháng 02/2020
 1 Từ những tồn tại mà tôi gặp phải khi dạy môn tiếng Việt cho học sinh lớp 
1.Tôi đã nhận thức sâu sắc được vai trò của việc rèn các kĩ năng đọc cho học sinh 
lớp 1 qua môn Học tiếng Việt. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp 
rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 mà tôi đã áp dụng và thấy có hiệu quả.
 Phương pháp 1: Cung cấp cho học sinh hệ thống các chữ cái
 Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự 
miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các kí hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi 
ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi 
người khi học chữ thì việc học bảng chữ cái là việc đầu tiên là hết sức quan trọng. 
 Đối với các em lớp 1, việc học bảng chữ cái Tiếng Việt là vô cùng quan 
trọng, nếu các em không thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, các em sẽ gặp rất nhiều 
khó khăn trong việc đọc, viết và có thể gây khó khăn cho các em trong cả việc học 
các môn khác.
 Để học sinh có thể đọc được thành thạo, giáo viên cần cung cấp cho các em 
hệ thống các chữ cái tiếng Việt.
 Tiếng Việt có 29 chữ cái, mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in lớn và 
nhỏ. Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư 
và 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê - iê, ua - uô, ưa – ươ. Bảng chữ cái, 
tiếng Việt có phần lớn các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất: b, t, v, s, x, 
r Có 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ cái ghép lại: ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh. 
Có một phụ âm được ghi bằng ba chữ cái: ngh 
 Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh nhớ được các chữ cái, 
biết phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau, từ dễ đến 
khó. 
 Phương pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn
 Hướng dẫn học sinh cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu đòi 
hỏi người giáo viên cần có hiểu biết, kinh nghiệm và kĩ năng tốt. Muốn đọc đúng 
thì trước hết cần phải hướng dẫn cho học sinh cách phát âm chuẩn bằng cách phát 
hiện và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 3 Âm n: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi
 Âm l: lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đẩy phía hai bên rìa lưỡi
 Vần an - ang: bàn - bàng, hàn - hàng, làn gió - buôn làng
 Vần uôi- ui: nuôi- nui, quả chuối - chúi về phía trước, tuổi thơ - tủi thân
 Vần ao - au: ngôi sao - phía sau, con báo - kho báu,...
 Vần ăn - ăng: ăn năn- siêng năng, thợ lặn- yên lặng, .
 * Khuyến khích học sinh phát hiện và sửa sai cho nhau
 Hoạt động dạy - học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác: 
giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh. Mỗi tiết học diễn ra 
nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, 
không phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời bầu không khí lớp 
học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên.
 Trong quá trình rèn phát âm cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm 
đến mỗi quan hệ tương tác giữa học sinh - học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc 
rèn cho các em có kĩ năng nghe - nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho 
mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành 
thói quen, tạo nề nếp học tập tốt.
 * Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm
 Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát âm 
theo. Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Giáo viên đã tiến 
hành sửa từng âm
 Ví dụ:
 - Sai phát âm /p/ (pờ) thành /b/ (bờ). (p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về 
mặt cấu âm, môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, 
/b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, giáo viên đã hướng dẫn học sinh 
đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm 
vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi 
phát ra.
 Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. 
Yêu cầu học sinh làm lại nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ",.
 5 hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày dành thời gian hợp lý cho việc 
luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyên phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát. 
 - GV phân loại HS thành các nhóm đối tượng sau:
 + Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu
 + Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình
 + Nhóm 3: Gồm những học sinh khá
 + Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi
 Trong quá trình tổ chức cho các em luyện đọc, giáo viên yêu cầu các em 
thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc nối tiếp theo hàng ngang, theo dãy 
bàn, theo cặp hoặc nhóm để rèn kĩ năng đọc tốt hơn. Trong khi học sinh luyện đọc, 
giáo viên cần chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 Phương pháp 3: Tạo không gian lớp học thoải mái, phù hợp 
 Không gian lớp học là khung cảnh của lớp học với việc xắp xếp, bố trí các 
hình khối, các khoảng trống đối với màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng khí và 
tầm bao quát. Không gian lớp học là cái nhìn bao quát về một phòng học. Galton 
(1999) đã nhấn mạnh rằng cảm giác tốt về chỗ mình học sẽ khuyến khích học sinh 
học tập và có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của các em nói chung trong đó có 
môn Học vần, đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp khi mà việc duy trì chú ý, hứng 
thú học tập của các em chưa cao.
 Đối với giáo viên, việc xây dựng và sắp xếp phòng học để tạo điều kiện tốt 
nhất cũng như thuận lợi cho việc dạy và học thu hút học sinh là nhiệm vụ quan 
trọng. Để làm tốt được việc đó, giáo viên đã có ý tưởng xây dựng phòng học từ chỗ 
ngồi của học sinh, giáo viên, chỗ để sách vở... sao cho đạt hiệu quả và tiết kiệm. 
Khu vực sắp xếp bàn ghế của học sinh là khu vực trung tâm, quan trọng nhất của 
phòng học. Có nhiều cách sắp xếp bàn ghế của học sinh phù hợp với giờ Học vần 
như hình chữ U, V, O... Từ các hình chữ U, V, O có thể di chuyển bàn ghế sắp xếp 
chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng để tổ chức dạy học theo các hình thức 
khác nhau: dạy học chung cả lớp, luyện đọc cá nhân, thực hành theo nhóm nhỏ, 
 7 - Giáo viên đã biết vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp, hình 
thức tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
 - Khả năng thiết kế, tổ chức các trò chơi đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
 c) Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
 - Về phía nhà trường Tiểu học
 - Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức hoạt động học tập trong nhà trường.
 - Tin tưởng và tạo điều kiện để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong thiết kế 
và tổ chức các hoạt động học tập.
 - Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt nhất 
để đạt được chất lượng dạy học.
 - Về phía giáo viên lớp 1 trong trường Tiểu học
 -Nắm chắc mục tiêu, đặc điểm, quy trình, hình thức tổ chức của từng 
dạng bài. Trên cơ sở đó mới sử dụng các biện pháp đúng mục đích và hiệu quả.
 - Có thể linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp với học sinh của 
mình trong quá trình dạy học thực tiễn.
 - Về phía học sinh: 
 + Có ý thức tự học, khi học xong dạng bài cần có ý thức tự luyện tập lại cho 
thành thạo.
 + Tích cực , chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức .
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu 
có)
 Một số biện pháp mà tôi vừa đưa ra có khả năng áp dụng đối với đối 
tượng là giáo viên, học sinh khối lớp 1 của các trường tiểu học trong huyện, trong 
tỉnh.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_ki_nang_doc_tro.docx